{title}
{publish}
{head}
Truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa là việc xác định và theo dõi nguồn gốc, quá trình sản xuất, chế biến, phân phối của một sản phẩm, hàng hóa từ khi sản xuất cho đến trước khi đến tay người tiêu dùng. Truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa giúp doanh nghiệp bảo vệ thương hiệu, đồng thời giúp người tiêu dùng bảo vệ quyền lợi khi mua sắm. Tuy nhiên hiện nay, việc thực hiện truy xuất nguồn gốc hàng hóa đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị vẫn còn nhiều hạn chế và gặp không ít khó khăn.
Từ tháng 2 - 7/2024, Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Trị triển khai thực hiện khảo sát hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh. Bằng phương pháp thu thập thông tin qua các phiếu khảo sát và xử lý dữ liệu đối với 39 đơn vị sản xuất, kinh doanh nhóm tinh bột, cà phê, hồ tiêu, tinh dầu, gạo, cao thực vật, trà thực vật, nước mắm và sản phẩm nông nghiệp khác trên địa bàn tỉnh, ngành chức năng đã có những đánh giá khách quan về thực trạng triển khai truy xuất nguồn gốc hiện nay.
Có 4 tiêu chí mà các tổ chức, cá nhân tham gia chuỗi cung ứng sản phẩm được khảo sát gồm: sản xuất, trồng trọt, cung cấp nguyên liệu; chế biến, đóng gói; vận chuyển, kho bãi; phân phối, kinh doanh, đại lý, cơ sở bán lẻ.
Theo đó, trong số 39 đơn vị được khảo sát, có 5 đơn vị tham gia vào 1 trong 4 chuỗi cung ứng, 17 đơn vị tham gia vào 2 chuỗi cung ứng, 10 đơn vị tham gia vào 3 chuỗi cung ứng và 7 đơn vị tham gia vào cả 4 chuỗi cung ứng. 23/39 đơn vị đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, bao gồm VietGAP, ISO 9001; ISO 22000; HACCP; ISO 14001; ISO 45001.
25/39 đơn vị đã sử dụng mã số mã vạch, chiếm 64,1%; còn lại 14 đơn vị chưa có hoặc chưa quan tâm đến việc áp dụng mã số mã vạch. Có 23/39 đơn vị nhận biết, rất quan tâm đến truy xuất nguồn gốc, sử dụng giải pháp truy xuất nguồn gốc và cho biết truy xuất nguồn gốc là cần thiết. Các loại tem truy xuất nguồn gốc chủ yếu là tem QR cố định, tem QR biến đổi, tự in tem và dán lên sản phẩm, hàng hóa qua phần mềm quản lý truy xuất nguồn gốc và dán tem do đơn vị dịch vụ cung cấp và kích hoạt tem.
Cùng với việc đăng ký mã số, mã vạch hiển thị website trên bao bì để người tiêu dùng dễ dàng truy xuất, một số đơn vị đã đưa ra giải pháp xác thực và truy tìm nguồn gốc sản phẩm thông qua việc xây dựng và áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc.
Qua khảo sát các tổ chức, cá nhân đã nhận thấy hiệu quả của việc áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng vẫn đang còn gặp khó khăn, vướng mắc như: chưa được hướng dẫn hoặc hướng dẫn chưa đầy đủ về xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc, chưa có hệ thống thông tin về truy xuất nguồn gốc để doanh nghiệp kết nối, khó khăn trong liên kết, chia sẻ dữ liệu giữa các bên trong chuỗi cung ứng, tốn kinh phí thực hiện nhưng hiệu quả chưa cao.
Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, nguyên nhân là tem truy xuất chưa chuẩn hóa về nội dung và hình thức, việc áp dụng truy xuất nguồn gốc chưa được thực hiện thống nhất, bài bản và có hệ thống. Các doanh nghiệp của tỉnh chưa nhận thức đầy đủ, chưa có kiến thức, năng lực và các điều kiện khác để áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc.
Thực hiện truy xuất mới chỉ là mã nội bộ, chưa có tính mở để kết nối với bên ngoài, chưa quy định về trách nhiệm cụ thể của các bên liên quan. Thông tin truy xuất công bố chưa đầy đủ trong toàn chuỗi, không có hệ thống định danh chung cho sản phẩm, tác nhân và vùng sản xuất, thông tin chưa minh bạch và chưa được xác nhận của bên thứ ba, chưa kết nối đầy đủ với quản lý nhà nước...
Ngày 19/1/2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 100/QĐ-TTg phê duyệt Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc, trong đó giao Trung tâm Mã số, mã vạch Quốc gia (thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ) xây dựng, vận hành và quản lý Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia. Hiện tại, Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia đang trong quá trình thuê hạ tầng công nghệ thông tin và dự kiến vận hành chính thức trong quý III/2024.
