
{title}
{publish}
{head}
QTO - Học nghề, biết nghề, thạo nghề và sống được bằng nghề là những mục tiêu và đích đến quan trọng trong quá trình đào tạo nghề cho học sinh, sinh viên. Học nghề chỉ là bước đầu trong quá trình chinh phục nghề nghiệp của thanh niên trên con đường lập nghiệp. Để một người trẻ sống được bằng nghề và đi xa hơn trên con đường đó, ngoài những yếu tố tự thân như khát vọng, năng lực và kỹ năng làm chủ nghề, đòi hỏi rất nhiều vấn đề khác quan liên quan đến việc làm, vốn, chính sách để trợ lực cho người trẻ lập nghiệp. Điều này cần sự hỗ trợ, quan tâm của các ban, ngành, đoàn thể, chính quyền các cấp và toàn xã hội
Một buổi học thực hành của lớp công nghệ ô tô tại Trường Cao đẳng Kỹ thuật Quảng Trị- Ảnh: T.T
Khó khăn của những người trẻ khi “bám” nghề
Sau khi tốt nghiệp từ các cơ sở GDNN, nhiều người trẻ thường tìm đến các doanh nghiệp, nhà máy trong tỉnh hoặc các khu công nghiệp ở các thành phố lớn để trau dồi thêm tay nghề. Ngoài những sinh viên có năng lực, được doanh nghiệp nhận vào làm khi đang thực tập, nhiều bạn trẻ còn loay hoay, thiếu kỹ năng thực hành, chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp.
Mặt khác, do thiếu lao động lành nghề, có chuyên môn cao nên các doanh nghiệp như may mặc, sản xuất lâm nghiệp thường tuyển lao động phổ thông đã qua làm việc hoặc nhận đào tạo lao động ngay trên dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp. Qua đó, gây ra một nghịch lý: “khát” lao động nhưng vẫn không tuyển được nhân lực.
Theo ý kiến của nhiều doanh nghiệp tại hội nghị “Gắn kết cơ sở GDNN với doanh nghiệp trong công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm” năm 2022, các cơ sở GDNN vẫn chưa xây dựng được chương trình đào tạo riêng cho doanh nghiệp mà chỉ đào tạo dựa trên các ngành nghề nhà trường sẵn có; việc tìm kiếm và trao đổi thông tin giữa các cơ sở GDNN và doanh nghiệp chưa được thực hiện thường xuyên, dẫn đến nhiều doanh nghiệp chưa chủ động tham gia hợp tác với cơ sở GDNN. Trong khi đó, đối với thanh niên nông thôn, vấn đề giải quyết việc làm cho lao động sau học nghề còn gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với những nghề phi nông nghiệp. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn các huyện nông thôn còn ít, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, việc tuyển dụng lao động sau khi học nghề còn thấp nên lao động sau khi đào tạo chủ yếu là tự tạo việc làm hoặc thành lập tổ sản xuất. Thanh niên các địa phương miền núi chưa tiếp cận được nhiều thông tin đào tạo nghề, cơ hội việc làm. Một số học sinh, sinh viên sau tốt nghiệp chưa tìm được việc làm thì quay lại với nghề cũ, làm nương rẫy cùng với gia đình khiến việc dạy nghề chưa phát huy hết hiệu quả đối với các vùng kinh tế còn khó khăn. |
Do tác động của COVID-19 và tình hình suy thoái kinh tế thế giới, nhiều doanh nghiệp, nhà máy bị ảnh hưởng vì cắt giảm đơn hàng, thiếu nguyên liệu nên phải cắt giảm công nhân lao động, không có nhu cầu tuyển mới, gây “đứt gãy” thị trường lao động trẻ.
Tại thị trường trong tỉnh, mặc dù đã từng bước được phục hồi nhưng việc khôi phục, mở rộng đầu tư, sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn gặp nhiều khó khăn nên nhu cầu, số lượng thông tin tuyển dụng chưa cao, chưa phong phú. Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Dịch vụ việc làm Quảng Trị, năm 2022, trung tâm đã tiếp nhận hơn 4.100 hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp, 16.550 lượt người có nhu cầu tư vấn việc làm và 5.700 lượt có nhu cầu tư vấn nghề.
