{title}
{publish}
{head}
Nhiều người dân trong một xóm nhỏ của thôn Húc Nghì, xã Húc Nghì, huyện Đakrông, nhiều năm nay phải vật lộn trong khốn khổ với căn bệnh suy thận nặng. Là những người đồng bào dân tộc Vân Kiều ở một địa phương vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn như Húc Nghì, căn bệnh hiểm nghèo này đã đẩy họ vào ngõ cụt...
Chị Hồ Thị Thủy có hoàn cảnh vô cùng khó khăn vì phải chạy thận nhiều năm nay - Ảnh: Đ.V
Ngôi nhà đầu tiên chúng tôi đặt chân đến là của chị Hồ Thị Thủy (38 tuổi) - bệnh nhân suy thận nặng ở cấp độ 5 - và 3 đứa con đang tuổi ăn tuổi học.
Chị Thủy được xem là người bị suy thận có hoàn cảnh bi đát nhất. Vén cánh tay trái với những cục u lớn do nhiều năm lấy ven truyền thuốc và lọc thận, chị Thủy với gương mặt nhợt nhạt, rơm rớm nước mắt kể về sự bất hạnh của mình.
Năm 2017, trong một lần đi khám bệnh, chị được phát hiện bị suy thận nặng và do thận không còn chức năng tự đào thải nên từ đó, mỗi tuần chị phải về Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh chạy thận hai buổi (vào thứ 3 và thứ 7).
Cuộc sống dựa vào nương rẫy vốn đã khó khăn, nay lâm vào căn bệnh hiểm nghèo nên gia đình chị rơi vào cảnh kiệt quệ.
Nhưng chưa hết, vào năm 2018, chồng chị Thủy trong một lần chở chị ra cầu treo Đakrông để bắt xe về bệnh viện chạy thận, lúc trở về bị tai nạn không qua khỏi. Sự ra đi của anh khiến chị Thủy và 3 đứa con (lần lượt học lớp 12, lớp 7 và lớp 4) rơi vào cùng cực.
“Hiện nay cuộc sống sinh hoạt, ăn uống và điều trị bệnh của tôi cùng các con chủ yếu dựa vào số tiền khoảng 3 triệu đồng bảo trợ xã hội. Mỗi tháng tôi về Đông Hà 4 lần để chạy thận. Khỏe thì tự chạy xe máy về, lúc đau yếu thì nhờ anh trai hay chị dâu chở về, tiền xăng, tiền ăn cũng tốn nhiều nên hầu như chạy thận xong là trở lên ngay trong ngày”, chị Thủy kể.
Do điều kiện khốn khó, ăn uống kham khổ nên hiện sức khỏe của chị Thủy ngày càng yếu đi. Sau nhà chị Thủy mấy chục mét, chị Hồ Thị Phăn (40 tuổi) cũng đang vật lộn từng ngày với căn bệnh thận giai đoạn suy nặng.
Chị Phăn buồn bã: “Tôi sống chung với cảnh uống thuốc nắm, chạy thận theo tuần từ 5 năm nay rồi. Khổ lắm nhưng cũng phải cố chịu, đến được mô hay đến đó thôi”.
Năm 2016, sau khi sinh đứa con út, chị Phăn bị liệt toàn thân. Theo chẩn đoán ban đầu, bác sĩ nói chị bị hạ Kali trong máu và đã điều trị khỏi. Tuy nhiên cách đây khoảng 5 năm, khi đi khám bệnh thì chị phát hiện suy thận mãn tính cấp độ 5. Do phát hiện muộn, chức năng thận đã quá kém nên chị buộc phải chạy thận. Cũng do ốm đau, gia đình lâm vào cảnh khốn khó nên người chồng của chị Phăn đã bỏ mấy mẹ con để trở về quê từ nhiều năm nay.
