
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Là một xã nằm phía bắc dòng sông Bến Hải lịch sử, Vĩnh Giang (Vĩnh Linh) từng hứng chịu nhiều đau thương mất mát trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Mảnh đất chiến tuyến giữa hai miền Nam - Bắc này còn là nơi sản sinh ra rất nhiều anh hùng gắn với những chiến công lừng lẫy. Để ghi nhận công lao của quân và dân xã Vĩnh Giang, Đảng và Nhà nước đã 3 lần phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vào các năm 1967, 1970 và 1973. Tròn 50 năm sau lần đầu tiên đón nhận danh hiệu cao quý ấy, Vĩnh Giang đang phát triển thành một trong những địa phương tiêu biểu của huyện Vĩnh Linh trên nhiều lĩnh vực.
![]() |
Diện mạo mới của xã Vĩnh Giang sau 50 năm đón nhận danh hiệu anh hùng |
Nổi bật nhờ những chiến công trong cuộc kháng chiến chống Mỹ nhưng ít ai biết rằng, Vĩnh Giang là một trong những địa phương ra đời sớm nhất ở huyện Vĩnh Linh. Địa danh này ghi dấu cách đây gần 1.000 năm (vào năm 1069) khi triều Lý mở đất vào phương Nam.Thời Pháp thuộc, Vĩnh Giang có 6 làng và 2 phường, nằm trong tổng Hiền Lương, thuộc phủ Vĩnh Linh. Qua nhiều giai đoạn biến đổi, tách nhập cho phù hợp với tình hình chung, đến năm 1951, huyện Vĩnh Linh quyết định các làng phía Nam tỉnh lộ 70 thành lập xã mới mang tên Vĩnh Giang bao gồm 7 thôn.
Đây chính là vùng đất đã sinh ra nhiều con người tài năng trên các lĩnh vực, đặc biệt là các nghệ sĩ nhân dân và nghệ sĩ ưu tú nổi tiếng của đất nước. Thời chiến tranh chống Mỹ ác liệt, Vĩnh Giang là một trong những “điểm nóng” của vùng đất lửa Vĩnh Linh, nơi in đậm dấu chân của những đoàn quân đêm đêm lặng lẽ qua bến đò B, vượt sông Bến Hải vào Nam chiến đấu.
Nhắc đến những kỷ niệm một thời hòa hùng, ông Nguyễn Văn Vệ (79 tuổi), ở thôn Tân Trại 2, xã Vĩnh Giang bồi hồi: “Ngày đó, mỗi người dân Vĩnh Giang đều làm việc bằng hai, tay cày, tay súng, vừa sản xuất, vừa chiến đấu dưới mưa bom, bão đạn của kẻ thù. Ai cũng sẵn sàng vượt sông Bến Hải “ăn cơm Bắc, đánh giặc Nam” với khát vọng non sông, quê hương sớm thu về một mối”. Đất nước thống nhất, từ một vùng quê tiêu điều đổ nát, Vĩnh Giang bắt tay xây dựng lại quê hương trước vô vàn khó khăn, thiếu thốn mọi bề. Nhưng với ý chí “đánh giặc giỏi, xây dựng quê hương cũng phải giỏi”, cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành trong xã đã nhanh chóng triển khai các Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội, tiến hành khai hoang phục hóa đất đai để trồng rau màu, từng bước đẩy lùi nghèo đói.
Phải mất một thời gian dài sau chiến tranh, Vĩnh Giang mới khôi phục, ổn định cuộc sống cho nhân dân và bắt tay định hướng phát triển lâu dài. Nhận thấy được những tiềm năng, thế mạnh của địa phương, Đảng ủy, UBND xã đã chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu kinh tế đúng hướng, hiệu quả. Từ chỗ thuần nông với chủ lực là cây lúa và rau màu truyền thống, Vĩnh Giang đã mạnh dạn loại bỏ vườn tạp, tập trung phát triển cây công nghiệp, đẩy mạnh kinh tế phi nông nghiệp, nhất là thương mại - dịch vụ.
Nhờ vậy, đến cuối năm 2016, thu nhập bình quân đầu người của xã Vĩnh Giang đạt trên 28 triệu đồng/ năm; hộ nghèo giảm từ 14% xuống còn 5%. Xã duy trì diện tích lúa 210 ha hai vụ, cây hồ tiêu 149,1 ha, lạc cả năm 49 ha, cây ăn quả 15 ha, rau màu, đậu 43,5 ha; tập trung phát triển đàn trâu bò trên 1.000 con, đàn gia cầm gần 30.000 con, nuôi tôm bán thâm canh 18,5 ha, nuôi cá 45 ha, duy trì đánh bắt thủy sản ở những nơi có điều kiện…
Hiện xã đã khôi phục, phát triển cây đậu xanh truyền thống và đăng ký thương hiệu với diện tích 70 ha; quy hoạch, mở rộng các mô hình chăn nuôi trang trại, phát triển mô hình vườn-ao-chuồng trên vùng cát, vùng ao hồ ven đê sông Bến Hải, quy hoạch các vùng nuôi cá nước ngọt tại khu vực các HTX Tân Mỹ, Cổ Mỹ, Di Loan. Kinh doanh dịch vụ trên địa bàn cũng tăng mạnh trong những năm gần đây. Các ngành nghề mở ra như mộc mỹ nghệ, xây dựng, xay xát, vận chuyển, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông, thủy sản, buôn bán nhỏ… đem lại thu nhập hàng năm lên đến 71 tỉ đồng.
