
{title}
{publish}
{head}
(TTO) - Sáng 15-10, TAND TP.HCM đã mở phiên tòa xét xử vụ nhận hối lộ của ông Huỳnh Ngọc Sĩ, nguyên phó giám đốc Sở Giao thông vận tải kiêm giám đốc Ban quản lý dự án đại lộ Đông - Tây và môi trường nước TP.HCM. Theo cáo trạng, số tiền ông Sĩ nhận hối lộ từ các quan chức của Công ty PCI Nhật Bản lên tới 262.000 USD.
Bị cáo Huỳnh Ngọc Sĩ tại phiên tòa - Ảnh: Minh Đức |
Bị cáo Huỳnh Ngọc Sĩ - Ảnh: Minh Đức |
TAND TP.HCM đã dành cả hai phòng xử lớn nhất của tòa cho phiên tòa xét xử ông Huỳnh Ngọc Sĩ. Phiên xử diễn ra tại phòng A nhưng chỉ có hội đồng xét xử, bị cáo, các luật sư và nhân chứng ngồi tại phòng này. Hơn 30 phóng viên các cơ quan báo chí được bố trí ngồi tại phòng xử B theo dõi vụ án qua truyền trực tiếp.
“Không nhận, không sai”
Ngay sau khi được tòa hỏi có ý kiến gì về nội dung cáo trạng truy tố, ông Huỳnh Ngọc Sĩ lắc đầu: “Tôi phản bác toàn bộ cáo trạng. Cáo trạng buộc tội tôi chỉ dựa vào những lời khai của các quan chức PCI là không có căn cứ”. Suốt quá trình thẩm vấn tại phiên tòa, điệp khúc “họ khai không đúng”, “tôi không sai” được ông Sĩ liên tục thể hiện trong phần trả lời hội đồng xét xử.
Cáo trạng của Viện KSND tối cao xác định trong quá trình tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát dự án đại lộ Đông - Tây, các quan chức của PCI đã thống nhất chủ trương đưa hối lộ để được trúng gói thầu này. Khoản tiền hối lộ được duyệt theo tỉ lệ phần trăm của giá trị hợp đồng. Công ty PCI đã xác định “mục tiêu” để tiếp cận, thỏa thuận chung chi tiền hối lộ để trúng thầu chính là ông Huỳnh Ngọc Sĩ.
Tòa hỏi ông Sĩ: “Có thương lượng huê hồng với các quan chức PCI hay không?”, ông Sĩ đáp: “Không”. Tòa công bố lời khai chi tiết việc chung chi cho ông Huỳnh Ngọc Sĩ của các ông Sakano Tsuneo (trưởng văn phòng đại diện PCI tại Việt Nam khai tại hồ sơ do cơ quan tố tụng của Nhật chuyển qua sau khi xét xử các quan chức PCI về vụ đưa hối lộ để trúng thầu dự án tại Việt Nam) và Sakashita Haruo (giám đốc dự án đại lộ Đông - Tây của PCI). Sau đó, tòa hỏi ông Sĩ có ý kiến gì về lời khai của các quan chức PCI này, ông Sĩ nói: “Họ khai không đúng. Tại cơ quan điều tra tôi đã nhiều lần đề nghị được đối chất với những người này nhưng không được chấp thuận”. Ông Sĩ khẳng định không tiếp xúc riêng với các quan chức Nhật Bản bao giờ, có gặp một số quan chức tại khách sạn Norfolk nhưng không nhớ rõ gặp ai.
Tòa cũng công bố lời khai của các quan chức PCI nói sau khi thỏa thuận khoản tiền phải chung chi, họ được ông Sĩ cung cấp bản tiêu chí đánh giá hồ sơ thầu, nhờ đó PCI được thắng thầu. Ông Sĩ cũng phản bác lời khai này, cho rằng các quan chức PCI đã vu cáo ông.