Chị Phăn trước đây làm nghề nấu rượu nuôi heo để nuôi 3 đứa con (hiện hai con đã lớn và đi làm, con út học lớp 3), nhưng nay sức khỏe yếu nên chị đành bỏ nghề. Mỗi tuần vào thứ 3 và thứ 7, chị Phăn đều đặn bắt xe qua nhiều chặng mới về được BVĐK tỉnh để chạy thận. Mỗi lần đi về, dù tiết kiệm tiền xe đò, ăn uống cũng tốn khoảng 200 nghìn đồng.
Ở trong xóm còn có chị Hồ Thị Hình và chị Hồ Thị Đồng (38 tuổi) bị suy thận khá nặng. Mong các tấm lòng hảo tâm hướng sự giúp đỡ đến những trường hợp này để giúp các gia đình vượt qua cơn khốn khó.
Đức Việt
*Mọi sự ủng hộ các nhân vật trong bài viết xin gửi đến Báo Quảng Trị, 311 Hùng Vương - thành phố Đông Hà (ĐT: 0919001317) hoặc chuyển vào tài khoản: Báo Quảng Trị, số TK: 0771000000456 tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam-Chi nhánh Quảng Trị hoặc gửi trực tiếp về các gia đình theo địa chỉ: Bà Hồ Thị Thủy; Hồ Thị Phăn; Hồ Thị Hình; Hồ Thị Đồng, thôn Húc Nghì, xã Húc Nghì, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị.
QTO - Thời gian qua, việc áp dụng mức đóng góp của người tham gia cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết...
QTO - Vĩnh Linh được xem là một trong những địa phương đi đầu ở tỉnh Quảng Trịtrong thực hiện công tác dân số nhiều năm qua. Bằng việc triển khai đồng bộ...
QTO - Trước nhu cầu không ngừng đảm bảo và nâng cao chất lượng cơ sở vật chất trường, lớp phục vụ dạy học, việc kêu gọi nguồn lực xã hội hóa đã thu hút...
QTO - Ở tuổi 18, em HOÀNG HÀ LINH, cựu học sinh Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn vừa ghi tên mình vào cuốn sách “Tờ hoa - Những bài văn của học sinh giỏi quốc...
QTO - Ngay lần đầu gặp mặt, nữ Bí thư Xã đoàn Hồ Thị Kim Cúc đã để lại ấn tượng với chúng tôi bởi duyên ăn nói của một cô gái Vân Kiều, giọng nhỏ nhẹ nhưng...
QTO - Năm 2024, kỷ niệm 70 năm truyền thống Vĩnh Linh. Nhớ lại những năm tháng anh dũng chiến đấu cũng như cống hiến xây dựng quê hương giữa thời bình,...
QTO - Chiến dịch K8 đưa hàng vạn học sinh Vĩnh Linh, các vùng Gio Linh, Cam Lộ đang sơ tán tại Vĩnh Linh ra các tỉnh miền Bắc cách đây gần 60 năm về trước...
QTO - Trong ký ức của người dân Vĩnh Linh hôm nay, K8 là một cụm từ thiêng liêng mà khi nhắc đến ai cũng trào dâng niềm xúc động, bồi hồi với những kỷ niệm...
QTO - Xác định chỉnh trang đô thị là yêu cầu quan trọng để xây dựng thành phố văn minh, ngày càng phát triển, Đông Hà đang triển khai nhiều giải pháp đồng...
QTO - Nằm ở miền Tây huyện Vĩnh Linh, thị trấn Bến Quan từ một nông trường quân đội vừa phòng thủ chiến đấu, vừa sản xuất, đến nay đã mang vóc dáng của một...
QTO - Những năm qua, huyện Vĩnh Linh chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là thực hiện có hiệu quả Đề án “Nâng cao chất lượng nguồn nhân...
QTO - Đến giờ, trong nhiều ngôi nhà ở huyện Vĩnh Linh và Triệu Phong, câu chuyện về kế hoạch 15, gọi tắt là K15 vẫn được các cụ ông, cụ bà kể cho con cháu....