Cập nhật:  GMT+7

Về nhà trên chuyến xe gãy nhíp

Về nhà, sống trong yêu thương của ba mạ, anh em. Tôi biết ba mạ vẫn thoáng chạnh lòng nhớ quê nhà Quảng Trị, nỗi niềm tha hương đã đọng thành những giọt nước mắt giấu vào trong.

Những năm sống đời sinh viên ở TP. Hồ Chí Minh, nếu có về Buôn Ma Thuột ăn Tết với gia đình (vì ba mạ tôi đã rời quê hương Quảng Trị vào xứ này từ năm 1980 nên tôi cũng thi đỗ và vào học ở Đại học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh), tôi thường về theo những chuyến xe khách.

Về nhà trên chuyến xe gãy nhíp

Một góc TP. Buôn Ma Thuột hôm nay - Ảnh: B.P.T

Đi nhờ xe thanh niên xung phong

Đám sinh viên xa nhà chúng tôi đều ra mua vé ở bến Lê Hồng Phong, mà phải ra thật sớm, xếp hàng khoảng 5 giờ sáng mới hy vọng có tấm vé xe. Đến ngày đi lại phải ra Bến xe miền Đông, ở quận Bình Thạnh bây giờ. Nhờ đứa bạn nào đó còng lưng đạp xe chở ra bến xe, tới nơi cảm ơn bạn một tiếng, thôi bạn chịu khó đạp xe về ký túc xá nghe, ra Tết gặp nhau.

Hành trang của đời sinh viên hầu như chẳng có gì, áo quần một hai bộ, chân mang đôi dép, cuốn sổ và dăm thứ linh tinh trong cái túi lép xẹp, có vẻ phong trần. Nhưng đời rứa mà vui, được thong dong nghỉ Tết, chẳng phải lo nghĩ chi nhiều. Đời sống kinh tế của gia đình lúc đó không giàu có nhưng đã không còn đói khổ, ba mạ tôi đã bớt vất vả hơn trước nhiều. Tết năm nào ở Buôn Ma Thuột cũng có đủ thịt, bánh trái, áo mới cho đàn con, nhà cửa khang trang, tươm tất hơn và ba mạ tôi chỉ chờ những đứa con lớn, đi học xa như tôi trở về là có cái Tết sum vầy, ấm áp...

Nhưng có một năm, tôi nhớ là năm thứ tư đại học, khoa Sử chúng tôi viết lịch sử cho lực lượng thanh niên xung phong TP. Hồ Chí Minh. Một ngày cận Tết, nghe mấy đứa bạn ở Trường Đại học Tổng hợp và Đại học Y khoa ở chung ký túc xá Ngô Gia Tự kháo nhau mai có xe của thanh niên xung phong về Buôn Ma Thuột, cho mấy đứa sinh viên “quá giang”, tôi ngỏ ý được đi ké và mấy đứa bạn liền “ráp kèo” cho. Trên chuyến xe dự định sẽ có mấy bạn, trong đó có một bạn nữ, tên Diệu, người dân tộc Ê Đê, ở buôn A lê A, một buôn lớn của TP. Buôn Ma Thuột, đang là sinh viên y khoa ở TP. Hồ Chí Minh cùng về.

Trước hôm về, tôi cứ nằm miên man suy nghĩ. Lần đầu tiên sẽ được đi trên Quốc lộ 14, con đường huyết mạch của miền Trung và Tây Nguyên mà đoạn qua Buôn Ma Thuột, từ Đắk Mil của Đắk Nông hiện nay đến tận Pleiku, tỉnh Gia Lai tôi đã từng đi. Song từ năm 1980 trở đi, khi tôi vào học đại học ở TP. Hồ Chí Minh, thì đường 14 từ Buôn Ma Thuột đi xuống Bình Phước, Bình Dương vào thành phố mang tên Bác không có xe khách đi nữa vì lý do an ninh.

