{title}
{publish}
{head}
Năm 2024, bám sát sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), của tỉnh, Sở GD&ĐT đưa ra nhiều giải pháp để tổ chức thực hiện, góp phần hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu cơ bản về lĩnh vực GD&ĐT mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra.
Một buổi học tại Trường Mầm non Hoa Mai, thị xã Quảng Trị -Ảnh: T.V
Nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học
Để đạt được mục tiêu đó, Sở GD&ĐT tăng cường giải pháp duy trì, phát triển mạng lưới trường, lớp theo quy mô hợp lý.
Theo đó, đối với bậc mầm non tăng cường quản lý, đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dạy, phấn đấu trẻ nhà trẻ được ra lớp đạt 35%, trẻ mẫu giáo đạt 96%, đảm bảo 100% trẻ đến trường được kiểm tra sức khỏe, đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ, giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng so với đầu năm học từ 3- 5%, khống chế tỉ lệ trẻ thừa cân béo phì.
Chú trọng thực hiện tốt mô hình phối hợp giữa nhà trường, gia đình, cộng đồng trong cơ sở giáo dục và dự án giáo viên mầm non áp dụng kiến thức, kỹ năng giảng dạy giàu ngôn ngữ, giai đoạn 2022- 2026 tại 2 huyện Hướng Hóa, Đakrông.
Đối với bậc phổ thông, chú trọng đổi mới phương pháp dạy học cũng như tăng cường hoạt động trải nghiệm, thực hành, vận dụng để phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh, đồng thời chỉ đạo cơ sở giáo dục tiểu học dạy học môn Tiếng Anh, Tin học bắt buộc, khuyến khích trường học có đủ điều kiện dạy học Tiếng Anh tự chọn.
Cùng với đó, xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường, kế hoạch giáo dục của từng môn học, hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường theo hướng sắp xếp, cập nhật nội dung dạy học thuận lợi cho việc áp dụng phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực, thực hiện theo khung thời gian năm học.
Mặt khác, tăng cường các hoạt động giúp học sinh vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết những vấn đề thực tiễn cũng như tiếp tục triển khai giáo dục STEM trong giáo dục trung học, đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường, cấp huyện, cấp tỉnh.
Xây dựng kế hoạch, hướng dẫn cơ sở giáo dục lựa chọn sách giáo khoa các lớp: 5, 9 và 12 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cũng như biên soạn và thẩm định tài liệu giáo dục địa phương cho các lớp này. Đổi mới công tác quản lý, tăng cường nền nếp, kỷ cương, nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nhà giáo để thực hiện tốt dạy và học.
Chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số
Một trong những vấn đề mà Sở GD&ĐT quan tâm nhất đó là xây dựng kho học liệu số chia sẻ dùng chung toàn ngành, gồm bài giảng điện tử, học liệu số đa phương tiện, sách giáo khoa điện tử, phần mềm mô phỏng và các học liệu khác cũng như phát triển hệ thống ngân hàng câu hỏi trực tuyến cho các môn học, khuyến khích khai thác dữ liệu, trí tuệ nhân tạo vào lĩnh vực GD&ĐT.
Để đạt được mục tiêu đó, ngành GD&ĐT đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực số cho đội ngũ cán bộ, giáo viên bảo đảm quản lý, làm việc hiệu quả trên môi trường số. Theo đó, triển khai kế hoạch bồi dưỡng giáo viên đảm bảo 100% nhà giáo có hồ sơ, tài khoản sử dụng để tự bồi dưỡng theo nhu cầu. Đồng thời rà soát, ban hành quy định kỹ thuật về dữ liệu, hướng dẫn kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các đơn vị, cơ quan trong ngành và ngành GD&ĐT với cơ sở dữ liệu quốc gia.
