
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Trật tự, nghiêm túc, chuyên nghiệp và sự hài lòng của người dân là những gì chúng tôi cảm nhận được khi quan sát phiên đấu giá quyền sử dụng đất (gọi tắt đấu giá đất) do Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh phối hợp với Công ty Đấu giá Hợp danh Miền Trung tổ chức vào ngày 15/2/2020 tại hội trường Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Trị. 58 lô đất ở Khu đô thị Nam Đông Hà được đưa ra đấu giá với 125 bộ hồ sơ tham gia, nếu theo phương thức đấu giá của một số đơn vị trên địa bàn đang áp dụng thì phải mất từ 1- 2 ngày mới hoàn thành khối lượng công việc này. Tuy nhiên, với phương thức đấu giá mới mà Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh thực hiện thì chỉ mất khoảng 2 tiếng đồng hồ là kết thúc; việc đấu giá diễn ra công khai, minh bạch, khách quan, xác định chính xác những người được mua các lô đất mà không một ai thắc mắc, mọi người đều thỏa mãn, hài lòng với kết quả.
Câu chuyện đấu giá đất diễn ra trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (và có lẽ trong cả nước) trong những năm qua ai cũng biết, đó là vấn nạn của việc thường xuyên xuất hiện một nhóm người cấu kết với nhau ở hầu hết các phiên đấu giá đất để trục lợi, làm cho công tác đấu giá thiếu khách quan, trung thực, người dân có nhu cầu mua đất bức xúc, không muốn tham gia đấu giá. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bất cập nhưng nguyên nhân chính do các quy định của phương thức đấu giá: “Bỏ phiếu kín trực tiếp - trả giá nhiều vòng”.
Cụ thể: người tham gia đấu giá chỉ nộp một lần tiền ký quỹ, sau đó sẽ được quyền đấu giá cho đến lúc trúng một lô đất nào đó; mỗi đợt đơn vị tổ chức chỉ đưa ra đấu giá một vài lô đất; không giới hạn số lần đấu giá cho từng lô đất mà người trúng đấu giá là người trả giá cao hơn khi chỉ còn hai người tham gia. Phương thức này có nhược điểm lớn là không hạn chế được những người tham gia ở các lô đất chỉ để cấu kết trục lợi; làm lộ danh tính người đấu giá đối với từng lô đất cụ thể trước khi họ bỏ phiếu trả giá. Từ lỗ hổng đó, những người chuyên “hành nghề” trục lợi từ đấu giá đất đã sử dụng các thủ đoạn như đe dọa, ngăn cản việc tham gia đấu giá; cấu kết với nhau để dìm giá, cho người nào đó đấu trúng với điều kiện họ phải chi cho những người này một khoản tiền, có khi lên đến cả trăm triệu đồng hoặc nhiều hơn tùy từng lô đất và khả năng “mặc cả”.
Quá trình dàn xếp có hai trường hợp xảy ra:
Thứ nhất, nếu việc dàn xếp suôn sẻ thì dẫn đến nhà nước thất thu ngân sách, người mua đất mất thêm một khoản tiền khá lớn, chỉ có kẻ trung gian trục lợi được.
Thứ hai, nếu việc dàn xếp không thành, nhóm người cấu kết này sẽ tham gia đấu giá nhằm nâng giá lô đất lên cao, đến một lúc nào đó, bằng kinh nghiệm “nghề nghiệp”, họ thường rút ra đúng lúc, bảo toàn tiền ký quỹ, để lại cho người thực sự muốn mua đất trúng với giá cao hơn nhiều so với giá sàn của nhà nước. Trong trường hợp này, những người cấu kết để trục lợi kia chẳng mất gì, chỉ có người mua đất mất thêm tiền do giá cao; còn nhà nước có tăng thu ngân sách, tuy nhiên, việc tăng thu ngân sách từ tiền của người dân đang khó khăn về nhà ở liệu có phải mục tiêu của nhà nước (!?).
Chứng kiến những bất cập diễn ra trong đấu giá đất, như việc xuất hiện ngày càng nhiều những người chuyên cấu kết với nhau để trục lợi, gây ra cảnh lộn xộn, mất an ninh trật tự phải cần đến một lực lượng bảo vệ khá đông; nhà nước thất thu ngân sách, còn người dân thì bức xúc do không đấu giá được hoặc bị mất thêm tiền cho người trung gian một cách oan uổng, trong khi việc đấu giá đất công được giao cho cơ quan nhà nước tổ chức thực hiện. Từ thực tế đó, sau nhiều trăn trở, nghiên cứu các quy định pháp luật, lãnh đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh đã nhiều lần thay đổi, cải tiến phương thức đấu giá nhằm khắc phục những lỗ hổng trong công tác đấu giá đất.
