Cập nhật: Thứ 3, 11/08/2015 | 00:17 GMT+7

Xây dựng thương hiệu nông sản

(QT) - Dựa vào điều kiện tự nhiên cùng với chính sách ưu tiên phát triển nông nghiệp, trong những năm trở lại đây huyện Cam Lộ (Quảng Trị) đã chú trọng xây dựng những vùng chuyên canh cây trồng theo hướng tập trung, nâng cao chất lượng, tạo ra những sản phẩm nông sản mang thương hiệu đặc thù của vùng đất Cam Lộ trù phú.

Sản phẩm tiêu Cùa được bày bán tại Siêu thị Co.op Mart Đông Hà

Tại Hội chợ Nhịp cầu xuyên Á năm 2015 vừa được tổ chức tại thành phố Đông Hà, nhiều sản phẩm nông sản xuất xứ từ Cam Lộ thu hút sự chú ý của người tham gia hội chợ như tiêu Cùa, tinh bột nghệ, cao lá vằng, rượu dâu… Để có được những sản phẩm nông nghiệp mang tính đặc trưng, chính quyền địa phương đã chủ động phối hợp một số doanh nghiệp và nhà khoa học như: Công ty cổ phần Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị, Công ty Cổ phần gỗ MDF VRG Quảng Trị, Công ty TNHH MTV Từ Phong, Nhà máy chế biến tinh bột sắn Cam Lộ và Trường Đại học Nông lâm Huế cùng liên kết “4 nhà” trong phát triển nông nghiệp. Các sản phẩm được xây dựng thương hiệu khi đưa ra thị trường đều được người tiêu dùng quan tâm và đánh giá cao. Bước đầu thiết lập được kênh phân phối, tiêu thụ ổn định góp phần kích thích sản xuất, chế biến, khai thác tiềm năng lợi thế đất đai, nâng cao thu nhập cho người dân. Quá trình triển khai các dự án xây dựng thương hiệu đã góp phần thay đổi nhận thức của người dân từ sản xuất manh mún, nhỏ lẻ sang sản xuất theo hướng tập trung, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm. Để lấy lại vị thế tiêu Cùa, huyện Cam Lộ xây dựng đề án phục hồi vườn tiêu và huy động các doanh nghiệp, tổ chức đồng hành cùng nông dân trồng tiêu trên địa bàn triển khai giải pháp cải tạo những vườn tiêu bị dịch bệnh, già cỗi, năng suất thấp. Từ đề án này, người trồng tiêu ở đây được chính quyền địa phương hỗ trợ xây dựng hạ tầng, hướng dẫn kỹ thuật canh tác, thu hoạch nâng cao chất lượng sản phẩm; doanh nghiệp hỗ trợ về vật tư, xây dựng nhãn hiệu, nhờ vậy các vườn tiêu được phục hồi nhanh chóng, từ đó sản xuất ra sản phẩm tốt hơn, ổn định thị trường tiêu thụ. Tính đến nay trên địa bàn huyện đã trồng mới và trồng phục hồi 84,3ha, nâng diện tích hồ tiêu toàn huyện lên trên 340 ha, đạt 68,1% kế hoạch (kế hoạch 500ha). Mô hình phục hồi cho năng suất cao hơn so với tập quán trồng tiêu của người dân từ 4-6 tạ/ha. Với sự đầu tư của Công ty cổ phần Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị, sản phẩm tiêu đen vùng Cùa được vinh danh bằng giải thưởng “Chất lượng quốc tế thế kỷ” tại Giơ- ne- vơ, Thụy Sỹ; tổ chức Roots of Peace (ROP) tại Việt Nam với dự án phát triển nông nghiệp bền vững tại tỉnh Quảng Trị đã đưa những sản phẩm từ những Câu lạc bộ trồng tiêu bền vững trên địa bàn huyện Cam Lộ chào hàng, giới thiệu các loại tiêu đen, tiêu trắng, tiêu đỏ tại Mỹ, hướng đến thị trường xuất khẩu. Ngoài tiêu, vùng Cùa còn được nhiều người biết đến với sản phẩm đặc sản cao lá vằng. Xã Cam Nghĩa có trên 50 hộ gia đình chuyên sản xuất cao lá vằng, tạo việc làm thường xuyên cho trên 100 lao động địa phương. Nhờ chế biến cao lá vằng, cuộc sống của người dân ở đây được cải thiện. Trung bình mỗi hộ dân tham gia sản xuất cao lá vằng có thu nhập từ 7-10 triệu/tháng. Hiện tại, đầu ra sản phẩm cao lá vằng khá ổn định, giá từ 110.000-120.000 đồng/kg. Đặc biệt, sau khi HTX dịch vụ hồ tiêu Cùa xúc tiến xây dựng thương hiệu, nhãn mác, sản phẩm cao lá vằng trở thành đặc sản nổi tiếng có mặt trên thị trường của nhiều tỉnh, thành trong nước. Những năm gần đây lạc được xem là cây trồng mũi nhọn của huyện Cam Lộ, hiện diện tích lạc ở đây khoảng 950ha, sản lượng đạt từ 1.500-2.000 tấn/năm. Cùng với việc công tác quy hoạch, xây dựng chiến lược phát triển vùng lạc, thử nghiệm sản xuất giống và các biện pháp canh tác tiến bộ, xen canh có hiệu quả trên vùng lạc huyện Cam Lộ có nhiều chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho vùng lạc, thực hiện các chính sách hỗ trợ liên kết giữa sản xuất-chế biến-tiêu thụ sản phẩm. Theo ông Trần Văn Lương, Chủ nhiệm HTX nông nghiệp Quật Xá, xã Cam Thành, việc ứng dụng khoa hoạc kỹ thuật tiên tiến vào canh tác, năng suất lạc trên địa bàn đã tăng từ 10-12 tạ/ha lên trên 30 tạ/ha. Cùng với chính sách khuyến khích, hỗ trợ người dân phát triển trồng lạc theo hướng thâm canh, sản xuất hàng hóa của chính quyền địa phương, việc đưa vào hoạt động nhà máy sơ chế dầu lạc trên địa bàn góp phần ổn định thị trường đầu ra giúp nông dân trồng lạc Cam Lộ càng yên tâm sản xuất. Đầu tháng 8/2015, huyện Cam Lộ vừa khánh thành đưa vào sử dụng Nhà máy sơ chế dầu lạc do Công ty TNHH MTV Từ Phong làm chủ đầu tư. Giai đoạn 1, doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng hệ thống nhà xưởng và một số trang thiết bị như hệ thống máy tách, bóc vỏ lạc lấy nhân và chưng sấy ép, lọc dầu ra khỏi nguyên liệu tạo thành dầu lạc nguyên chất với nhãn hiệu “Đặc sản miền nắng gió, Super Green”. Dự kiến, nhà máy sẽ cung ứng cho thị trường khoảng 150 ngàn lít dầu lạc nguyên chất/năm. Trong quá trình sơ chế tinh dầu lạc, các phụ phẩm như: khô dầu, vỏ lạc cũng được tận dụng chế biến thức ăn chăn nuôi. Đây là nhà máy sơ chế dầu lạc đầu tiên ở tỉnh Quảng Trị. Nông sản Cam Lộ ngày càng khẳng định trên thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố tích cực, thị trường nông sản Cam Lộ cũng gặp không ít khó khăn trong sản xuất và kinh doanh như thị trường tiêu thụ chưa phong phú, chưa có sự cạnh tranh cao trong kinh doanh, sản xuất còn nhỏ lẻ, chưa tạo được sức mạnh tổng hợp cho thương hiệu, sản phẩm bị thương lái ép giá ảnh hưởng đến quyền lợi của nông dân... Do đó, trong thời gian tới huyện Cam Lộ cần tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá giới thiệu thương hiệu các mặt hàng nông sản, tổ chức tham quan, học tập, triển lãm, hội chợ nhằm tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ, chủ động phối hợp liên kết “4 nhà” trong việc sản xuất và kinh doanh nông sản... tạo cơ hội để tham gia xuất khẩu trực tiếp hàng hóa, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp của địa phương, từng bước xây dựng thương hiệu các sản phẩm nông sản đặc thù của huyện Cam Lộ. Bài, ảnh: LÂM THANH