Song song với đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, xã Vĩnh Giang rất quan tâm đến phát triển các lĩnh vực xã hội như văn hóa thông tin, thể dục thể thao, giáo dục, y tế, chính sách xã hội. Hiện xã đã có 7/7 thôn đạt tiêu chuẩn văn hóa, gần 97% gia đình đạt tiêu chí gia đình văn hóa. Đặc biệt, làng Tùng Luật là đơn vị văn hóa điểm đầu tiên của tỉnh vào năm 1996, được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba. Thôn Tân An được UBND tỉnh tặng bằng khen là đơn vị văn hóa xuất sắc 5 năm liên tục giai đoạn 2012-2016.
Công tác dân số-KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng được chú trọng. Xã phát động xây dựng mô hình thôn không có người sinh con thứ 3 trở lên tại thôn Tân An và thôn Di Loan. Với những thành tích đạt được, Vĩnh Giang đã đạt 18/19 tiêu chí với 45/49 nội dung của chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, phấn đấu đạt xã chuẩn nông thôn mới vào năm 2017.
Bà Phan Thị Liên, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Giang cho biết: “Trong hành trình bền bỉ 50 năm qua, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Nhà nước, cùng sự đồng lòng, đồng sức của người dân đã biến vùng đất đầy thương tích của chiến tranh trở thành những làng mạc, những cánh đồng trù phú, tốt tươi. Trong tương lai, chúng tôi sẽ cố gắng vạch ra những đường lối đúng đắn, sáng tạo nhằm đưa Vĩnh Giang ngày càng phát triển, xứng danh với truyền thống 3 lần anh hùng, để mỗi khi nhắc đến xã Vĩnh Giang, người ta không chỉ nhớ đến những chiến công vẻ vang mà còn nhớ đến một địa phương tươi đẹp, mạnh giàu…”.
Văn Phong
Xã Vĩnh Giang, huyện Vĩnh Linh là một trong những địa phương nằm bên bờ Bắc sông Bến Hải. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Vĩnh Giang vinh dự được ...
Những ngày này, Đảng bộ và Nhân dân huyện Vĩnh Linh chuẩn bị kỷ niệm 70 năm truyền thống Vĩnh Linh 25/8 (1954-2024). Khoảng thời gian này, nhiều sự kiện ý ...
Trải qua chiều dài lịch sử, nhiều lần thay đổi tên gọi, địa giới hành chính, danh xưng Vĩnh Linh được định hình từ năm 1889. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ...
Những năm tháng ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ, trên sông Bến Hải đoạn qua xã Vĩnh Giang, huyện Vĩnh Linh, có một bến đò chuyên thực hiện nhiệm vụ ...
Toàn tỉnh Quảng Trị có 12 con sông lớn nhỏ, tạo thành 3 hệ thống sông chính là sông: Bến Hải, Thạch Hãn và Ô Lâu. Trên những dòng sông này, qua 2 cuộc chiến ...
Xã Vĩnh Chấp, huyện Vĩnh Linh là một vùng quê có truyền thống cách mạng kiên cường. Cách đây 50 năm, ngày 11/1/1973, xã Vĩnh Chấp vinh dự được Đảng, Nhà nước ...
Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Vĩnh Linh - mảnh đất địa đầu giới tuyến đã vang danh trong lịch sử, vinh dự được nhận nhiều phần ...
Trong ký ức của người dân Vĩnh Linh hôm nay, K8 là một cụm từ thiêng liêng mà khi nhắc đến ai cũng trào dâng niềm xúc động, bồi hồi với những kỷ niệm không thể ...
QTO - Tròn 50 năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 (1975 - 2025), những người lính năm ấy mới có dịp quay trở lại TP. Hồ Chí Minh...
QTO - Sáng ngày 30/4/2025, tại Kỳ đài Hiền Lương, Khu di tích Đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải, tỉnh Quảng Trị tổ chức trọng thể Lễ Thượng cờ “Thống nhất non...
(QT) - Công tác cán bộ luôn được Ban Thường vụ Thành ủy Đông Hà quan tâm chăm lo, nhất là từ khi Đông Hà trở thành thành phố tỉnh lỵ. Xây dựng được đội ngũ cán bộ có phẩm chất,...
QĐND Online - Chiều 19-9, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Tổng kết hoàn thành Kế hoạch tổng thể thực hiện công tác tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam – Lào. Thủ...
(QT) - “Trong 40 năm qua (1977-2017), Việt Nam đã từng bước chuyển từ việc tham dự các hội nghị đến việc tham gia một cách tích cực, chủ động vào các cơ chế của Liên Hợp Quốc....
(QT) - Toàn tỉnh Quảng Trị hiện có 10 Uỷ ban MTTQVN cấp huyện, 141 Uỷ ban MTTQVN cấp xã và 1.144 Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư. Trong những năm qua, MTTQ các cấp trong...
(QT) - Những năm qua, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện Đakrông cơ bản ổn định, kinh tế địa phương tiếp tục phát triển, đời sống nhân dân...
(QT) - Tuyên truyền miệng luôn là một trong những biện pháp quan trọng của công tác vận động nhân dân thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Chỉ thị...