Đám tàn quân Fulro lúc đó thường hay phục kích cả xe chở khách nên để bảo đảm an toàn, tốt nhất là không đi. Còn từ TP. Hồ Chí Minh về Buôn Ma Thuột theo xe khách thì xe theo Quốc lộ 1, tới Ninh Hòa rẽ lên Quốc lộ 26 về Tây Nguyên. Ngày đó ngay Quốc lộ 1 đường cũng hẹp và xấu, nhiều xe rất cũ, nhất là xe chạy bằng bình than rơi từng cục than đỏ trên đường và xe “pan”, nằm dọc đường hàng giờ, hàng buổi là chuyện thường.

Nên xe chạy thường rất “cà rịch cà tang”, rời bến từ sáng sớm nhưng chiều muộn mới tới Cam Ranh và đến tối mới đến ngã ba Thành (huyện Diên Khánh) cho khách ăn tối, ngủ lại (xe không dám chạy đêm vì sợ gặp Fulro trên Quốc lộ 26). Đến sáng rõ mặt người xe mới chạy tiếp, lên địa phận Tây Nguyên cũng đã khá tấp nập xe trên đường nên không lo về an ninh nữa...

Về nhà trên chuyến xe gãy nhíp

Mùa xuân về - Ảnh: TRỊNH HOÀNG TÂN

Chiếc nhíp gỗ rừng tự chế

Nay thì không còn tình trạng bị Fulro quậy phá, song đường 14 còn rất xấu, chưa sửa sang nhiều nên xe khách vẫn chưa chạy tuyến này. Đó là năm 1985, đêm trước chuyến xe đưa tôi về ăn Tết với gia đình. Được đi là một trải nghiệm thật tốt cho đường đời, tôi vui vì điều đó và ngủ ngon, đến giờ báo thức là ra cổng ký túc xá, xe đến đưa chúng tôi đi.

Đó là chiếc xe tải khá lớn, chở hàng của lực lượng thanh niên xung phong lên trụ sở của tổng đội, sau đó xe đến Buôn Ma Thuột và các địa điểm khác trước khi quay lại thành phố. Đám sinh viên chúng tôi ngồi trong thùng xe (đi ké, có chỗ trên xe là mừng lắm rồi, huống gì chúng tôi còn được mời ăn uống, được bố trí chỗ ngủ qua đêm). Xe lắc lư trên đường xấu, chúng tôi cũng lắc lư, chuyện trò rôm rả. Tôi nhìn ra hai bên đường, ngắm cảnh quan thật tuyệt để hiểu thêm về từng vùng đất trên đất nước mình.

Xe không đi lên Chơn Thành, nơi giao nhau giữa Quốc lộ 13 và 14 để vào đường 14 mà rẽ qua con đường nhỏ để vào Quốc lộ 14 rồi lên Đồng Xoài, đường sẽ ngắn hơn. Lúc này đường chưa được trải nhựa, sau bao năm chiến tranh xuống cấp, hư hỏng nhiều, hầu hết là cấp phối để lưu thông một cách chật vật. Đường đất đỏ, bụi mù trời, hai xe tránh nhau là một lớp bụi tung lên, không nhìn thấy gì nữa, lát sau bụi tan thì lại gặp xe khác, lại bụi tung trời...

Khi xe đi qua một khoảng rừng thì bị gãy nhíp, chắc do những thanh nhíp đã quá cũ, không được thay thế nên hai thanh bị gãy, xe chạy ì ạch và rất xóc. Nhưng phải nói các anh thanh niên xung phong cực kỳ tháo vát. Dừng xe bên đường, hai anh xách rựa vào rừng, lát sau kéo ra hai cây gỗ lớn bằng bắp tay. Dùng rựa đẽo, róc thành hai thanh gỗ, các anh chèn vào bộ nhíp xe, thay nhíp thép bằng nhíp gỗ để giảm xóc, rồi xe lại lên đường.

