{title}
{publish}
{head}
(PLO)- Chuyên gia cho rằng việc Mỹ và Trung Quốc nối lại đối thoại quân sự là tín hiệu tích cực hướng tới việc xoa dịu căng thẳng trong quan hệ song phương.
Tuần qua, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ - tướng Brown đã họp trực tuyến với Tham mưu trưởng Bộ Tham mưu liên hợp Quân ủy Trung ương Trung Quốc (TQ) Lưu Chấn Lập.
Cuộc họp đánh dấu lần trò chuyện đầu tiên giữa hai sĩ quan quân đội cao cấp nhất của hai nước kể từ khi TQ cắt đứt đường dây liên lạc quân sự với Mỹ vào cuối năm 2022 sau chuyến thăm của chủ tịch Hạ viện Mỹ khi đó là bà Nancy Pelosi đến Đài Loan.
Vì sao cuộc họp đáng chú ý?
Cuộc họp trực tuyến này là lần đầu tiên hai bên nối lại liên lạc quân sự sau 16 tháng và trong thời gian này, Mỹ và TQ đã xảy ra không ít căng thẳng.
Chẳng hạn, căng thẳng xoay quanh các khinh khí cầu mà Washington cho là do Bắc Kinh phóng vào lãnh thổ Mỹ để do thám, hay các vụ va chạm tàu thuyền, máy bay của hai nước trên Biển Đông và eo biển Đài Loan. Ngoài ra, Lầu Năm Góc hồi tháng 10 đã công bố báo cáo cho rằng TQ có hành động ngày càng nguy hiểm để ngăn chặn lực lượng Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương - báo cáo mà Bắc Kinh gọi là “chứa đầy định kiến và bóp méo sự thật”.
Theo hãng tin AP, những căng thẳng trên cùng với các lệnh trừng phạt mà Mỹ áp đặt lên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng TQ Lý Thượng Phúc (người vừa bị bãi nhiệm hồi tháng 10) chính là nguyên nhân khiến Bắc Kinh liên tục từ chối khôi phục liên lạc quân sự với Washington.
Vào tháng 6, trong chuyến thăm Bắc Kinh, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết ông đã “nhiều lần” nêu ra vấn đề nối lại liên lạc quân sự nhưng bị TQ từ chối.
Tương tự, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin và Tổng thống Joe Biden cũng thường xuyên nhắc lại vấn đề này nhưng Bắc Kinh vẫn giữ thái độ cứng rắn. Đơn cử là việc TQ từ chối cuộc gặp giữa ông Lý và ông Austin tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore hồi tháng 6 với lý do Washington “chưa giải quyết những lo ngại” của Bắc Kinh.
“Phía Mỹ chắc chắn biết lý do tại sao việc trao đổi quân sự giữa hai nước gặp khó khăn. Một trong những nguyên nhân là các lệnh trừng phạt đơn phương chống lại TQ. Trước tiên, Mỹ cần loại bỏ những trở ngại và tạo điều kiện cho hợp tác giữa quân đội hai nước” - ông Dương Đào, người đứng đầu Vụ các vấn đề Bắc Mỹ và châu Đại Dương thuộc Bộ Ngoại giao TQ, nói sau chuyến thăm của ông Blinken.
Hai bên đã bàn gì?
Nội dung cuộc họp đã phản ánh rõ mong muốn của mỗi nước đối với quan hệ song phương, với Mỹ là khôi phục liên lạc lâu dài, với TQ là “sự hiểu đúng” của Washington về Bắc Kinh.
Cụ thể, sau cuộc họp, văn phòng của ông Brown cho biết hai vị tướng đã thảo luận về “tầm quan trọng của việc hợp tác cùng nhau để quản lý cạnh tranh một cách có trách nhiệm, tránh tính toán sai lầm và duy trì đường dây liên lạc cởi mở và trực tiếp”, theo tờ The Washington Post.
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ - tướng Brown (trái) và Tham mưu trưởng Bộ Tham mưu liên hợp Quân ủy Trung ương Trung Quốc Lưu Chấn Lập. Ảnh ghép: DUNYA NEWS
Trong khi đó, thông cáo báo chí của Bộ Quốc phòng TQ về cuộc họp cho biết ông Lưu đã nhấn mạnh rằng quân đội hai nước nên “tiến hành trao đổi và hợp tác trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng và cùng nhau thúc đẩy ổn định, cải thiện quan hệ song phương”.
“Chìa khóa để phát triển mối quan hệ quân sự lành mạnh, ổn định và bền vững là Mỹ phải có sự hiểu biết đúng đắn về TQ. Mỹ nên nghiêm túc tôn trọng các lợi ích cốt lõi và mối quan tâm lớn của TQ, tập trung vào thúc đẩy hợp tác thực chất và tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau” - theo Bộ Quốc phòng TQ.
Tín hiệu tích cực trong việc ổn định quan hệ
Cuộc họp tuần qua đã gửi đi một thông điệp tích cực rằng Mỹ và TQ đang cố gắng ổn định mối quan hệ song phương, vốn còn nhiều khác biệt, khi nó diễn ra sau háng loạt cuộc tiếp xúc giữa giới lãnh đạo hai bên (chuyến thăm của Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Janet Yellen, chuyến thăm của phái đoàn lập pháp Mỹ đến TQ, cuộc gặp giữa cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao TQ Vương Nghị...).