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Đặc sản xứ Cùa
23:41 06/02/2024

Xứ Cùa là tên gọi thân thương mà người dân địa phương vẫn thường dùng để gọi hai xã Cam Chính và Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ. Nhiều người yêu vùng đất này không ...

Vùng Cùa, những nẻo đường vui
22:20 02/07/2024

Từ trung tâm thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ, chúng tôi theo Quốc lộ 9 ngược lên phía Tây, rẽ trái vào Tỉnh lộ 585 chưa đến 10 km là đặt chân tới vùng Cùa, gồm 2 ...

OCOP của miền sương ngọt
08:03 24/12/2022

Cam Lộ - vùng quê được ví von với cái tên “miền sương ngọt”, hôm nay đang ngày càng thay da đổi thịt. Với thế mạnh về nông nghiệp, thời gian qua, địa phương đã ...

Người nặng lòng với thương hiệu tiêu Cùa
19:23 06/03/2023

Dù cây hồ tiêu có những lúc thăng trầm theo giá cả thị trường, thiên tai, dịch bệnh nhưng ông Trần Hà, Giám đốc HTX Nông nghiệp dịch vụ hồ tiêu Cùa, huyện Cam ...

Nông dân vùng Cùa thu nhập khá từ cây riềng
22:35 23/05/2025

Với chất đất phù hợp, cây sinh trưởng và kháng bệnh tốt, trong những năm gần đây, cây riềng được nông dân ở vùng Cùa, huyện Cam Lộ đầu tư phát triển mạnh. Với ...

Đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo

Đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo
17:16 10/08/2015

(QT) - Những năm qua, Mặt trận Tổ quốc các cấp trên địa bàn huyện Cam Lộ (Quảng Trị) không ngừng nâng cao vai trò trách nhiệm của mình trong việc phát huy truyền thống đoàn kết...

Chuyển dịch kinh tế, nhìn từ Cam Lộ

Chuyển dịch kinh tế, nhìn từ Cam Lộ
05:28 09/08/2015

(NNVN) - Điểm độc đáo trong phát triển kinh tế của huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, là phát triển công nghiệp hỗ trợ cho nông nghiệp. Nhất là công nghiệp chế biến các sản phẩm...

Hiệu quả từ mô hình cánh đồng lớn

Hiệu quả từ mô hình cánh đồng lớn
23:26 06/08/2015

(QT) - Hướng đến một nền nông nghiệp hàng hóa, có năng suất, chất lượng và tính cạnh tranh cao, vụ đông xuân 2014-2015, UBND huyện Hải Lăng (Quảng Trị) triển khai xây dựng 5 mô...

Khai thác thế mạnh về đánh bắt hải sản

Khai thác thế mạnh về đánh bắt hải sản
22:56 05/08/2015

(QT) - So với các địa phương trong vùng biển Gio Linh (Quảng Trị) thì thị trấn Cửa Việt là địa phương có lợi thế phát triển kinh tế biển và dịch vụ du lịch với đơn vị hành...

POWERED BY
Việt Long