Cùng với đó, tăng cường các điều kiện đảm bảo triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số cũng như tiếp tục xây dựng thư viện điện tử, tăng cường kiểm tra, thi trên máy tính, thi trực tuyến, kết nối nền tảng dạy học trực tuyến với nền tảng quản trị nhà trường và mạng IoT, đồng thời triển khai đồng bộ hệ thống thông tin quản lý GD&ĐT và cơ sở dữ liệu ngành GD&ĐT.
Đẩy mạnh cải cách hành chính
Để đạt được vị thứ trong tốp 5 của 20 sở, ngành cấp tỉnh về cải cách hành chính, sở tăng cường thực hiện thủ tục hành chính qua dịch vụ công trực tuyến và tại bộ phận “một cửa”, “một cửa liên thông” cũng như đổi mới phương thức, lề lối làm việc của cán bộ, công chức, viên chức ngành GD&ĐT, tăng cường sử dụng chữ ký số chuyên dùng góp phần xây dựng chính quyền điện tử.
Cùng với đó, thực hiện tốt công tác công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình với người dân, phụ huynh, học sinh; đẩy mạnh công tác phòng, chống tiêu cực, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tinh giảm chế độ báo cáo nhằm nâng cao chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX), chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số quản trị và hành chính công (PAPI) ngành GD&ĐT cũng như đẩy mạnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn trình trong ngành, triển khai đo lường sự hài lòng của người dân đối với các dịch vụ giáo dục công lập khối tiểu học.
Tăng cường cơ sở vật chất cho giáo dục
Một trong những ưu tiên hàng đầu mà Sở GD&ĐT đưa ra đó là tiếp tục triển khai có hiệu quả đề án xóa phòng học tạm, phòng học mượn, giai đoạn 2019- 2025; triển khai thực hiện đề án phát triển trường dân tộc nội trú, bán trú, dự án phát triển Trường THPT Hướng Hóa, trong đó chủ động xây dựng phương án và lộ trình mở rộng hệ thống các trường phổ thông dân tộc bán trú ở vùng miền núi; triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021- 2025, phấn đấu xây dựng cơ sở giáo dục đáp ứng mức tối thiểu về cơ sở vật chất cho đổi mới giáo dục phổ thông, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.
Để đạt được mục tiêu đó, Sở GD&ĐT phối hợp chặt chẽ với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh để triển khai các công trình đúng kế hoạch. Đồng thời triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 52 ngày 14/7/2022 của HĐND tỉnh về tiếp tục thực hiện mức thu học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập; huy động nguồn lực hỗ trợ học phí, sách giáo khoa cho học sinh nghèo, đánh giá hiệu quả chương trình “Sóng và máy tính cho em”.
Cùng với đó, tiếp tục mua sắm bổ sung trang thiết bị cho bậc học mầm non và phổ thông để duy trì vững chắc công tác phổ cập giáo dục mầm non và đáp ứng mức tối thiểu cho các cấp học phổ thông theo quy định.
Chú trọng đầu tư trang thiết bị và xây dựng phòng học ngoại ngữ để thực hiện tốt đề án tăng cường dạy và học ngoại ngữ, trong đó ưu tiên bậc tiểu học. Triển khai hiệu quả đề án xây dựng nhà ở tập thể công vụ cho giáo viên vùng khó khăn và cải tạo, xây dựng mới nhà vệ sinh, cung cấp nước sạch cho trường học.
Giao quyền tự chủ cho cơ sở giáo dục
Theo đó, thực hiện phân cấp giao quyền chủ động, nâng cao trách nhiệm giải trình của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong tổ chức và quản lý hoạt động chuyên môn. Theo đó, các cơ sở giáo dục triển khai thực hiện xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ trên cơ sở Nghị định số 60 ngày 21/6/2021 của Chính phủ ban hành quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, Quyết định số 2450 ngày 25/10/2023 của UBND tỉnh về giao quyền tự chủ tài chính giai đoạn 2023- 2025 cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục trực thuộc sở.