Một buổi học thực hành của lớp công nghệ ô tô tại Trường Cao đẳng Kỹ thuật Quảng Trị- Ảnh: T.T
Bên cạnh đó, nhiều bạn trẻ muốn xây dựng một sự nghiệp cho riêng mình lại vấp phải những khó khăn trong khi khởi nghiệp. Bắt đầu từ đâu và như thế nào là một câu hỏi còn bỏ ngõ của nhiều thanh niên chưa dám bứt phá để lập nghiệp. Đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều người trẻ còn ngại ngùng khi lựa chọn việc học nghề bởi vốn liếng, phương tiện, mặt bằng, nhân công là một “bài toán” luôn đặt ra rất nan giải, thách thức.
Anh Lê Văn Hóa (sinh năm 1994) ở xã Triệu Trung, huyện Triệu Phong chia sẻ: “Tỉ lệ thanh niên lập gia đình có hộ khẩu riêng ít, đa phần sống chung với cha mẹ nên việc vay vốn từ các ngân hàng còn hạn chế. Muốn tiếp cận được nguồn vốn lớn từ các Qũy hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp cần đáp ứng nhiều điều kiện, thủ tục, khiến người trẻ còn e ngại khi vay vốn”.
Theo ghi nhận ý kiến của nhiều người trẻ khởi nghiệp, có thể nhận thấy đa phần thanh niên đều có nguyện vọng muốn được nhà nước hỗ trợ chính sách liên quan đến việc vay vốn, quỹ hỗ trợ để mở rộng sản xuất, cũng như đầu tư chiều sâu.
Đồng hành, trợ giúp người trẻ “cất cánh”
Ký kết biên bản ghi nhớ giữa cơ sở đào tạo nghề với doanh nghiệp- Ảnh: T.T
Thực hiện kế hoạch số 3882/KH-UBND của UBND tỉnh Quảng Trị triển khai thực hiện Chỉ thị số 24/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới, Sở LĐ-TB&XH tiếp tục phối hợp với các bên liên quan để thực hiện 1 trong các nhiệm vụ nòng cốt là tăng cường gắn chặt mối liên hệ giữa 3 bên Nhà nước - Nhà trường – Doanh nghiệp trong GDNN.
Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Lê Nguyễn Huyền Trang nhận định: “Để mối quan hệ này đi vào thực chất, hiệu quả, các cơ sở GDNN cần nâng cao năng lực đào tạo; đổi mới phương pháp, quy trình đào tạo, lấy học sinh, người học nghề làm trung tâm và nhu cầu của doanh nghiệp làm định hướng đào tạo. Các doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, gắn kết chặt chẽ với cơ sở GDNN; thường xuyên thống kê và cung cấp thông tin nhu cầu lao động, ngành nghề đào tạo để cơ sở GDNN xây dựng kế hoạch đào tạo. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp và cơ sở đào tạo cũng cần có sự phối hợp chặt chẽ trong biên soạn chương trình đào tạo, quá trình đào tạo và đánh giá kết quả người học”. |
Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ thuật Quảng Trị Lê Thiên Vinh cho biết: “Thời gian tới, nhà trường tiếp tục chủ động xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu chuyển đổi việc làm và đào tạo nghề. Đồng thời, mở rộng mạng lưới quan hệ hợp tác đào tạo với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.
Bên cạnh đó, trường cũng đang xây dựng đề án, trình UBND tỉnh cho chủ trương thành lập 2 cơ sở cung cấp dịch vụ nhằm mục đích phục vụ công tác thực hành, thực tập cho học sinh, sinh viên, trực thuộc trường là Trung tâm dịch vụ sửa chữa xe máy và đào tạo lái xe và Trung tâm dịch vụ - kỹ thuật nông nghiệp”.
Để giải quyết nhu cầu thông tin về đào tạo và việc làm cho người dân, trong kế hoạch, nhiệm vụ năm 2023, Trung tâm Dịch vụ việc làm Quảng Trị tiếp tục phát huy các hình thức cung cấp, kết nối thông tin thị trường lao động có hiệu quả.
Đặc biệt là hình thức ứng dụng công nghệ thông tin như: website, facebook, email, zalo, nhắn tin… Đồng thời tiếp tục nghiên cứu, đổi mới đa dạng hóa hình thức, nội dung, phương thức truyền tải, phổ biến thông tin thị trường lao động.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh đoàn Mai Văn Nam cho biết: “Tỉnh đoàn sẽ tiếp tục khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc làm, vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội và vận động các nguồn xã hội hóa để hỗ trợ thanh niên vay vốn làm kinh tế. |
Ngoài ra, tùy theo từng tháng, từng đợt tuyển dụng cao điểm, tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến thông tin thị trường ở cơ sở như: phát thanh lưu động, phát thanh kết hợp phát tờ rơi tại các điểm, tụ điểm, tổ chức các nhóm cung cấp thông tin trực tiếp để Nhân dân và người lao động nắm bắt thông tin thị trường lao động một cách sâu rộng hơn.
