Cập nhật: Thứ 2, 23/05/2011 | 12:09 GMT+7

Bắc Phước- Những vận hội mới đang chờ

(QT) - Từ bao đời nay, Bắc Phước là một ốc đảo biệt lập với bao khó khăn, thiếu thốn đủ bề. Thế nhưng, những năm trở lại đây khi ốc đảo này đã nối với đất liền bằng một chiếc cầu bề thế thì Bắc Phước đã thay da đổi thịt nhanh chóng và những tiềm năng kinh tế hứa hẹn sẽ được khai thác hiệu quả trong tương lai gần... Xa rồi một thời cô lập Bắc Phước là một ốc đảo nằm trên địa bàn xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong (Quảng Trị), gồm 3 thôn: Dương Xuân, Duy Phiên, Hà La với trên 1.800 nhân khẩu. Cù lao này được hình thành từ thế kỷ XIX do những cư dân vạn đò từ Thừa Thiên Huế đến đây định cư. Từ buổi đầu khai canh đến nay, bao thế hệ cư dân Bắc Phước đều đã quen với việc làm nông và ngư nghiệp. Cuộc sống của cư dân chủ yếu dựa vào thiên nhiên nên khó khăn, lạc hậu vẫn luôn đeo bám người dân nơi đây. Cù lao Bắc Phước được bao quanh bởi hai nhánh sông nên mọi việc đi lại giao lưu với bên ngoài đành nhờ vào những chuyến đò dọc ngang. Tâm lý qua sông thì phải luỵ đò khiến mọi mối giao lưu với bên ngoài trở nên cách trở, xa xôi. Những năm trước đây, con em trên cù lao từ lớp 3 trở lên đã phải học cách “băng sông” để đến trường. Muốn kịp giờ học, các em phải thức dậy từ 5 giờ sáng để ra bến đò xếp hàng chờ qua sông. Nhưng xếp hàng cũng chưa chắc đã đến kịp giờ học, bởi mỗi lần sang sông có em còn không leo lên được thuyền, mà nếu có leo lên được thì quần áo, sách vở cũng đã ướt mèm.

