Cập nhật: Thứ 2, 23/12/2013 | 10:54 GMT+7

Trăn trở Hướng Lập

(QT) - Sạt lở bờ sông Sêbănghiêng khiến tình trạng thiếu đất sản xuất trở nên rất bức xúc, việc đào vàng trái phép gây ô nhiễm môi trường, nhiều thôn bản ở xa đang còn cách trở... Tuy gặp nhiều khó khăn nhưng không ngăn được khát vọng vươn lên thoát nghèo của người dân Hướng Lập (Hướng Hóa, Quảng Trị). Khắc phục cái khó, họ chọn cho mình hướng phát triển kinh tế phù hợp và cây bời lời đang mở ra cơ hội thoát nghèo cho người dân. Trong năm 2014, sẽ có 80 ha bời lời cho khai thác đem lại hiệu quả kinh tế cao. Sau những trận mưa liên tục trong tháng 10 và 11/2013, những bờ đất màu mỡ của gia đình ông Nguyễn Văn Thiền (thôn A Sóc, xã Hướng Lập) dần dần bị cuốn trôi. Đến nay, bờ sông Sêbănghiêng chỉ cách nhà ông Thiền chưa đến 10 mét. Vừa dẫn chúng tôi ra bờ sông, ông Thiền vừa nói: “Ngày trước, bờ sông cách nhà tôi cả trăm mét đất. Sạt lở cuốn hết đất đai, vườn tược rồi”. Đứng trên gốc mít vừa bị con nước cuốn đổ, cây lá còn xanh tươi, rễ trơ ra xơ xác mà lòng ông Thiền ngổn ngang: “Bờ sông vào đến nhà rồi, sắp tới phải di dời nhưng cả nhà chưa biết di chuyển về đâu?”.

Một góc xã Hướng Lập hôm nay

Sạt lở bờ sông liên tục cuốn trôi vườn tược của người dân, đe dọa nhà cửa, tài sản và tính mạng. Đêm đêm đang ngủ, con nước lớn đổ về, nhiều nhà nghe tiếng ầm là sáng ra biết có thêm vài điểm sạt lở. Để tránh sạt lở, đầu năm 2013, hai hộ dân là Hồ Văn Sĩ và Hồ Văn Vĩ (thôn A Sóc) phải di chuyển nhà cửa đi nơi khác. Trong năm 2012 và 2013, tại xã A Sóc, bờ sông tiến sâu vào hơn 20 mét, kéo dài khoảng 300 mét ở cả hai bờ. Còn tại thôn Cù Bai, được xem là vựa lương thực của Hướng Lập thì “thủy thần” cuốn trôi hơn 6 ha ruộng. Nguy cơ sạt lở đang đe dọa trực tiếp đến 10 hộ dân, 1 trạm y tế và 2 trụ điện cao thế ở hai bên bờ sông. Không chỉ thế, bờ sông hiện chỉ cách trụ sở UBND xã Hướng Lập gần 100 mét, và dự tính nếu không có biện pháp khắc chế trong thời gian tới thì chẳng mấy chốc, trụ sở khang trang vừa xây dựng này sẽ nằm trong diện bị ảnh hưởng. Theo đồng chí Hồ Đức Vân, Chủ tịch UBND xã Hướng Lập, nguyên nhân sạt lở do năm 2001, nhiều doanh nghiệp tư nhân khai thác cát sạn ở sông Sêbănghiêng khiến dòng chảy thay đổi. Trong năm 2012-2013, sạt lở trở nên nghiêm trọng, không theo quy luật bên bồi bên lở. Đồng chí Hồ Đức Vân cho biết: “UBND Hướng Lập đề xuất làm kè bê tông nhưng do kinh phí lớn nên chưa bố trí được nguồn vốn. Trước mắt, xã vận động hộ dân Nguyễn Văn Thiền di dời, cố gắng hoàn thành trước 2014, nhưng đang thiếu quỹ đất. Sau nữa là vận động bà con mất ruộng đất chuyển đổi cây trồng vật nuôi khác, thay thế bằng cây công nghiệp”. Khó khăn lớn nhất để phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo ở Hướng Lập là thiếu đất sản xuất. Địa hình ở đây chủ yếu là núi cao, dốc đứng. Cả xã Hướng Lập chỉ có 60 ha đất bằng phẳng làm ruộng lúa. Trong đó, thôn Cù Bai chiếm 70% diện tích trồng lúa, là vựa lương thực của xã thì đang chịu sạt lở nghiêm trọng. Không chỉ sạt lở bờ sông, trên dòng Sêbănghiêng dẫn vào thôn Cuôi còn có tình trạng khai thác vàng trái phép dẫn đến ô nhiễm môi trường. Hướng Lập có 274 hộ dân với 1.450 nhân khẩu. Xã có 8 thôn bản, trong đó có 3 thôn ghép. Địa hình Hướng Lập khó khăn đi lại, dân cư rải rác nên đời sống của bà con vẫn chủ yếu tự cung tự cấp. Địa hình cách trở, nhiều thôn bản ở xa rất khó khăn để phổ biến thông tin, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Theo quy định của Nhà nước, phải 60 hộ dân mới thành lập được một thôn, do vậy nên nhiều bản cách xa nhau nửa ngày đường đi bộ nhưng vẫn phải ghép lại thành một thôn. Như thôn Cuôi có 2 bản là bản Cuôi và bản Cựp cách nhau đến 15 km. Thôn trưởng thôn Cuôi, có nhà ở bản Cựp cho hay: “Vất vả nhất là những lần phải tổng hợp số liệu, lấy ý kiến bà con. Nhà tôi sang bản Cuôi đến nửa ngày đường, rồi còn phải đến từng nhà dân để gặp bà con. Chưa hẳn cứ qua một lần là gặp được vì nhiều khi bà con đi làm rẫy”. Nhiều chính sách thực hiện gấp buộc cán bộ thôn xã phải về tận nhà dân, thậm chí đi buổi tối để kịp triển khai. Nhưng có đi đêm đi hôm chăng nữa, nhiều chính sách vẫn không đến kịp thời để người dân tiếp thu, thực hiện. Tại các thôn ghép có thôn trưởng và thôn phó, trong đó chỉ có thôn trưởng có phụ cấp. Hiện xã Hướng Lập kiến nghị huyện có chính sách hỗ trợ với các thôn phó về tài chính để đi lại, giúp sự trao đổi thông tin từ thôn đến xã được nhanh chóng hơn. 3 năm trở lại đây, internet về xã Hướng Lập nhưng vẫn còn chập chờn, không ổn định. Để nhận công văn qua đường internet, cán bộ xã Hướng Lập phải thức chờ đến 1-2 giờ sáng mới truy cập được. Tương tự, các thầy cô giáo trường Tiểu học và Trung học cơ sở Hướng Lập những khi muốn tham khảo tài liệu trên mạng internet cũng phải thức qua đêm. Viễn thông ở đây chỉ có sóng điện thoại của mạng Viettel, còn các mạng khác chưa phủ sóng tới. Thiếu đất sản xuất, địa hình cách trở khiến Hướng Lập vẫn loanh quanh với cái nghèo. Xã có tỷ lệ hộ nghèo lên đến 47%. Trong năm 2013, hộ cận nghèo giảm 15 hộ nhưng hộ nghèo tăng thêm 12 hộ. Theo đồng chí Hồ Đức Vân, ranh giới giữa hộ nghèo và cận nghèo là rất mong manh. Trăn trở hướng thoát nghèo, từ nhiều năm nay, Hướng Lập xác định trồng cây bời lời và cà phê mít là cây kinh tế chủ lực. Đến nay, toàn xã trồng được 160 ha bời lời, trong đó 80 ha trồng được 7 năm, chờ đến 2014 sẽ thu hoạch, ước tính doanh thu hàng trăm triệu đồng. Cạnh đó, với sự giúp đỡ từ dự án BCC, người dân trồng 10 ha bời lời xen với cây gỗ lim, sến, vừa có giá trị bảo tồn, phát triển rừng, chống biến đổi khí hậu, đồng thời phát triển kinh tế. Trong khi đó, cà phê mới phát triển nên diện tích chưa nhiều, nhưng hứa hẹn là hướng đi thoát nghèo bền vững cho người dân. Sau nhiều năm trồng và chăm sóc, cây bời lời được đánh giá là phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu nơi đây. Màu xanh bời lời, cà phê mít đang chan hòa cùng màu xanh của núi rừng Hướng Lập. Do điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn nên đến nay Hướng Lập chỉ mới đạt 1-2 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới. Năm 2014, sau khi khai thác và tính được hiệu quả của cây bời lời, xã Hướng Lập tiếp tục phổ biến, hướng dẫn người dân mở rộng diện tích bời lời. Với hướng đi mới này, cộng với sự quyết tâm và nỗ lực của người dân, hy vọng Hướng Lập sẽ khởi sắc trong thời gian tới. Bài, ảnh: HOÀNG TÁO