Chiều tối, xe dừng tại một đơn vị thanh niên xung phong bên hồ rộng, đám sinh viên chúng tôi được ăn cơm “thanh niên xung phong”, được tắm và ngủ một giấc trong khu tập thể của đơn vị. Giấc ngủ nhanh chóng kéo đến sau một ngày đường xa.

Bụi quánh hai ngày chưa tan

Hôm sau, xe lại khởi hành sớm. Đường vẫn nhiều đoạn rất xấu, qua những xóm làng, những thị trấn nhuốm màu bụi đỏ. Nhà cửa hai bên đường những ngày ấy còn đơn sơ, lụp xụp, chỉ những thị trấn mới có nhà xây khá bề thế của cơ quan nhà nước. Quán xá lèo tèo, chỉ đơn giản cơm sườn, bún, cháo và sẵn nhất là cà phê vì đây là xứ cà phê nức tiếng nước mình.

Xe qua những rừng thông của Đắk Nông, Đắk Mil là đám sinh viên nôn nao vì sắp được về nhà. Tôi sẽ được xuống trước tiên vì ba mạ tôi đã dời ra ở xã Hòa Khánh, ngoại thành Buôn Ma Thuột. Xe vừa qua khỏi cầu 14, chạy đến ngã ba Duy Hòa là tôi chia tay bác tài và các bạn, lội bộ về nhà. Cảm ơn lực lượng thanh niên xung phong, cảm ơn bác tài đã đưa tôi về với gia đình yêu thương.

Chắc bộ dạng của tôi lúc đó mắc cười lắm, vì đỏ quạch từ đầu đến chân do bụi đường xa hàng mấy trăm cây số. Ba mạ nhìn thằng con, tôi nói ngay cho ba mạ yên tâm là con khỏe, đó chỉ là bụi đường. Bộ đồ cởi ra, ngâm hai ngày với xà phòng vẫn chưa hết đỏ, hai lỗ mũi tôi tắm suốt mấy ngày mới hết bụi đỏ ẩn phía trong.

Nhưng niềm vui thì vô bờ bến. Trời Buôn Ma Thuột những ngày Tết là mùa khô, hanh hao, đầy nắng và gió se se lạnh, khoác chiếc áo gió mỏng đi dạo rất thích. Dân Buôn Ma Thuột là người tứ xứ đổ về, nói đủ giọng, muốn nghe giọng Quảng Trị thì chỉ ra vùng ngoại thị và các nông trường mới gặp.

Những ngày Tết đầm ấm, tuyệt vời. Tôi đi thăm bà con, bè bạn, rong chơi những miền đất mới. Về nhà, sống trong yêu thương của ba mạ, anh em. Tết vui, Tết hạnh phúc, dẫu tôi biết ba mạ vẫn thoáng chạnh lòng nhớ quê nhà Quảng Trị, câu chuyện về quê hương vẫn khiến ba mạ mủi lòng. Bên bàn thờ ông bà, ba thắp hương và khấn vái, cầu mong gia đạo an lành, hạnh phúc, còn riêng lòng ba mạ thì nỗi niềm tha hương đã đọng thành những giọt nước mắt giấu vào trong.

Bùi Phan Thảo

Tin liên quan:
  • Về nhà trên chuyến xe gãy nhíp
    Nơi đó là nhà

    (QT Xuân) - Dù ai có nhà cao cửa rộng, đi khắp năm châu bốn bể thì mái nhà xưa, nơi có mẹ cha vẫn là nơi mong muốn quay về. Nơi nào có cha mẹ, nơi đó là nhà. “Nhiều đêm muốn quay về, ngồi yên dưới mái nhà”. Những ca từ đẹp như thơ trong “Lời thiên thu gọi” của Trịnh Công Sơn, hẳn là một cảm thức ám ảnh đối với nhiều người, trong đó có tôi. Cứ ngân vang trong tâm trí, theo từng bước chân người, một hôm nào bất chợt. Trên những ngả đường phiêu bạt, kẻ xa quê nào chẳng có phút giây lắng lòng nhớ ...

