{title}
{publish}
{head}
VOV.VN - Phía Mỹ tỏ ra nghi ngờ rằng, những động thái hòa hoãn mới nhất của Triều Tiên chỉ nhằm gây chia rẽ trong liên minh Mỹ- Hàn.
Những chuyển biến tích cực đầu tiên xuất hiện trên bán đảo Triều Tiên khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong bài phát biểu đầu năm tuyên bố sẵn sàng gửi phái đoàn tham dự Thế vận hội mùa đông ở PyeongChang, Hàn Quốc. Đáp lại, chính quyền của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in “sốt sắng” đề xuất một cuộc gặp cấp cao trực tiếp giữa quan chức hai nước vào ngày 9/1 tới để bàn bạc về khả năng này.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un phát biểu mừng năm mới. Ảnh: Yonhap
Rõ ràng, trong khi Mỹ cảnh báo sẽ không công nhận bất kỳ cuộc đàm phán nào giữa Triều Tiên và Hàn Quốc trừ khi tiến trình này đem lại kết quả là việc cấm toàn bộ vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, thì việc Hàn Quốc hào hứng trước triển vọng đối thoại với Triều Tiêu đã cho thấy mâu thuẫn bắt đầu nhen nhóm giữa Washington và Seoul.
Việc Hàn Quốc chấp nhận đối thoại gần như là vô điều kiện với Triều Tiên có thể đi ngược lại chủ trương của Mỹ, đặc biệt là với cái gọi là “Chiến dịch áp lực tối đa” để cô lập hoàn toàn Triều Tiên của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Thư ký báo chí Nhà Trắng Sarah Sanders mới đây vẫn khẳng định, chính sách của Mỹ với Triều Tiên không thay đổi.
“Chúng tôi vẫn cam kết tiếp tục gây sức ép tối đa, cũng như hợp tác với các đối tác trong khu vực, trong đó có Hàn Quốc. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc tích cực với các bên, thúc đẩy việc gia tăng áp lực, với hy vọng Triều Tiên có những quyết định sáng suốt hơn”- Thư ký báo chí Nhà Trắng cho biết.
Phủ Tổng thống Hàn Quốc chiều 4/1 thông báo đã tổ chức cuộc họp của Ủy ban thường trực Hội đồng an ninh quốc gia Hàn Quốc (NSC), thảo luận việc chuẩn bị cho đàm phán liên Triều và phương án cụ thể cho việc Triều Tiên tham dự Thế vận hội mùa Đông PyeongChang 2018.
Tuy nhiên, theo giới quan sát, đề nghị cử đoàn vận động viên tham dự Thế vận hội và tổ chức đàm phán với Hàn Quốc của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un có thể sẽ đào sâu khoảng cách giữa Mỹ và Hàn Quốc khi mà Mỹ vẫn còn hoài nghi về khả năng mở ra các cuộc đàm phán liên Triều. Hơn nữa, trước đó, Mỹ từng thẳng thừng cảnh báo có thể tẩy chay Thế Vận hội Olympics 2018 tại Hàn Quốc nếu đoàn Triều Tiên tham gia vào sự kiện thể thao lớn này.
Một câu hỏi lớn đang được đặt ra là liệu nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un có dụng ý gì khi bất ngờ phát đi thông điệp đầu năm mới thể hiện sự cứng rắn cao độ dành cho Mỹ nhưng xuống nước bất ngờ với nước láng giềng Hàn Quốc, trong đó mới nhất là việc tái lập đường dây nóng liên Triều.
Về phía Mỹ, Bộ Ngoại giao nước này đã lên tiếng tố cáo thẳng thừng Triều Tiên cố tình gây sứt mẻ trong quan hệ liên minh Mỹ-Hàn. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert nhấn mạnh, Triều Tiên có thể đang “cố gắng tìm cách khoét sâu loại mâu thuẫn nào đó” giữa Washington và Seoul.