Theo tài liệu của Viện kiểm sát và cơ quan điều tra, các quan chức của PCI đã thỏa thuận chung 11% giá trị hợp đồng (tương đương 1,7 triệu USD) cho ông Sĩ để được giao gói thầu tư vấn giám sát. Về vấn đề này, ông Sĩ tiếp tục trả lời với tòa: “Họ khai không đúng”. Tòa hỏi: “Vì sao bị cáo đề nghị cho chỉ định thầu gói tư vấn giám sát đối với PCI mà không qua đấu thầu như dự án Chính phủ phê duyệt?”. Ông Sĩ đáp: “Việc chỉ định thầu là do thỏa thuận giữa hai bên để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. Nếu phải thông qua đấu thầu thì dự án có thể kéo dài thêm từ tám tháng đến cả năm”. Tòa cho mời ông Lê Quả lên thẩm vấn. Ông Lê Quả tiếp lời ông Sĩ: “Nếu tôi là giám đốc, tôi cũng đề nghị chỉ định thầu vì đó là điều tốt nhất. Họ đã tư vấn thiết kế thì nên để họ giám sát luôn”.
“PCI rút tiền, nhưng chắc gì đưa cho tôi”
Theo hồ sơ của cơ quan điều tra, lần giao 262.000 USD chỉ là một trong số bảy lần mà người của PCI giao tiền theo thỏa thuận với ông Sĩ (tổng số tiền huê hồng của hai hợp đồng đến 2,6 triệu USD), diễn ra ngày 28-5-2003. Trong lần giao tiền này, phía PCI Nhật Bản đã cử ông Takasu Kunio (nguyên giám đốc điều hành PCI) bay từ Nhật qua để trực tiếp giao tiền cho ông Sĩ. Trước đó, PCI đã chuyển tiền từ quỹ PCI từ Nhật Bản qua tài khoản của văn phòng PCI TP.HCM. Sau khi chuẩn bị đủ tiền, ông Sakano và Takasu đã đến giao tiền cho ông Sĩ ngay tại phòng làm việc của ông Sĩ.
Nghe tòa công bố những lời khai này, ông Sĩ lại lắc đầu: “Hoàn toàn không đúng”. Tòa hỏi: “Cơ quan tố tụng đã thu thập được nhiều tài liệu về việc chuyển tiền, rút tiền của PCI trùng khớp với thời điểm họ đến phòng làm việc của bị cáo, bị cáo nghĩ sao?”. Ông Sĩ: “Họ rút tiền là chuyện của họ, đâu có thể khẳng định họ rút tiền là đưa hối lộ cho tôi”.
Tòa chất vấn: “Ông Takasu chỉ đến Việt Nam một lần để đưa tiền cho bị cáo, khi điều tra ông này nhận dạng chính xác hình ảnh của bị cáo, còn vẽ được cả sơ đồ phòng làm việc của bị cáo nữa”.
Ông Huỳnh Ngọc Sĩ đáp: “Hình của tôi thì báo chí đăng đầy từ khi dự án được khởi công, nhất là khi xét xử vụ cho thuê nhà thì hình tôi nhiều lắm, ông Takasu nhận dạng được là bình thường thôi”. Còn việc ông Takasu vẽ được sơ đồ phòng làm việc của ông Sĩ, ông Sĩ nói điều đó rất bình thường, vì ban quản lý dự án cho PCI thuê một số phòng làm trụ sở đặt văn phòng nên nhân viên của PCI biết phòng làm việc của ông Sĩ cũng... bình thường.
Trong phần thẩm vấn, Viện kiểm sát công bố lời khai của ông Takasu với nội dung: lúc ông này cùng ông Sakano ôm túi tiền đến phòng ông Sĩ, ông Sĩ không cho ông Takasu vào phòng vì là người lạ, chỉ cho ông Sakano vào. Ông Takasu phải ôm túi tiền đứng chờ trước cửa, đến khi ông Sakano giới thiệu thì ông Sĩ mới mở cửa, cho vào. Theo đại diện Viện kiểm sát: “Việc bị cáo không thừa nhận là quyền của bị cáo, vấn đề đánh giá chứng cứ sẽ do hội đồng xét xử quyết định”.
Hôm nay phiên tòa bước sang phần tranh luận.
