
{title}
{publish}
{head}
QĐND Online - Công ty xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor (S&P) đã chính thức xếp Venezuela vào danh sách các quốc gia vỡ nợ, khi Caracas không thể thanh toán được khoản lãi hơn 200 triệu USD và 5 tỷ USD cho các chủ nợ. Hiện tại, Venezuela cần phải thanh toán các khoản nợ và lãi vay lên đến 150 tỷ USD.
Chìm sâu trong khủng hoảng do giá dầu xuống thấp
Bất chấp những nỗ lực xoay sở của Caracas, Venezuela đang rơi xuống vực thẳm khủng hoảng khi không thể thanh toán lãi vay của khoản nợ hơn 60 tỷ USD quốc tế sau nhiều lần gia hạn.
Ngày 13-11, Venezuela đã không thể tìm được nguồn tài chính trả lãi 2 đợt huy động trái phiếu chính phủ trị giá tới 200 triệu USD. Sau động thái trên, S&P đã xếp Venezuela vào danh sách quốc gia vỡ nợ. Trước đó, Caracas cũng không thể trả 420 triệu USD tiền nợ của Tập đoàn dầu khí quốc doanh PDVSA.
Ảnh minh họa.
Do giá dầu thế giới xuống thấp, Venezuela vài năm qua đã chật vật với các khoản nợ và trả lãi cho các định chế tài chính. Chính vì lý do này, hồi đầu tháng 11-2017, Tổng thống Nicolas Maduro phải thừa nhận thất bại trong việc thanh toán các khoản vay quốc tế và tuyên bố đất nước cần tái cơ cấu lại các khoản vay nước ngoài.
Tổng các khoản nợ hiện tại của Venezuela đã lên tới 150 tỷ USD. Nếu không có các biện pháp tái cơ cấu và giãn nợ sớm, Caracas sẽ đi vào vết xe đổ của Hy Lạp với tuyên bố vỡ nợ và phải thi hành chính sách thắt lưng buộc bụng để thanh toán các khoản tín dụng trị giá hơn 200 tỷ Euro.
Trước thông tin Venezuela vỡ nợ, trái phiếu của nước này đang rớt giá thê thảm và chỉ được tính bằng cent. Giá trái phiếu đáo hạn vào tháng 10-2018 với tổng trị giá 2,5 tỷ USD của nước này, vốn mất khả năng thanh toán do chính phủ lỡ hẹn thanh toán lãi, đã mất 1/5 giá trị và giao dịch ở mức 25,7 cent.
Kịch bản sau khi vỡ nợ
Sau khi bị coi là quốc gia vỡ nợ, Venezuela sẽ phải đối mặt với một loạt hậu quả nghiêm trọng. Thời kỳ bị coi là vỡ nợ sẽ là khoảng thời gian khó khăn đối với Venezuela, khi các nhà đầu tư mất niềm tin vào nền tài chính quốc gia. Người gửi tiền và nhà đầu tư trong nước lo ngại nội tệ mất giá sẽ đổ xô rút tiền ra khỏi ngân hàng và chuyển chúng ra nước ngoài. Để ngăn chặn vấn đề này, Caracas có thể phải đóng cửa các ngân hàng, áp dụng biện pháp kiểm soát vốn và hạn chế lượng tiền rút ra khỏi các ngân hàng tương tự như Hy Lạp. Việc làm này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền sản xuất nội địa.
Bị coi là quốc gia vỡ nợ sẽ làm Venezuela tiếp tục chìm sâu trong khủng hoảng.
Sau khi vỡ nợ, Venezuela sẽ khó tiếp cận thị trường vốn quốc tế. Nền kinh tế của quốc gia Nam Mỹ này sẽ bị “cô lập” do các cảnh báo nguy cơ tài chính quốc tế. Để đảm bảo sự tồn tại của nền kinh tế, Venezuela có thể phải in thêm nội tệ và hậu quả là tạo ra lạm phát trầm trọng. Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng cũng sẽ không ngần ngại cảnh báo về khả năng đầu tư vào quốc gia vỡ nợ như Venezuela.
Trong thực tế, ngay khi Venezuela bị coi là vỡ nợ, một số nước Châu Mỹ Latinh đang kêu gọi quốc tế gia tăng những biện pháp trừng phạt như cấm du lịch hay đóng băng tài sản hoặc cấm nhập khẩu dầu mỏ nhằm lên Venezuela.
Tuy nhiên, khác với tuyên bố vỡ nợ của các doanh nghiệp và định chế tài chính, vỡ nợ cấp quốc gia thực tế là các khoản nợ chưa thể thanh toán ở một thời điểm nhất định. Sau khi được thanh toán hoặc tái cơ cấu, quốc gia trả nợ sẽ thoát khỏi bảng xếp hạng vỡ nợ của các định chế tài chính quốc tế. Kịch bản này cũng đúng với Venezuela.