Theo Thông tư 02/2024/TT-BKHCN ngày 28/3/2024 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa, từ ngày 1/6/2024, dữ liệu truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa để phục vụ người tiêu dùng tra cứu trên Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia bao gồm tối thiểu các thông tin sau: tên sản phẩm, hàng hóa; hình ảnh sản phẩm, hàng hóa; tên đơn vị sản xuất, kinh doanh; địa chỉ đơn vị sản xuất, kinh doanh; thời gian sản xuất, kinh doanh (thời gian các sự kiện truy xuất nguồn gốc diễn ra); thương hiệu; nhãn hiệu; mã ký hiệu; số sê-ri sản phẩm (nếu có) và thời hạn sử dụng của sản phẩm, hàng hóa (nếu có).
Như vậy, để tạo sự chuyển biến cho hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh trong xu thế hội nhập và cạnh tranh, đặc biệt đáp ứng các yêu cầu khi Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hoá quốc gia đi vào vận hành chính thức tới đây, các ngành, địa phương, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tham gia chuỗi cung ứng cần triển khai đồng bộ các giải pháp.
Trong đó, cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nhằm quản lý, kết nối vào hệ thống công nghệ thông tin của tỉnh và Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia. Xây dựng danh mục sản phẩm, hàng hóa chủ lực, đặc trưng, tiềm năng, sản phẩm OCOP của tỉnh thuộc lĩnh lực ngành quản lý để triển khai truy xuất nguồn gốc gắn theo chuỗi giá trị, đảm bảo phù hợp với đặc thù của tỉnh. Chuẩn hóa thông tin truy xuất và tiến tới đồng bộ cơ sở dữ liệu, tăng khả năng tương tác, tăng tính minh bạch.
Nâng cao năng lực áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc cho các tổ chức hỗ trợ thương mại và các doanh nghiệp trong lĩnh vực quản lý. Áp dụng mã hồ sơ để định danh sản phẩm, xây dựng hệ thống định danh hộ, đơn vị sản xuất, áp dụng mã đơn vị hành chính định danh vùng sản xuất gắn liền với xúc tiến thương mại và các dịch vụ hỗ trợ khác.
Đồng thời, các địa phương tăng cường phối hợp với các sở, ngành liên quan đẩy mạnh việc hỗ trợ, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP trên địa bàn để xây dựng, ứng dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc đáp ứng các yêu cầu.
Bảo Bình
QTO - Thời gian qua, nhiều phong trào, đợt cao điểm được phát động, triển khai thực hiện thu hút sự hưởng ứng tham gia của nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức...
QTO - Hiện nay, nhiều phụ huynh, học sinh và giáo viên quan tâm về dự thảo thông tư quy chế tuyển sinh trung học cơ sở (THCS) và tuyển sinh trung học phổ...
QTO - Bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ biên giới, biển, đảo là một bộ phận trọng yếu của nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là trách nhiệm của toàn...
QTO - Dường như cứ mỗi lần thiên tai ập đến, tinh thần tương thân tương ái của người Việt lại bừng sáng, soi rọi giá trị của 2 chữ “đồng bào”. Đồng bào là...
QTO - Thời gian gần đây, dư luận phản ánh nhiều về tình trạng chế biến dăm gỗ trái phép, hoạt động dưới vỏ bọc là cơ sở chế biến lâm sản, cưa xẻ gỗ dẫn đến...
QTO - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị vừa ban hành Kế hoạch số 166- KH/TU (ngày 19/8/2024) thực hiện Chỉ thị số 31-CT/TW, ngày 19/3/2024 của Ban Bí thư “Về...
QTO - Từ trước đến nay, hoạt động cho vay tiền để đáo hạn ngân hàng diễn ra âm thầm nhưng rất phổ biến ở nhiều địa phương. Nguyên nhân là do nhiều người,...
QTO - Ngày 23/8/2024, UBND tỉnh Quảng Trị ban hành Kế hoạch số 171/KH-UBND về tổ chức “Cà phê doanh nhân” năm 2024, với mục đích tạo dựng không gian gặp...
QTO - Ngày 19/8 vừa qua, nhân kỷ niệm 79 năm thành lập lực lượng Công an nhân dân, Công an tỉnh Quảng Trị ra một thông báo có phần “lạ lẫm” với nhiều...
QTO - Thời gian gần đây, dư luận quan tâm về tình trạng một số bò giống từ nguồn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc...
QTO - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị vừa ban hành Chỉ thị số 38-CT/TU (ngày 20/8/2024) về đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hữu cơ, canh tác tự nhiên, nông...
QTO - “Vĩ tuyến 17- Khát vọng hòa bình” - Chương trình nghệ thuật chính luận nhân kỷ niệm 70 năm truyền thống Vĩnh Linh diễn ra vào tối 16/8 tại Kỳ đài bờ...