3 cựu quan chức PCI không có mặt Chỉ có sáu nhân chứng có mặt trong tổng số 13 người được tòa triệu tập. Trong số đó có ông Lê Quả, nguyên phó giám đốc Ban quản lý dự án đại lộ Đông - Tây và môi trường nước TP.HCM (ông Quả đang thi hành bản án 5 năm tù trong vụ sai phạm cùng với ông Sĩ cho PCI thuê một phần trụ sở của ban quản lý dự án đã được xét xử trước đó). Ba cựu quan chức của PCI Nhật Bản, những người đã có lời khai về việc thỏa thuận chung chi, đưa hối lộ cho ông Huỳnh Ngọc Sĩ, không có mặt tại tòa. Ba luật sư bào chữa của ông Sĩ đã đề nghị hội đồng xét xử phải triệu tập ba quan chức này, đồng thời triệu tập thêm nhiều người khác như: đại diện UBND TP.HCM (chủ đầu tư dự án), đại diện Ban quản lý dự án đại lộ Đông - Tây... Ông Huỳnh Ngọc Sĩ cũng đề nghị tòa triệu tập đại diện Bộ Kế hoạch - đầu tư, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ. Tuy nhiên sau khi hội ý, hội đồng xét xử không chấp nhận những đề nghị của luật sư và ông Huỳnh Ngọc Sĩ. Theo hội đồng xét xử, các nhân chứng vắng mặt (trong đó có ba cựu quan chức của PCI) không ảnh hưởng tới phiên tòa vì trước đó họ đã có lời khai trong hồ sơ. Riêng yêu cầu của luật sư về việc đề nghị triệu tập bà Phan Thị Lịch Sa, vợ của ông Huỳnh Ngọc Sĩ, thì tòa chấp nhận. Tòa ra quyết định triệu tập bổ sung bà Sa với tư cách người liên quan trong vụ án. |
CHI MAI
QTO - Theo phản ánh của người dân thôn Thái Mỹ, xã Hiền Thành, huyện Vĩnh Linh cho rằng có dấu hiệu thiếu minh bạch trong việc triển khai chương trình xóa...
QTO - Hôm nay 20/5, Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo (Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị) đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về hành vi “tàng trữ...
(TTO) - 16 dân làng đã đồng lòng giết chết một người vô tội chỉ vì tin rằng người này có bùa chú thư yểm. Chuyện không thể tin được này xảy ra đầu năm nay ở xã Tân Khánh Hòa,...
Trước đó, qua theo dõi, vào lúc 8 giờ sáng cùng ngày các “hiệp sĩ” thuộc CLB Phòng chống tội phạm P.Phú Hòa đã bắt quả tang Bảo đang bẻ kính chiếu hậu xe du lịch hiệu Toyota...
Sau đó, ông Võ Mỹ Phấn (41 tuổi, cha của Nguyệt) vào TP.HCM thăm con, được Nguyệt đưa 64 tờ USD giả về Phú Yên tiêu thụ. Ông Phấn đã đưa cho cháu là Võ Minh Phụng (20 tuổi, ở...
(VnExpress) - 6h sáng nay, hàng chục phóng viên trong nước và quốc tế đã có mặt tại TAND TP HCM để theo dõi phiên xử ông Huỳnh Ngọc Sĩ, cựu giám đốc BQL dự án Đại lộ Đông -...
(VnExpress) - Bị cấp sơ thẩm phạt 9 năm tù về tội “hiếp dâm trẻ em”, Nguyễn Châu Thanh kháng cáo xin giảm án. Trước tòa và đông đảo người dự khán, ông lão từng nhận nhiều bằng...
(TTO) - Ngày 13-10, Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Công an Hà Nội bắt quả tang vụ “rút ruột” công trình xây dựng trường Tiểu học Tân...
Ngô Quang Trưởng, Vũ Văn Luân, Nguyễn Thế Việt, Trần Văn Khoa, Ngô Chí Huẩn, Bùi Quốc Huy, Đỗ Hoàng Sơn, Nguyễn Thế Mạnh, Lều Ngọc Hà và Đỗ Quang Lợi. Những bị can này đã ra...
Theo kết luận thanh tra, ông Lam đã thu phí đường sắt Phú Yên, thu tiền nước sạch nông thôn không nộp vào Kho bạc Nhà nước huyện từ tháng 12.2006-2007… rồi chiếm đoạt với số...
(VnExpress) - Sau gần 2 năm mất tích, thi thể anh Hoàng Văn Tý được phát hiện dưới mương. Cảnh sát nghi ngờ, nạn nhân đã bị sát hại.
(VnExpress) - Bị cảnh sát truy đuổi vì giật túi xách của phụ nữ, chúng cầm bình xịt hơi cay, rút súng bút ra đe dọa. Cảnh sát cơ động buộc phải nổ súng khống chế hai tên cướp.