Như vậy, Venezuela vẫn có cơ hội thoát khỏi tình trạng vỡ nợ khi đạt được thỏa thuận tái cấu trúc nợ với các chủ nợ thông qua quyết định của Quốc hội nước này. Với tình hình chính trị rối ren tại Venezuela hiện nay để đạt được sự đồng thuận về tái cơ cấu nợ quốc tế thông qua quyết định của quốc hội là điều khó khăn. Tuy nhiên, vấn đề vẫn có thể giải quyết nếu Chính quyền của Tổng thống Maduro thỏa hiệp với phe đối lập.
Mặt khác, dù trong tình cảnh khó khăn, Venezuela vẫn nhận được sự ủng hộ từ Nga và Trung Quốc trên trường quốc tế. Ngày 14-11, Nga, Trung Quốc và nhiều đồng minh khác đã tẩy chay một cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc về vấn đề Venezuela do Mỹ và phương Tây khởi xướng. Moscow và Bắc Kinh chắc chắn sẽ có động thái giúp đỡ tài chính phần nào cho Caracas.
Như vậy, kịch bản cuối cùng cho Venezuela hậu vỡ nợ vẫn chưa được xác định. Hậu quả của sự kiện này tới mức độ nào hiện vẫn phụ thuộc vào quyết định cuối cùng của chính phủ Caracas.
TUẤN SƠN (tổng hợp)
Các công ty Mỹ đang chứng kiến tốc độ vỡ nợ nhanh nhất trong bốn năm qua đối với các khoản vay “đòn bẩy” (còn gọi là “vay rác”) - khoản vay do người có mức nợ ...
Nước Mỹ đang phải đối diện với một trong những cuộc khủng hoảng nợ công lớn nhất trong lịch sử, đòi hỏi phải có những giải pháp hiệu quả nếu không muốn chính ...
(Zing) - Nếu Mỹ vỡ nợ, Bộ Tài chính đã có một số ưu tiên thanh toán nhất định. Chẳng hạn, cơ quan này sẽ không trả phúc lợi xã hội, trợ cấp cho cựu chiến binh ...
Theo báo cáo mới nhất từ Ngân hàng Thế giới, các quốc gia đang phát triển đã chi 1,4 nghìn tỷ USD vào năm 2023 để trả nợ nước ngoài.
Các nhà kinh doanh bất động sản Trung Quốc đang phải đối mặt với áp lực trả nợ ngày càng tăng khi 958 tỷ nhân dân tệ (141 tỷ USD) trái phiếu trong và ngoài ...
Nhiều nền kinh tế mới nổi đang thực hiện các khoản vay với lãi suất ở mức cao so với thị trường.
(Vietnamnet) - Lãnh đạo Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) khuyến cáo, hơn 50 nước phát triển nghèo nhất đang có nguy cơ vỡ nợ, trừ khi các quốc ...
VOV.VN - Ngày 3/6, Tổng thống Joe Biden đã ký duyệt dự luật đình chỉ trần nợ công của Mỹ ở mức 31.400 tỷ USD, tránh cho nước Mỹ khỏi nguy cơ vỡ nợ lần đầu tiên ...
QTO - Quan hệ nhiều năm giữa Đại học Harvard và Trung Quốc qua hợp tác học thuật và nghiên cứu đang gặp thách thức, khi trở thành tâm điểm trong các biện...
QTO - Việc chính quyền Mỹ thu hồi quyền truy cập hệ thống SEVIS của Đại học Harvard đồng nghĩa với việc trường không còn đủ điều kiện bảo trợ thị thực cho...
(QĐND) - Ngày 14-11, Iran cho biết đã kết thúc hoạt động cứu hộ tại các khu vực hứng chịu trận động đất mạnh 7,3 độ Richter đêm 12-11 (giờ địa phương). Số nạn nhân thiệt mạng...
VOV.VN - Chính phủ của Thủ tướng Anh Theresa May đang đối mặt với sức ép rất lớn liên quan đến Brexit và thậm chí có thể bị đảng Bảo thủ cầm quyền hạ bệ.
(GDVN) - Cho đến nay, có nhiều ý kiến nhận xét, đánh giá khác nhau về chính sách và cách xử lý của Mỹ dưới thời Donald Trump đối với tình hình Biển Đông.
(Baonghean.vn) - Do thiếu vắng sự dẫn dắt của Mỹ, siêu cường duy nhất của thế giới trong vấn đề Biển Đông, nên Trung Quốc - cường quốc mới của thế giới và là quốc gia lớn nhất...
(QĐND) - Giới chức cho biết số người thiệt mạng trong trận động đất mạnh 7,3 độ Richter xảy ra rạng sáng 13-11 (giờ Hà Nội) ở khu vực biên giới giữa Iran-Iraq đã tăng lên tới...
VietTimes - Tại hội nghị APEC, tổng thống Nga Vladimir Putin và tổng thống Mỹ Donald Trump đã đứng cạnh, bắt tay nhau và có một vài trao đổi ngắn.