Cầu Bắc Phước. Ảnh: P.V

Trễ một chuyến đò thì đồng nghĩa với muộn từ 15 - 20 phút và cơ hội đến lớp đúng giờ của các em đã giảm đi rất nhiều. Có lúc không qua được đò, có em đành phải nghỉ học. Con đò ngang chẳng có quy định giờ xuất phát, hễ lúc nào thấy có người bên sông đang chờ và bên này đang có khách đi thì mới chèo sang. Vào thời điểm ít người qua lại, khách bị trễ hẹn, lỡ việc từ 45 phút đến 1 giờ là thường tình bởi chẳng có chủ đò nào lại bỏ ra 15 phút chèo đò qua về lại sông để nhận 500 đồng của một người khách duy nhất. Đến mùa khô hạn, người dân nơi đây phải chèo thuyền sang sông mua nước sạch của các làng khác về dùng. Và càng khốn khổ hơn khi có ai đó trên ốc đảo bị đau ốm cấp cứu khẩn cấp trong đêm... Đổi lại, Bắc Phước là một ốc đảo được thiên nhiên ban tặng rất nhiều đặc sản từ củ khoai, củ sắn, dưa hấu cho đến con tôm, con cá đều mang hương vị đặc trưng không lẫn vào đâu được. Thế nhưng sản phẩm làm ra chẳng biết bán đi đâu, muốn đem lên chợ Đông Hà thì phải mất hơn 1 giờ đi đò máy và khi đến nơi thì con cá, con cua đã không còn tươi ngon nữa, nên bị tư thương ép giá. Hiểu được sự cô lập của ốc đảo nên cứ đến mùa thu hoạch nông, thuỷ sản, tiểu thương lại đổ xô về mua với mức giá rất bèo bọt so với giá trị, chất lượng của đặc sản nơi đây. Cuối năm 2009, sự kiện thông cầu Bắc Phước nối Bắc Phước với đất liền như là một cột mốc đánh dấu sự xoá bỏ thế cô lập hàng trăm năm trước và mở ra hướng phát triển mới với nhiều hứa hẹn trong tương lai của đất này. Ở Bắc Phước giờ đây người dân đã đầu tư mua xe khách phục vụ bà con, riêng ở Duy Phiên có đến 2 chiếc xe khách, Dương Xuân 1 chiếc, tất cả đều chạy tuyến Lao Bảo - Bắc Phước, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Hiểu được tiềm năng kinh tế thuỷ sản nơi đây, anh Trương Văn Giản- một người dân địa phương- có dự tính sẽ thu mua đặc sản quê hương đem vào Đà Nẵng bán. “Sắp tới vợ chồng tôi sẽ mua một xe tải đông lạnh để nhập hàng thuỷ sản đi Đà Nẵng. Ở quê mình nguồn thuỷ sản rất phong phú nhưng hay bị tư thương ép giá, vì thế tôi tin rằng công việc thu mua sẽ thuận lợi để mình vừa làm giàu trên chính quê hương mà bà con cũng khỏi lo lắng đầu ra”, anh Giản tiết lộ. Không chỉ việc đi lại được đáp ứng mà nhu cầu về vật liệu xây dựng, vật tư nông nghiệp, hàng tạp hoá, đồ may mặc, nước uống đóng chai, thức ăn chăn nuôi ... cũng được bày bán ở nhiều đại lý trên cù lao và được giao hàng tận nhà nếu có khách yêu cầu. Từ ngày có cầu Bắc Phước, tình trạng học sinh bỏ học đã không còn xảy ra, đời sống người dân không ngừng được cải thiện, lượng xe máy cũng tăng đột biến (72 chiếc), máy tính kết nối internet phục vụ cho việc học tập của con em đã trở nên phổ biến. Những tiềm năng kinh tế đầy hứa hẹn Bắc Phước có tổng diện tích mặt nước trên 93 ha, với những đầm phá nước mặn và nước lợ lớn. Riêng tại thôn Duy Phiên, diện tích mặt nước đã chiếm gần 50 ha, Dương Xuân 12 ha, Hà La 30 ha. Phần lớn các đầm, phá nơi đây là đầm nước tự nhiên có từ xa xưa, đầm vừa dài, vừa rộng nên lượng tôm cá rất lớn và đa dạng với những loại đặc sản nổi tiếng như cá hồng, cá mú, cá lạc, cá kình, cá nâu, tôm sú, cua ... với sản lượng hàng năm lên tới hàng trăm tấn. Những đầm tự nhiên ấy được xã Triệu Phước cho phép nhân dân đấu thầu để làm kinh tế trong thời hạn 3 năm. Ước tính số tiền đấu thầu diện tích mặt nước hàng năm ở Bắc Phước lên tới trên 500 triệu đồng. Bên cạnh các đầm phá tự nhiên ấy, Bắc Phước còn có