Trong khi đó, nhiều chuyên gia phân tích nhận định rằng, có thể nhà lãnh đạo Triều Tiên đang tìm cách ra điều kiện nới lỏng các biện pháp trừng phạt và huỷ bỏ các cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn. Bên cạnh đó, cũng không ít hoài nghi rằng nhà lãnh đạo này đang tận dụng các cuộc đàm phán để tiếp tục hoàn thiện vũ khí hạt nhân.
Giáo sư Mason Richey của trường Đại học Hankuk ở Hàn Quốc đưa ra khả năng rằng, có thể nhà lãnh đạo Triều Tiên đang muốn kiểm chứng xem Mỹ và Hàn Quốc “có khả năng chấp nhận đến đâu”. Trong khi nhà nghiên cứu về Châu Á học tại trường Wellesley College, bang Massachusetts, Mỹ Katherine Moon thì lên tiếng cảnh báo rằng, lời đề nghị đàm phán của Bình Nhưỡng sẽ đi kèm với "giá đắt" và rằng không nên vội vàng tin những lời đề nghị này sẽ đặt nền móng cho các tín hiệu tích cực./.
Phương Anh/VOV-Trung tâm Tin
(Tổ Quốc) - Hàn Quốc ngày 13/9 đã có phản ứng mạnh mẽ trước tuyên bố của Triều Tiên về việc sử dụng vũ khí hạt nhân trước đó.
VOV.VN - Mỹ và Hàn Quốc hôm nay (3/3) thông báo, trong vòng 10 ngày tới, hai bên sẽ tiến hành cuộc tập trận chung thường niền quy mô lớn nhất từ trước đến nay. ...
Tạm gác quá khứ, Hàn Quốc-Nhật Bản cùng nhau hợp tác trước thách thức gia tăng đến từ vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.
Theo Nikkei, một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết Hàn Quốc và Mỹ đang lên kế hoạch tập trận quân sự để đối phó với nguy cơ tiềm tàng từ một cuộc tấn công hạt ...
VOV.VN - Trong khi Mỹ và Hàn Quốc đang lên kế hoạch cho một cuộc tập trận mới thì Triều Tiên cũng không ngừng đẩy mạnh năng lực sản xuất tên lửa. Những diễn ...
(VNF) - Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin và Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ thảo luận về một số “vấn đề ...
VOV.VN - Trong thời gian ở thăm Nga, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã tới nhiều cơ sở quân sự. Chuyến thăm thể hiện mối quan hệ đặc biệt Nga - Triều Tiên ...
VOV.VN - Tham mưu trưởng của liên quân Hàn Quốc cho biết, tên lửa được bắn vào khoảng 18h20 (09:20 giờ GMT) từ thành phố Nampo của Triều Tiên.
QTO - Nhằm thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và đối phó thách thức, Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ triển khai các biện pháp nới lỏng tiền tệ, giảm lãi suất, và...
QTO - Geoffrey Pyatt, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ về Tài nguyên Năng lượng, thừa nhận quốc gia này vẫn phụ thuộc vào nhiên liệu hạt nhân của Nga, với...
VOV.VN - Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) ngày 3/1 tuyên bố làn sóng bất ổn tại nước này trong vài ngày qua đã kết thúc.
Knhtedothi - Tổng thư ký Liên Hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres ngày 3/1 đã hoan nghênh việc mở lại kênh đối thoại giữa Triều Tiên và Hàn Quốc.
(PLO) - Năm 2018 bắt đầu với những dấu hiệu trái ngược trong lĩnh vực kinh tế và địa chính trị. Thị trường chứng khoán toàn cầu đang duy trì ở mức cao, trong khi triển vọng...
VOV.VN - Người đứng đầu Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran, Tướng Mohammad Ali Jafari ngày 3/1 thông báo, làn sóng biểu tình bạo loạn đã chấm dứt.
TPO - Bình Nhưỡng tuyên bố sẽ mở lại đường dây liên lạc với Hàn Quốc vào chiều nay, 3/1.
ANTD.VN - Ba Lan đã đề xuất giải pháp mới cho cuộc khủng hoảng Ukraine, cũng là cuộc xung đột trong lòng châu Âu đã cướp đi sinh mạng của khoảng 10 nghìn người trong 3 năm qua.