Trả phí cho rừng
(QT) - Môi trường rừng là sản phẩm do rừng tạo ra như bảo vệ nước, bảo vệ đất, tạo môi trường cảnh quan thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, phòng chống th iên tai, tăng cường chất lượng không khí... Trả phí cho các dịch vụ do rừng tạo ra như đ iều tiết nguồn nước, thủy điện, du lịch... là loại phí nhằm thực hiện xã hội hoá nghề rừng và cũng là hoạt động kinh tế giữa người sản xuất ra rừng và người hưởng thụ dịch vụ môi trườ ng rừng để bảo vệ và phát triển rừng cùng các hệ sinh thái, đặc biệt là bảo vệ nguồn nước cho việc sản xuất điện, nước sinh hoạt và hoạt động du lịch. Điều này phù hợp với quy luật k inh tế và nâng cao ý thức bảo vệ rừng. Chia sẻ lợi ích Người lao động trong ngành Lâm nghiệp với tư cách là người sản xuất ra môi trường rừng (MTR) có quyền bán cho xã hội sản phẩm lao động của mình để có thu nhập và có đời sống như những người lao động trong các ngành kinh tế khác. Mọi thành viên trong xã hội khi thụ hưởng MTR có nghĩa vụ và trách nhiệm chi trả bù đắp cho người lao động lâm nghiệp. Nghị định 99/2010/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ 1/1/2011 quy định rõ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Theo đó, MTR bao gồm các hợp phần của hệ sinh thái rừng như thực vật, động vật, vi sinh vật, nước, đất, không khí, cảnh quan thiên nhiên. MTR có các giá trị sử dụng đối với nhu cầu của xã hội gồm bảo vệ đất, điều tiết nguồn nước, phòng hộ đầu nguồn và ven biển, phòng chống thiên tai, đa dạng sinh học, hấp thụ và lưu giữ các bon, du lịch, nơi cư trú và sinh sản của các loài sinh vật, gỗ và lâm sản khác. Dịch vụ MTR là cung ứng các giá trị sử dụng của MTR để đáp ứng các nhu cầu của xã hội và đời sống của nhân dân. Chi trả dịch vụ MTR là quan hệ cung ứng và chi trả giữa bên sử dụng dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ MTR.
 |
Đo đạc đất trồng rừng. |
Rừng được chi trả tiền dịch vụ MTR là các khu rừng có cung cấp một hay nhiều dịch vụ MTR như rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất. Loại dịch vụ MTR được quy định gồm bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối; điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội; hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng, giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính bằng các biện pháp ngăn chặn suy thoái rừng, giảm diện tích rừng và phát triển rừng bền vững; bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng phục vụ cho dịch vụ du lịch; dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản. Tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ dịch vụ MTR phải chi trả tiền dịch vụ MTR cho chủ của các khu rừng tạo ra dịch vụ đã cung ứng thông qua hình thức chi trả trực tiếp hoặc chi trả gián tiếp. Tiền chi trả dịch vụ MTR được chi trả thông qua Quỹ bảo vệ và phát triển rừng để Quỹ trả lại cho các chủ rừng cung ứng dịch vụ MTR. Việc chi trả dịch vụ MTR đảm bảo công khai, dân chủ, khách quan, công bằng; phù hợp với hệ thống luật pháp trong nước và điều ước quốc tế. Đối tượng và loại dịch vụ phải trả tiền dịch vụ MTR là: Cơ sở sản xuất thủy điện phải chi trả tiền dịch vụ về bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng suối, điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất thủy điện; cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch phải chi trả tiền dịch vụ về điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất nước sạch; cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước trực tiếp từ nguồn nước phải chi trả tiền dịch vụ về điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất; các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch có hưởng lợi từ dịch vụ MTR phải chi trả tiền dịch vụ về bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng phục vụ cho dịch vụ du lịch; các đối tượng phải trả tiền dịch vụ MTR cho dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng; dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản. Chủ của các khu rừng có cung ứng dịch vụ MTR được chi trả tiền dịch vụ MTR là các tổ chức, cộng đồng dân cư thôn, hộ gia đình, cá nhân được nhà nước giao rừng, cho thuê rừng để sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp hoặc tự đầu tư trồng rừng trên diện tích đất lâm nghiệp được giao hoặc có hợp đồng nhận khoán bảo vệ rừng ổn định lâu dài. Mức chi trả cũng được quy định rất cụ thể tại Nghị định 99. Mức chi trả tiền dịch vụ MTR đối với các cơ sở sản xuất thủy điện là 20 đồng/1kwh điện thương phẩm được mua bán và 40 đ/m 3 nước thương phẩm bán cho người tiêu dùng đối với các cơ sở sản xuất và cung cấp nước sạch. Đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước trực tiếp từ nguồn nước, Thủ tướng Chính phủ, ngành Nông nghiệp và PTNT và các ngành