thế mạnh về nuôi tôm (32/93 ha) với những giống tôm như tôm sú, tôm chân trắng, tôm bạc, tôm đất ... Người dân Bắc Phước đã mạnh dạn đầu tư nuôi tôm xen canh trên cùng một diện tích, vụ nuôi tôm sú, vụ lại nuôi tôm chân trắng, tôm đất tự nhiên nên đã tránh được rất nhiều rủi ro. Hàng năm, sản lượng thu hoạch tôm của Bắc Phước giao động từ 60 - 70 tấn/ 2 vụ. Với mức giá thu mua tôm nuôi từ 85.000đ - 90.000đ/kg thì hàng năm người nuôi tôm ở Bắc Phước cũng thu được hàng tỷ đồng. Sản lượng thuỷ sản ấy sẽ còn tiếp tục tăng lên nếu được chú trọng đầu tư đúng mức. Không bao lâu nữa, khi dự án nước ngọt băng sông về trên ốc đảo được thực hiện thì sẽ tạo ra bước đột phá trong nông nghiệp. Những cánh đồng ngập mặn sẽ được cải tạo, những vụ lúa nhờ trời sẽ không còn bị cháy hạn và những vụ mùa bội thu sẽ trở thành hiện thực. Hiện nay người dân Bắc Phước chỉ sản xuất 1 vụ lúa duy nhất trong năm. Ở Bắc Phước có giống lúa đặc chủng (người dân vẫn quen gọi là lúa nước mặn) chỉ được trồng ở trên diện tích ngập mặn, lúa cho hạt gạo màu đỏ và khi nấu thành cơm vẫn giữ nguyên màu sắc, hương vị rất thơm, dẻo dai và ngọt bùi. Loại gạo này ít khi được dùng trong các bữa ăn của người dân mà phần lớn được đem bán cho các làng nghề làm bánh đúc với giá thành khá cao. Tuy sản lượng không nhiều nhưng năm nào người dân Bắc Phước cũng dành cho loại lúa đặc sản này một diện tích khá lớn với mong muốn “gạo mặn đặc sản Bắc Phước” sẽ là một món quà đãi khách khi có dịp. Ngoài sản xuất lúa nước mặn, người dân Bắc Phước đã chủ động đầu tư nhiều giống lúa mới có năng suất cao để gieo trồng và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Bên cạnh sản xuất lúa, ở Bắc Phước còn có nghề trồng hoa màu, cây lương thực khá nổi tiếng với những loại đặc trưng như khoai đỏ Duy Phiên, sắn Hà La, đỗ xanh Dương Xuân. Ở Dương Xuân có một diện tích đất ngập mặn khá lớn (8 ha) chạy dài theo triền đê bao quanh làng, ở đó loại cói (dân gian thường gọi là cây lác) phát triển khá tốt. Loại cói này phát triển rất nhanh và có chất lượng khá cao, đảm bảo cung cấp nguyên liệu cho nhiều làng nghề làm chiếu. Sản xuất nông nghiệp ở Bắc Phước giờ đây đã cơ giới hoá gần 50%, máy gặt đập liên hợp, máy cày bừa đã dần thay thế sức kéo của trâu bò và cách thu hoạch nông sản thủ công trước đây. Chính vì thế mà nhân dân đã tiết kiệm được thời gian làm mùa cũng như thu hoạch. Mới đây, dự án đầu tư phát triển rừng ngập mặn quốc gia đã trồng thí điểm 10.000 cây đước trải dài dọc theo đê chắn sóng phía đông cù lao. Cây đước tỏ ra phù hợp với thổ nhưỡng và phát triển rất tốt. Theo thông tin từ chính quyền xã Triệu Phước thì sắp tới dự án đầu tư trồng rừng ngập mặn sẽ trồng bao phủ quanh đảo nhằm tránh sạt lở đất và bảo vệ đê biển. Trong tương lai 4 - 5 năm nữa khi cây đước cao lớn sẽ tạo ra một môi sinh thuận lợi cho các loài thuỷ, hải sản trú ngụ, điều hoà khí hậu và bao bọc người dân nơi đây mỗi khi mùa bão lũ đến. Xa hơn nữa rất có thể một khu du lịch sinh thái sẽ xuất hiện trên cù lao này. Nhận xét về tiềm năng kinh tế ở Bắc Phước, ông Nguyễn Văn Thanh, Phó Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch UBND xã Triệu Phước cho biết: “Bắc Phước là một vùng đất được thiên nhiên ưu đãi với nhiều tiềm năng về sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản. Đó là một thế mạnh kinh tế mà ít nơi nào có được. Thế mạnh ấy cần được đầu tư nhằm phát huy hiệu quả tiềm năng sẵn có nơi đây”... TRẦN NHƠN BỐN