Và hiện nay, Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh đang áp dụng phương thức đấu giá: “Bỏ phiếu kín gián tiếp - trả giá một lần”. Theo đó, việc nộp tiền ký quỹ được thực hiện cho từng lô đất; toàn bộ các lô đất trong lần bán đấu giá đều được đưa ra bỏ phiếu trước; người đấu giá ghi mức trả giá lô đất vào phiếu rồi tự niêm phong hồ sơ và bỏ vào thùng phiếu trước khi phiên đấu giá diễn ra 3 ngày; thùng phiếu được niêm phong ngay khi kết thúc thời hạn nộp hồ sơ; tại phiên đấu giá, đại diện khách hàng, cơ quan chức năng kiểm tra, xác định thùng phiếu được bảo mật theo đúng quy định, sau đó mở phiếu và công bố mức trả giá trước sự chứng kiến của tất cả những người tham gia đấu giá. Người trúng đấu giá là người trả giá lô đất cao nhất (điều kiện một lô đất phải có từ 2 hồ sơ tham gia đấu giá trở lên).
Phương thức mới này được Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh áp dụng đến nay đã qua 4 phiên đấu giá, mang lại kết quả tích cực. Đó là cơ bản khắc phục được những bất cập, hạn chế nói trên, như: giảm hẳn tình trạng cấu kết để trục lợi; đảm bảo an ninh trật tự và sự tôn nghiêm pháp luật; giảm thời gian, công sức của đơn vị tổ chức và người tham gia đấu giá; nhà nước đạt mục tiêu về số tiền thu (vì giá sàn của lô đất đã xây dựng sát giá thị trường), xây dựng được niềm tin trong nhân dân; người dân vui mừng, phấn khởi vì mua được đất với giá thực…
Tuy ưu điểm vượt trội so với phương thức “Bỏ phiếu kín trực tiếp - trả giá nhiều vòng”, nhưng theo chúng tôi biết, phương thức “Bỏ phiếu kín gián tiếp - trả giá một lần” hiện nay vẫn chưa được nhiều đơn vị có nhiệm vụ tổ chức đấu giá đất công lựa chọn. Vậy nên, cơ quan có thẩm quyền cần ban hành quy định áp dụng phương thức “Bỏ phiếu kín gián tiếp - trả giá một lần” trong tất cả các phiên đấu giá đất công trên địa bàn toàn tỉnh.
Tùng Lâm
Ngày 13/5/2023, Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất (đợt 1 năm 2023) 39 lô đất trên địa bàn TP. Đông Hà. Có 40 hồ sơ tham gia ...
Thị trường đất đấu giá trên địa bàn TP. Đông Hà tiếp tục “ấm” lên trong phiên đấu giá QSD đất do Trung tâm Phát triển Quỹ đất tỉnh phối hợp với Công ty đấu giá ...
Sau một thời gian trầm lắng, với nhiều phiên đấu giá đất bất thành bởi rất ít hoặc không có người tham gia, tại tỉnh Quảng Trị sắp tới sẽ đưa ra đấu giá 148 lô ...
Sáng nay 10/5, Trung tâm Phát triển Quỹ đất tỉnh phối hợp với Công ty Đấu giá hợp danh Miền Trung tiếp tục tổ chức phiên đấu giá quyền sử dụng (QSD) đất đối ...
Sáng nay 30/3, Trung tâm Phát triển Quỹ đất tỉnh phối hợp với Công ty Đấu giá hợp danh miền Trung tiếp tục tổ chức phiên thứ 3 trong tháng đấu giá quyền sử ...
Sáng nay 16/3, Trung tâm Phát triển Quỹ đất tỉnh phối hợp với Công ty đấu giá Hợp danh miền Trung tổ chức đấu giá quyền sử dụng (QSD) đất đối với 36 lô đất ...
Trước sự chứng kiến của đơn vị quản lý tài sản là Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Quảng Trị và khách hàng tham gia đấu giá, Công ty Đấu giá Hợp danh miền ...
Thông tin từ UBND TP. Đông Hà cho biết, trong 10 tháng năm 2023, địa phương đã tổ chức 4 đợt đấu giá quyền sử dụng đất với nhiều lô đất ở các khu dân cư, khu ...
QTO - Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo thành lập tổ công tác đặc biệt của Chính phủ và ở các địa phương; mở đợt cao điểm tấn công đấu tranh ngăn chặn, đẩy...
QTO - Chiến dịch đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được phát động đồng loạt...
(QT) - Những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Trị có những mặt chuyển biến tích cực; an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội đảm bảo. Cùng với...
(QT) - Đầu năm 2020, một thông tin gây sự chú ý của dư luận là đại biểu Quốc hội Nguyễn Mai Bộ, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội đã phát biểu tại...
(QT) - Sáng 12/2/2020, Sở Thông tin và Truyền thông TP.Hồ Chí Minh công bố mức phạt đối với 3 nghệ sĩ Đàm Vĩnh Hưng, Ngô Thanh Vân, Cát Phượng do đưa tin sai về Covid-19. Theo...
(QT) - Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp của Thường trực Chính phủ về công tác phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của...
(QT) - Hành động “chặt chém”, tăng giá đối với các sản phẩm được sử dụng để phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV) gây ra của một số nhà thuốc...
(QT) - Từ năm 2016 - 2019, tỉnh Quảng Trị đã tập trung thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Bên...