{title}
{publish}
{head}
Đầu năm mới 2024, một trận động đất nghiêm trọng xảy ra ở Nhật Bản gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Sang nước bạn sống, làm việc, nhiều người lao động Việt Nam, trong đó có người dân Quảng Trị đã và đang gặp rất nhiều khó khăn. Với tấm lòng sẻ chia, anh Hoàng Văn Hậu (sinh năm 1997), ở thị trấn Gio Linh, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị hiện đang sống ở TP. Kanazawa, tỉnh Ishikawa, Nhật Bản đã luôn hướng trái tim yêu thương về những người gặp hoạn nạn và có sự tiếp sức ấm tình đồng hương.
Anh Hoàng Văn Hậu chuẩn bị hàng hóa để đến hỗ trợ người lao động Việt Nam ở Nhật Bản - Ảnh: NVCC
Liên lạc với anh Hậu, chúng tôi được biết anh và các bạn của anh vừa trở về từ tâm chấn của trận động đất kinh hoàng. Trước khi lên đường, anh đã trích khoản tiền tiết kiệm để mua nước, bánh trái, thực phẩm... để mang theo hỗ trợ. Đến vùng tâm chấn, trước mắt anh là khung cảnh hoang tàn, nhiều ngôi nhà chỉ còn là đống đổ nát.
“Nơi tôi sống và làm việc cũng bị ảnh hưởng bởi trận động đất nhưng không nặng nề như ở tâm chấn. Tôi rất buồn khi biết nhiều người đã rơi vào cảnh màn trời, chiếu đất, thiếu nước uống, lương thực... Tôi đã gặp và hỗ trợ cho một số lao động Việt Nam, trong đó có người Quảng Trị. Nhận được món quà từ đồng hương, ai cũng xúc động”, anh Hậu cho biết.
Sinh ra, lớn lên trong thử thách nên anh dễ đồng cảm, sẻ chia với những người gặp khó khăn, hoạn nạn. Đến giờ, anh vẫn nhớ như in giọt nước mắt của mẹ vì lao động đến kiệt sức nhưng vẫn không lo đủ cho hai người con ăn học. Mỗi lúc thiên tai ập tới, ba mẹ con lại rúm ró ôm nhau trong căn nhà cũ, xuống cấp. Nhiều năm liền, cuốn sổ hộ nghèo là “chiếc phao cứu sinh” cho cả gia đình. Cũng vì khó khăn nên anh Hậu đã quyết định rời giảng đường để đi xuất khẩu lao động ở Nhật Bản.
Năm 2017, ngày đầu đến với đất nước mà mình chỉ mới nhìn thấy trên ti vi, anh Hậu đã gặp ngay một trận bão tuyết lớn. Dưới cái rét thấu xương, thấu thịt, anh vẫn ngày ngày cuốc bộ đến nơi làm việc. Anh biết, để mình có công việc này, mẹ đã phải thế chấp tài sản quý giá nhất của gia đình là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì thế, anh không cho phép mình được bỏ cuộc. Suy nghĩ ấy như tiếp thêm sức mạnh cho anh.
Anh Hậu vừa chăm chỉ làm việc, vừa chuyên tâm học thêm tiếng Nhật. Sau một thời gian ngắn, mọi việc dần đi vào quỹ đạo. Những khó khăn trong công việc chế biến thủy sản không còn là rào cản đối với anh. Đến năm thứ 3 ở Nhật Bản, từ lao động trực tiếp, anh Hậu được công ty tin tưởng giao nhiệm vụ quản lý. Nhờ thế, anh có nhiều điều kiện hơn để hỗ trợ gia đình thoát nghèo và giúp đỡ những người xung quanh.
Đến giờ, anh Hậu không thể nhớ hết những trường hợp mình từng giúp đỡ. Mỗi lần hay tin người dân quê hương gặp khó khăn vì thiên tai, anh thường gửi tiền về quê nhà. Riêng trận lũ lịch sử năm 2020, anh đã gom góp và huy động được khoảng 40 triệu đồng về trao cho những gia đình bị ảnh hưởng nặng ở huyện Gio Linh. Mới đây, anh vừa chuyển kinh phí, giúp một hộ dân sửa sang nhà cửa bị tốc mái.