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Chuyện làm ăn ở cù lao Bắc Phước
22:00 14/03/2025

Với diện tích chưa bằng 4 cây số vuông, bao quanh bốn bề sông nước, cù lao Bắc Phước, xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong, nổi tiếng về sự trù phú và thịnh ...

Giữ rừng ngập mặn ở cù lao Bắc Phước
23:17 07/06/2023

Hơn 10 năm trước, những cây bần chua bắt đầu bén rễ ở cù lao Bắc Phước, xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong. Rừng ngập mặn ở Bắc Phước đang đóng vai trò quan ...

Lợi ích kép từ những cánh rừng
03:04 22/04/2023

Nhiều năm qua, rừng bần chua ở thôn Bắc Phước, xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong và rừng nguyên sinh ở trằm Trà Lộc, xã Hải Hưng, huyện Hải Lăng đã đem lại ...

Trìa nướng ngày đông
06:05 30/12/2023

Trìa nướng là món ăn dân dã nhưng rất hấp dẫn đối với những người dân trên cù lao Bắc Phước, xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong. Trìa nướng thưởng thức vào mùa ...

Đình làng nơi chân sóng
22:40 26/01/2024

Làng Duy Phiên, thôn Bắc Phước, xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong từng là một vùng quê biệt lập với bên ngoài bởi bao quanh là bốn bề sông nước. Hàng trăm năm ...

Đưa hình ảnh Quảng Trị đi muôn nơi

Đưa hình ảnh Quảng Trị đi muôn nơi
6:19 sáng Thứ 5

QTO - Với sự sáng tạo, năng động, biết tận dụng sức mạnh của mạng xã hội trong thời đại 4.0, nhiều người trẻ ở Quảng Trị có những cách làm riêng để quảng...

Bất tử bên dòng Thạch Hãn

Bất tử bên dòng Thạch Hãn
00:51 22/05/2011

(CAND) - Năm 1972, Quảng Trị được cả thế giới biết đến như một vùng đất chết bởi thảm họa của chiến tranh. Báo chí phương Tây lúc bấy giờ gọi Quảng Trị là vùng đất "No mans...

Hân hoan đón ngày hội lớn

Hân hoan đón ngày hội lớn
00:35 21/05/2011

(QT) - Những ngày này, khắp các vùng quê, nẻo phố trong toàn tỉnh Quảng Trị bừng lên không khí rộn ràng, hân hoan chào đón ngày hội lớn- ngày hội toàn dân phát huy quyền làm...

Nghĩa tình “lớp học 19 giờ”

Nghĩa tình “lớp học 19 giờ”
06:33 14/05/2011

(QT) - Họ chưa phải là giáo viên chính thức, vẫn “nhận trợ cấp từ ngân hàng bố mẹ”, ở nhà trọ và ăn mì tôm mỗi ngày.., nhưng ai cũng dồn tất cả tình cảm, tâm huyết của mình vào...

Gặp người cha 30 năm nuôi con thiên hạ

Gặp người cha 30 năm nuôi con thiên hạ
04:08 12/05/2011

(Nguoiduatin.vn) - Ở bản Prin (xã A Dơi, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị), bản nằm trên đỉnh dãy núi Trường Sơn có một "người mẹ" rất đặc biệt. "Người mẹ" ấy một mình cưu mang...

Ðiện Biên Phủ - mùa ban nở

Ðiện Biên Phủ - mùa ban nở
06:20 08/05/2011

(QT) - Dẫu không phải là lần đầu tiên đến với Điện Biên, nhưng khi nghe những người ngồi trong xe kêu lên: “ôi, hoa ban kìa”, tôi vẫn choàng dậy nhìn ra cửa xe và tự nhiên cảm...

Nụ cười trở lại

Nụ cười trở lại
04:59 07/05/2011

(QT) - Mấy tháng nay, bà con thôn An Xá, xã Trung Sơn, huyện Gio Linh (Quảng Trị) vẫn truyền tai nhau tin vui chuyện anh Thanh “da cam” được phẫu thuật cắt bỏ khối u lớn ở mặt...

Thời tiết

25°C - 33°C
Có mây, không mưa
  • 26°C - 34°C
    Có mây, có mưa rào và dông
  • 25°C - 31°C
    Có mây, có mưa rào và dông
POWERED BY
Việt Long