Đỉnh điểm là cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch TQ Tập Cận Bình bên lề Hội nghị Các nhà lãnh đạo kinh tế Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2023 tại Mỹ hồi tháng 11. Khi đó, hai nhà lãnh đạo đã đưa ra nhiều cam kết, bao gồm nối lại đối thoại quân sự.
Bình luận về các diễn biến này, TS David Logan tại Trường Luật và Ngoại giao Fletcher thuộc ĐH Tufts (Mỹ) nhận định việc nối lại đối thoại quân sự là một “dấu hiệu cho thấy hai bên đang tuân thủ những cam kết” mà lãnh đạo hai nước đề ra tại APEC.
Đồng quan điểm, PGS Jian Zhang tại ĐH New South Wales (Úc) nói với tờ South China Morning Post rằng việc nối lại đối thoại phản ánh mối quan hệ đang nồng ấm hơn giữa hai bên. “Với sự liên lạc và tương tác giữa quân đội với quân đội, hy vọng hai nước có thể đạt được một số thỏa thuận về quy tắc ứng xử” - theo ông Zhang.
Trong khi đó, chuyên gia Bill Drexel tại Trung tâm Nghiên cứu an ninh Mỹ mới (Mỹ) cho rằng dù các cuộc nói chuyện làm giảm nguy cơ hiểu lầm nhưng “những bất đồng nghiêm trọng” giữa hai quốc gia vẫn còn.
Tờ The Wall Street Journal nhìn nhận sự tích cực từ cuộc họp nhưng cho rằng Mỹ và TQ vẫn cần làm nhiều hơn nữa để cải thiện quan hệ, đặc biệt là trong bối cảnh hai bên còn nhiều khác biệt trong các vấn đề như xung đột tại Ukraine, Gaza, căng thẳng trong lĩnh vực thương mại, công nghệ...•
Cơ quan chống ma túy của Trung Quốc và Mỹ nối lại liên lạc
Ngày 22-12, Bộ Ngoại giao TQ thông báo rằng các cơ quan chống ma túy của TQ và Mỹ đang nối lại liên lạc thường xuyên, đài CGTN đưa tin.
Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ Uông Văn Bân, việc nối lại liên lạc dựa trên một trong những cam kết mà ông Tập và ông Biden đưa ra trong cuộc gặp tại APEC.
Để thực hiện cam kết trên, Mỹ đã dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với các cơ quan thực thi pháp luật về ma túy của TQ.
Về phía TQ, Bắc Kinh đã thực hiện các chiến dịch chống fentanyl và những tiền chất của nó, đồng thời triển khai đợt thanh tra sâu rộng để ngăn chặn việc buôn lậu chất kích thích.
THẢO VY
QTO - Căng thăng Nga - Mỹ khiến các nhà đầu tư chuyển hướng sang các tài sản trú ẩn an toàn, phản ánh lo lắng về nguy cơ xảy ra xung đột địa chính trị.
QTO - Người dân Ấn Độ hiện đang đối mặt với nhiều khó khăn do lạm phát tăng cao và sự chênh lệch mức sống giữa các khu vực nông thôn và thành thị.
QTO - Ứng dụng công nghệ, gia tăng khung pháp lý cũng như thúc đẩy nguồn lực kinh tế... là các biện pháp được nhiều nước lựa chọn để bảo tồn, phát huy bản...
QTO - Washington chỉ trích khoảng 300 triệu USD dành cho Ukraine trong đạo luật quốc phòng trị giá đến 886,3 tỷ USD.
VOV.VN - Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên Hợp Quốc (UNOCHA) cho biết gần một phần ba dân số Myanmar (tức khoảng 18,6 triệu người) hiện cần hỗ trợ nhân đạo,...
(Tin Tức) - Đêm qua theo giờ Việt Nam, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã thông qua một nghị quyết then chốt liên quan tới cuộc xung đột tại Dải Gaza.
Tin Tức) - Ngày 21/12, ông Richard Peeperkorn - đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Dải Gaza, đã một lần nữa kêu gọi lệnh ngừng bắn mới, để mở đường cho các hoạt động...
QTO - Trước khi cuộc bầu cử tổng thống sắp diễn ra vào tháng 3/2024, Tổng thống Vladimir Putin và các quan chức đang đẩy mạnh nỗ lực nhằm kiềm chế lạm...
QTO - Trước nguy cơ xung đột tiếp diễn, những con tàu vận chuyển lượng hàng hóa khổng lồ đã chọn đi con đường xa và tốn kém hơn.
QTO - EU đang ngại các đòn trả đũa của Moscow nếu tịch thu toàn bộ tài sản đóng băng của Nga và sử dụng cho Ukraine.
(ĐCSVN) - Ngày 19/12, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phân loại biến thể phụ JN.1 thuộc dòng BA.2.86 của virus SARS-CoV-2 là “biến thể được quan tâm”. Theo WHO, mức độ lây lan...
(Tin Tức)- Ngày 19/12, Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) đã thông qua nghị quyết hàng năm của Nga về cuộc chiến chống chủ nghĩa phát xít.