Mặt khác, chú trọng xây dựng lộ trình, từng bước xóa bỏ bao cấp qua giá, phí cung cấp dịch vụ giáo dục theo hướng từng bước tính đủ chi phí giáo dục, phù hợp với khả năng ngân sách nhà nước, khả năng chi trả của người dân, tạo điều kiện cơ cấu lại ngân sách chi cho lĩnh vực GD&ĐT cũng như phân định rõ giá, phí theo từng loại dịch vụ giáo dục được hỗ trợ ngân sách nhà nước và dịch vụ giáo dục không được ngân sách nhà nước hỗ trợ.
Thực hiện phương thức đấu thầu, đặt hàng khi được UBND tỉnh giao nhiệm vụ trên cơ sở hệ thống định mức kinh tế- kỹ thuật và tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng của từng loại hình dịch vụ trong lĩnh vực GD&ĐT. Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 101 ngày 16/7/2021 của HĐND tỉnh quy định mức thu tối đa các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của nhà trường đối với cơ sở giáo dục công lập từ năm học 2021- 2022 trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh những giải pháp trên, Sở GD&ĐT còn triển khai nhiều giải pháp khác như tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh cũng như rà soát quy hoạch và sắp xếp lại quy mô, mạng lưới cơ sở giáo dục, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, chất lượng dạy học ngoại ngữ, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, hội nhập quốc tế để nâng cao chất lượng GD&ĐT. Năm 2024, ngành GD&ĐT phấn đấu giữ vững chuẩn phổ cập tiểu học, THCS tại 100% xã, phường, thị trấn, tỉ lệ trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia đạt 62%...
Nguyễn Vinh
NDO - Sáng 12/12, tại trụ sở 71 Hàng Trống, Hà Nội, Báo Nhân Dân phối hợp cùng Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons (CTD) tổ chức Lễ ra mắt chương trình "Xây Tết 2025” với những...
QTO - Công tác truyền thông được xác định là nhiệm vụ quan trọng để tạo nên sự đồng thuận trong việc tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH),...
QTO - Phát huy vai trò của cán bộ, hội viên phụ nữ trong công tác phối hợp giáo dục, cải tạo phạm nhân nữ và giúp đỡ họ tái hòa nhập cộng đồng, trong 2 năm...
QTO - “Sau hơn 2 năm thực hiện mô hình “Trường học văn minh, học sinh thân thiện, không tệ nạn xã hội”, suy nghĩ, tư tưởng, văn hóa của học sinh có chuyển...
QTO - Những năm qua, Hội Sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm (CĐSP) Quảng Trị đã trở thành ngọn cờ tiên phong, tập hợp sinh viên, phát huy vai trò xung kích,...
QTO - Đầu năm mới 2024, một trận động đất nghiêm trọng xảy ra ở Nhật Bản gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Sang nước bạn sống, làm việc, nhiều người...
QTO - Những năm gần đây, mạng xã hội như: facebook, zalo, tiktok... phát triển mạnh, kéo theo lượng người dùng cũng ngày càng tăng. Hiện nay, từ hầu hết...
QTO - Tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở các huyện miền núi của tỉnh đã được phản ánh nhiều nhưng vẫn luôn là vấn...
QTO - Sau 15 năm triển khai thực hiện Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), chính sách BHYT đã đạt được nhiều thành công, nhất là về tỉ lệ bao phủ... Tuy nhiên, quá...
QTO - Thời gian qua, được sự quan tâm đầu tư của nhà nước, mạng lưới y tế huyện Triệu Phong đã đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho Nhân dân. Đến nay, đội...
QTO - Là một trong hai trụ cột chuyên môn quan trọng nhất của ngành y tế, lĩnh vực khám chữa bệnh (KCB) đã, đang và tiếp tục khẳng định vị trí trọng yếu...
QTO - Mới đây, đề tài khoa học của 2 học sinh lớp 8B, Trường THCS Phan Đình Phùng, TP. Đông Hà là Nguyễn Linh Giang và Nguyễn Hoàng Bảo Ngọc về “Nâng cao...