Đặc biệt, nhiều năm qua, anh Hậu đã tình nguyện trở thành nhịp cầu giúp nhiều lao động Việt Nam sang sinh sống, làm việc thuận lợi ở Nhật Bản. Thấu hiểu những khó khăn mà người lao động Việt Nam phải đối diện khi đến một đất nước xa lạ, anh luôn tìm cách hỗ trợ phù hợp. Các hoạt động do hội đồng hương tổ chức hiếm khi thiếu vắng anh.
“Khi ở nước ngoài, tôi và những người khác hiểu sâu sắc hơn về tình dân tộc, nghĩa đồng bào. Vì thế, chúng tôi luôn hướng về nhau và về quê hương bằng cả tấm lòng. Mỗi khi biết quê nhà hoặc người lao động Việt Nam nào đó ở Nhật Bản gặp khó khăn, hoạn nạn, tình dân tộc, nghĩa đồng bào dường như trỗi dậy mạnh mẽ hơn, thôi thúc chúng tôi hành động”, anh Hậu nói.
So với những năm trước, hiện nay, cuộc sống của Hậu cũng như phần lớn người lao động Việt Nam tại Nhật Bản gặp nhiều khó khăn hơn. Thế nhưng, mọi vất vả, lo toan không khiến anh chỉ biết lo lắng, vun vén cho riêng mình. Ngày nối ngày, anh Hậu vẫn lặng thầm và miệt mài giúp đỡ mọi người bằng cách riêng. Đó là niềm vui của anh ở nơi đất khách, quê người.
Tây Long
QTO - Công tác truyền thông được xác định là nhiệm vụ quan trọng để tạo nên sự đồng thuận trong việc tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH),...
QTO - Năm 2024, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Quảng Trị đã triển khai thực hiện kịp thời, quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quảcác mục tiêu, nhiệm vụ,...
QTO - Những năm gần đây, mạng xã hội như: facebook, zalo, tiktok... phát triển mạnh, kéo theo lượng người dùng cũng ngày càng tăng. Hiện nay, từ hầu hết...
QTO - Tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở các huyện miền núi của tỉnh đã được phản ánh nhiều nhưng vẫn luôn là vấn...
QTO - Sau 15 năm triển khai thực hiện Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), chính sách BHYT đã đạt được nhiều thành công, nhất là về tỉ lệ bao phủ... Tuy nhiên, quá...
QTO - Thời gian qua, được sự quan tâm đầu tư của nhà nước, mạng lưới y tế huyện Triệu Phong đã đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho Nhân dân. Đến nay, đội...
QTO - Là một trong hai trụ cột chuyên môn quan trọng nhất của ngành y tế, lĩnh vực khám chữa bệnh (KCB) đã, đang và tiếp tục khẳng định vị trí trọng yếu...
QTO - Mới đây, đề tài khoa học của 2 học sinh lớp 8B, Trường THCS Phan Đình Phùng, TP. Đông Hà là Nguyễn Linh Giang và Nguyễn Hoàng Bảo Ngọc về “Nâng cao...
QTO - Ngày 28/12, Ban tổ chức cuộc thi video clip “Tôi yêu Quảng Trị” năm 2023 đã tổ chức lễ tổng kết và trao giải. Vượt qua 39 tác phẩm của 27 tác giả,...
Vì sao người Việt ngày càng quan tâm đến dự phòng tài chính
QTO - Là di tích đặc biệt thuộc hệ thống di tích lịch sử đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh, thế nhưng di tích Cảng quân sự Đông Hà, ở Phường 2, TP. Đông...
QTO - Đảm nhận trọng trách giữ gìn an ninh trật tự (ANTT) ở một trong những địa bàn trọng điểm của TP. Đông Hà, cán bộ, chiến sĩ (CBCS) Công an Phường 1 nỗ...