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Hướng Hóa chủ động phòng, chống thiên tai
21:37 20/10/2022

Theo dự báo, tình hình mưa bão, lũ lụt năm 2022 có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường. Để chủ động phòng tránh, ứng phó, huyện Hướng Hóa đã xây dựng phương ...

Bờ sông Sê Pôn sạt lở nặng
02:52 04/12/2023

Sông Sê Pôn đi qua 7 xã, thị trấn thuộc huyện Hướng Hóa hiện có nhiều đoạn bị sạt lở nặng gây khó khăn cho sản xuất, sinh hoạt của người dân cũng như công tác ...

Lãng quên một di tích lịch sử cấp tỉnh ?

Lãng quên một di tích lịch sử cấp tỉnh ?
1:21 sáng qua

QTO - Dù đã được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh từ nhiều năm trước, nhưng việc bảo tồn và phát huy giá trị Di tích lịch sử Vụ thảm sát Hướng Điền ở xã...

Khổ vì ’tích hợp'

Khổ vì ’tích hợp'
00:27 23/12/2013

(TNO) - Theo quy định hiện hành, trong một tiết dạy, tùy theo bài, giáo viên tiểu học phải lồng ghép (phương pháp tích hợp) vào đó nhiều nội dung từ kỹ năng sống, chủ quyền...

Ăn uống làm ấm cơ thể

Ăn uống làm ấm cơ thể
00:26 23/12/2013

(TNO) - Theo lương y Trần Khiết, ăn uống, dưỡng sinh của con người cần phù hợp theo thời tiết, khí hậu của mỗi mùa.

Đẩy lùi cảm giác thèm ngọt

Đẩy lùi cảm giác thèm ngọt
00:26 23/12/2013

(TNO) - Ăn nhiều đồ ngọt không chỉ dẫn đến tăng cân, béo phì mà còn làm giảm hấp thu các vitamin, khoáng chất và đẩy nhanh quá trình lão hóa... Để từ bỏ thói quen này, hãy áp...

Ứng dụng toán học vào kinh tế, công nghiệp

Ứng dụng toán học vào kinh tế, công nghiệp
05:27 22/12/2013

(TNO) - Sáng 20.12, hội thảo quốc tế “Các vấn đề toán học đương đại và ứng dụng trong khoa học” diễn ra tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành. Các chuyên gia có những tham luận trong...

POWERED BY
Việt Long