Xây dựng chương trình phát trực tiếp trên facebook về hoạt động của sàn giao dịch việc làm định kỳ, sàn online kết nối các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên tại trung tâm và 2 văn phòng đại diện nhằm quảng bá, giới thiệu rộng rãi về sàn giao dịch việc làm, hỗ trợ các hoạt động kết nối cung - cầu lao động trực tuyến.
Để khuyến khích, tạo điều kiện cho người học tốt nghiệp từ các cơ sở GDNN có khả năng chủ động tìm việc làm, tự tạo việc làm, khởi nghiệp sau khi tốt nghiệp theo đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” của Thủ tướng Chính phủ (Đề án 1665), Tỉnh đoàn tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, tạo môi trường cho thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp thông qua các hình thức thông tin, truyền thông, kết nối, tư vấn, hướng dẫn thanh niên.
Xây dựng cộng đồng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp; sàn giao dịch ý tưởng khởi nghiệp, lập nghiệp; vận hành hiệu quả “Mạng lưới thanh niên khởi nghiệp tỉnh Quảng Trị ”, “Kênh giới thiệu và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm của thanh niên Quảng Trị online - quangtrimart.vn”. Tăng cường ứng dụng thương mại điện tử trong tổ chức các hoạt động quảng bá, kết nối ý tưởng kinh doanh, hỗ trợ đầu ra sản phẩm của thanh niên.
Tích cực chủ động đề xuất với các cấp, ngành hoàn thiện các chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp. Định kỳ tổ chức các hoạt động đối thoại chính sách giữa thanh niên khởi nghiệp và các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước.
Hướng tới thực hiện đề án tư vấn hướng nghiệp, khởi nghiệp cho thanh niên gắn với các dự án động lực phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2023 - 2026, định hướng đến năm 2030”.
Để người lao động, thanh niên mạnh dạn trên con đường lập thân, lập nghiệp, vượt ra khỏi giới hạn của mình thì sự khơi thông các cơ chế, chính sách hỗ trợ của nhà nước, của chính quyền địa phương là vô cùng quan trọng. Với sự tiếp sức của toàn xã hội, thanh niên học nghề nói riêng và người trẻ Quảng Trị nói chung hứa hẹn có thêm nội lực để lập thân, lập nghiệp thành công.
Thu Thảo
QTO - Vinh dự và tự hào được mang họ Hồ của Bác, hàng chục thập kỷ trôi qua, người Vân Kiều, Pa Kô ở dãy Trường Sơn hùng vĩ một lòng theo Đảng, theo cách...
QTO - Đó là khẳng định của anh Nguyễn Văn Đức, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất gỗ Hoàng Minh Đức và ông Nguyễn Đặng Hiến, Chủ tịch Công ty TNHH Sản xuất và...
QTO - Vùng miền núi Quảng Trị có nhiều tiềm năng đất đai và lao động. Tuy nhiên, những năm qua, lao động vùng núi, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS)...
QTO - “Liệu học nghề có giúp em thành công?”, “Em nên học nghề gì để không thất nghiệp?”, đó là một loạt câu hỏi được người em họ của tôi đặt ra khi đứng...
QTO - Làm thế nào để nâng cao nhận thức của học sinh và phụ huynh, thu hút các em lựa chọn trường nghề phù hợp với năng lực cũng như nguyện vọng, tăng sức...
QTO - Nhiều năm qua, việc đào tạo nghề cho người lao động ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số thuộc địa bàn huyện Cam Lộ đã đạt được nhiều kết quả tích cực....
QTO - Trong một xã hội thừa lao động nhưng vẫn thiếu thợ lành nghề đã đến mức “báo động” như hiện nay, việc lựa chọn sớm hướng phát triển nghề nghiệp phù...
QTO - Không được khỏe mạnh, lành lặn, phần lớn người khuyết tật chìm sâu trong mặc cảm, tự ti. Với phương châm: “Không để ai bị bỏ lại phía sau”, thời gian...