  • Về nhà trên chuyến xe gãy nhíp
    Những người con Quảng Trị đón Tết xa quê

    (QT Xuân) - Tết là dịp đoàn tụ gia đình. Ai cũng muốn được đón Tết bên người thân, bạn bè và đặc biệt là trên chính quê hương của mình. Vào những dịp ấy, người xa quê từ khắp nơi tìm về quê hương để có một cái Tết ấm cúng, thân mật nhất. Nhưng không phải ai cũng có được may mắn đó. Rất nhiều người Quảng Trị đã phải đón Tết ở một miền đất khác với nỗi nhớ gia đình, quê hương tha thiết.

  • Về nhà trên chuyến xe gãy nhíp
    Tây Nguyên, vùng đất thương nhớ

    Từ nhỏ, tôi đã nghe nhiều người nhắc tới vùng đất Tây Nguyên xa xôi với các địa danh như Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đà Lạt, Gia Lai, Kon Tum. Anh ruột của tôi sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Huế năm 1980 được điều vào giảng dạy ở Trường THPT Krông Buk (nay là Trường THPT Buôn Hồ), tỉnh Đắk Lắk. Điều ấy càng thôi thúc tôi mau chóng đi Tây Nguyên.

  • Về nhà trên chuyến xe gãy nhíp
    Nỗi niềm Tết xa quê

    Năm hết Tết đến. Một điều tất yếu vậy thôi mà sao cứ mỗi lần thoáng thấy một cành mai vàng bung nụ hay nhành nghinh xuân chớm nở, lòng những người con xa quê lại thấy xốn xang, nhung nhớ. Cũng như mọi miền quê khác, những người con Quảng Trị dẫu ở phương xa vẫn luôn đau đáu nhớ những ngày Tết đến, xuân về, mùi vị quê nhà, cảm nhận mùi ruộng đồng, khói bếp, phiên chợ quê ngày cuối năm và cùng gói bánh chưng, bánh đòn (bánh tét) chuẩn bị đón tết.


Bùi Phan Thảo

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Đông Hà rực rỡ sắc màu đón Tết

Đông Hà rực rỡ sắc màu đón Tết
2024-02-08 06:45:00

QTO - Trong những ngày này, với sự vào cuộc tích cực của các cơ quan chức năng và hưởng ứng của người dân, rất nhiều tuyến phố, công viên ở thành phố Đông...

Nơi khởi đầu mùa xuân

Nơi khởi đầu mùa xuân
2024-02-07 06:40:00

QTO - Không có đôi mắt sáng, người khiếm thị dễ rơi vào bóng tối của sự mặc cảm, tự ti và khó vượt qua đói nghèo. Nhờ nỗ lực bản thân cùng sự tiếp sức của...

Người Pa Kô giữ lửa nghề rèn

Người Pa Kô giữ lửa nghề rèn
2024-02-07 06:31:00

QTO - Người Pa Kô ở miền Tây Quảng Trị không nhớ rõ nghề rèn có từ bao giờ, chỉ biết rằng, hàng trăm năm trước, khi có nông cụ sản xuất bằng sắt xuất hiện...

Miệt mài mưu sinh những ngày giáp Tết

Miệt mài mưu sinh những ngày giáp Tết
2024-02-06 05:50:00

QTO - Những ngày giáp tết Nguyên đán Giáp Thìn, nhiều lao động tự do ngược xuôi tìm kiếm thêm việc làm. Mỗi người một công việc, muôn nẻo nhọc nhằn, vất...

Kết nối những yêu thương

Kết nối những yêu thương
2024-02-06 05:40:00

QTO - Hơn 15 năm qua, Cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” đã trở thành nhịp cầu, nối những tấm lòng nhân ái với các hoàn...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long