liên quan quy định cụ thể về đối tượng phải chi trả, mức chi trả, phương thức chi trả đối với loại dịch vụ này. Đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch có hưởng lợi từ dịch vụ MTR, mức trả tiền dịch vụ MTR bằng 1-2% trên doanh thu trong kỳ. Tổng số tiền thu được từ phí chi trả MTR sẽ phân lại 10% cho các hoạt động của Quỹ bảo vệ và phát triển rừng, 10% cho chi phí quản lý, 80% còn lại dùng để trả tiền công khoán bảo vệ rừng ổn định lâu dài cho chủ rừng. Nâng cao ý thức bảo vệ rừng Thực hiện chính sách chi trả dịch vụ MTR là phù hợp với quy luật của nền kinh tế sản xuất hàng hóa, bảo đảm sự công bằng về quyền lợi trong sản xuất, kinh doanh của ngành Lâm nghiệp với các ngành kinh tế khác trong nền kinh tế quốc dân. Đây có thể coi là một bước đột phá trong việc “chia sẻ lợi ích” giữa người tạo ra nguồn lợi và người hưởng lợi. Vì vậy, chính sách chi trả dịch vụ MTR cũng được xem là một hình thức xã hội hóa nghề rừng. Người trồng rừng được xã hội quan tâm và có trách nhiệm sẽ đảm bảo được cuộc sống và từ đó sẽ có ý thức tốt hơn trong việc bảo vệ rừng. Khi cuộc sống người trồng rừng, giữ rừng được bảo đảm mà chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số và được tuyên truyền đầy đủ thì họ sẽ từ bỏ cuộc sống “chặt, đốt, cốt, trỉa” mà chuyên tâm với việc bảo vệ rừng. Ông Hoàng Đức Doanh, Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp tỉnh cho biết: Phần lớn những người trồng rừng, giữ rừng là người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số họ sống nhờ rừng từ bao đời nay nhưng vì mưu sinh nhiều người trong số họ đã phá rừng làm nương, rẫy, săn bắt động vật hoang dã. Chúng ta có hướng dẫn tốt cho họ sản xuất nông nghiệp theo quy hoạch và trả công bảo vệ rừng xứng đáng thì không chỉ giảm nạn phá rừng mà những người phá rừng trước đây giờ sẽ quay sang cùng với cộng đồng bảo vệ rừng tốt hơn. Khi sản phẩm dịch vụ MTR do mình tạo ra được chi trả xứng đáng thì điều tất yếu là họ phải đầu tư để tạo ra sản phẩm dịch vụ ngày càng tốt hơn. Đối với tất cả những người sử dụng sản phẩm dịch vụ do rừng tạo ra, cả xã hội sẽ có trách nhiệm hơn đối với sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng, bởi chi trả cho những gì mà mình đang được hưởng sẽ giúp người dân cũng như các ngành liên quan ý thức được những gì mình đang được hưởng từ rừng để cùng tham gia bảo vệ rừng. Các cấp chính quyền cần sớm vào cuộc Nghị định 99/2010/NĐ-CP quy định cụ thể trách nhiệm của chính quyền cấp tỉnh là: Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, chính sách chi trả dịch vụ MTR. Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan xây dựng trình UBND tỉnh phê duyệt các đề án, dự án liên quan đến việc triển khai chính sách chi trả dịch vụ MTR như rà soát việc giao đất, giao rừng; khoán bảo vệ rừng ổn định lâu dài; điều tra, phân loại, thống kê các đối tượng thuộc hai bên cung ứng và sử dụng dịch vụ MTR; cơ chế quản lý và sử dụng tiền chi trả dịch vụ MTR. Thành lập ban chỉ đạo thực hiện chính sách chi trả dịch vụ MTR. Chủ trì, phối hợp với Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT và các cơ quan chức năng cấp tỉnh xác định danh sách các đối tượng chi trả dịch vụ MTR trên địa bàn tỉnh. Thông báo danh sách đến các đối tượng phải chi trả tiền dịch vụ MTR. Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện chi trả tiền dịch vụ MTR của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn. Chịu trách nhiệm phê duyệt, bảo đảm sự ổn định diện tích và chức năng của các khu rừng có cung ứng dịch vụ MTR trong quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng. Xác nhận danh sách các chủ rừng là tổ chức có cung ứng dịch vụ MTR cho đơn vị sử dụng dịch vụ MTR cụ thể. Giao Sở Nông nghiệp và PTNT làm đầu mối tổ chức việc nghiệm thu, đánh giá số lượng và chất lượng rừng và xác nhận cho các chủ rừng làm cơ sở thanh toán tiền chi trả dịch vụ MTR; tổ chức kiểm tra, giám sát các chủ rừng là tổ chức trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Chỉ đạo UBND cấp huyện thực hiện các nhiệm vụ thực hiện chính sách chi trả dịch vụ MTR ở trên địa bàn huyện quản lý. Tuy nhiên, cho đến nay trên địa bàn tỉnh các hoạt động về thực hiện chính sách chi trả dịch vụ MTR chưa được khởi động. Đây là một chính sách được thiết kế hoàn chỉnh mang tính lý luận và thực tiễn sâu sắc phù hợp với điều kiện của nước ta và được coi là một động lực cho việc quản lý môi trường. Thiết nghĩ, cùng với việc đưa Luật Đa dạng sinh học vào cuộc sống, các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh sớm vào cuộc triển khai các hoạt động về chính sách chi trả dịch vụ MTR để bảo tồn tài nguyên rừng, cải thiện sinh kế cho các hộ gia đình làm nghề rừng và nông lâm kết hợp, đặc biệt là người nghèo. Bài, ảnh: HÀ VÂN AN