Cập nhật:  GMT+7

Tìm nguồn sáng cho mình và người đồng cảnh

25 năm trước, khi đôi mắt không còn nhìn thấy nữa, anh Trương Đình Phúc (sinh năm 1974), trú tại phường Đông Lễ, TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị từng nghĩ, tương lai mình sẽ mãi mãi tối tăm, mịt mù. Nhưng bằng nghị lực của bản thân cùng sự tiếp sức của các cấp hội người mù, anh Phúc đã từng ngày vươn lên, thay đổi số phận, mang ánh sáng tươi vui về cho cuộc đời mình và nhiều người đồng cảnh.

Tìm nguồn sáng cho mình và người đồng cảnh

Anh Trương Đình Phúc (giữa) thi thực hành tại Hội thi tay nghề tẩm quất, xoa bóp lần thứ IV do Hội Người mù tỉnh tổ chức - Ảnh: T.L

Chúng tôi có cuộc gặp gỡ ngay sau khi anh Phúc đoạt giải Nhất Hội thi tay nghề tẩm quất, xoa bóp lần thứ IV do Hội Người mù tỉnh tổ chức. Anh Phúc bật mí, đây là lần đầu tiên anh đến với hội thi. Những năm trước, dù rất muốn tham gia hội thi này nhưng với vị trí là Phó Chủ tịch Hội Người mù TP. Đông Hà, anh nghĩ cần phải nhường cơ hội cho các hội viên khác. Năm nay, được mọi người cổ vũ, động viên nhiều, anh mới quyết định tham gia để thử sức.

“Đến với hội thi, tôi không dám đặt mục tiêu quá cao. Tôi biết nhiều kỹ thuật viên cùng thi với mình rất giàu kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng. Vì thế, khi nhận thông tin đoạt giải Nhất, tôi rất vui sướng. Niềm vui nhân lên khi tôi đã góp sức mang về giải Nhất tập thể cho Hội Người mù TP. Đông Hà”, anh Phúc kể.

Cách đây 25 năm, anh Phúc từng nghĩ, nụ cười có thể sẽ không bao giờ trở lại trên gương mặt mình. Bấy giờ, anh Phúc đang ở độ tuổi sung sức nhất với rất nhiều ước mơ, hoài bão. Một buổi sáng thức dậy, anh thấy mắt mình đỏ quạch, đau nhức. Thế nhưng, những vất vả mưu sinh không cho anh thời gian quan tâm đến những dấu hiệu tưởng chừng nhỏ nhặt ấy. Hệ quả là căn bệnh viên màng bồ đào đã vĩnh viễn cướp mất đôi mắt sáng của anh.

“Bỗng dưng không còn nhìn thấy gì nữa, tôi suy sụp hoàn toàn. Có lúc tôi đã nghĩ đến lối thoát cuối cùng...”, anh Phúc bộc bạch.

Giữa tháng ngày trĩu nặng nỗi buồn, hai tia sáng của cuộc đời đã đến với anh. Đầu tiên là anh tình cờ gặp, yêu thương, rồi kết hôn với chị Nguyễn Thị Nguyệt. Cũng gần thời điểm này, anh Phúc được các cán bộ Hội Người mù tỉnh và TP. Đông Hà đến tận nhà vận động tham gia hoạt động, phong trào.

Như được thức tỉnh, anh Phúc nhờ vợ chở đến trụ sở hội để học làm tăm tre, hương, chổi đót... Tìm thấy niềm vui bên những người đồng cảnh, anh có thêm động lực để học chữ Braille, vi tính... Năm 2007, anh Phúc được tín nhiệm bầu làm Phó Chủ tịch Hội Người mù TP. Đông Hà.

Từ ngày đến với phong trào hội, cuộc sống anh Phúc có thêm nhiều niềm tin, hy vọng. Năm 2004, nghe tin Hội Người mù tỉnh mở lớp tẩm quất, xoa bóp cho người khiếm thị, anh Phúc động viên một số hội viên khác cùng tham gia. Ban đầu, anh khá lo lắng vì thấy công việc này không đơn giản, nhẹ nhàng như mọi người vẫn tưởng.

Tuy nhiên, anh Phúc không cho phép mình bỏ cuộc. Ngược lại, người đàn ông giàu ý chí càng tích cực học thầy, học bạn và chăm chỉ thực hành. Kết quả đáng mừng là chỉ sau 3 tháng, tay nghề của anh đã được đánh giá cao. Từ đây, một cơ hội việc làm mới, cho thu nhập cao hơn mở ra trước mắt anh Phúc.

Đến nay, anh Phúc đã có 20 năm làm nghề tẩm quất, xoa bóp. Biết rằng công việc của mình sẽ góp phần chăm sóc sức khỏe khách hàng nên anh luôn thực hiện các bước tẩm quất, xoa bóp một cách cẩn thận, đúng liệu trình. Mỗi lần nghe phản hồi tích cực từ khách, anh quên hết mọi mệt mỏi.

Thấy công việc này phù hợp với người khiếm thị, cho thu nhập ổn định, anh Phúc vận động nhiều hội viên khác học, làm nghề. Bản thân anh luôn sẵn sàng truyền đạt những gì mình có cho người đi sau. Điều khiến anh rất mừng là nhiều bạn trẻ được mình hướng dẫn, truyền đạt sớm trở thành những kỹ thuật viên giỏi, từng đoạt giải cao tại các hội thi tay nghề tẩm quất, xoa bóp.

Năm nay, anh Phúc đến với hội thi tay nghề tẩm quất, xoa bóp lần thứ IV từ lời động viên, cổ vũ của nhiều người, trong đó có các bạn trẻ từng được mình dìu dắt. Với giải Nhất, anh là một trong hai kỹ thuật viên ở Quảng Trị được chọn tham gia hội thi toàn quốc dự kiến tổ chức tại Thừa Thiên Huế vào tháng 9 tới.

Anh Phúc chia sẻ, bản thân sẽ nỗ lực hết sức để có thể đoạt kết quả cao tại hội thi toàn quốc. Xa hơn, anh mong muốn được truyền cảm hứng, giúp thêm nhiều người đồng cảnh tìm thấy nguồn sáng của cuộc đời mình.

Tây Long

Tin liên quan:
  • Tìm nguồn sáng cho mình và người đồng cảnh
    Nguồn sáng cho nhiều người khiếm thị

    Đã gần 20 năm trôi qua kể từ ngày không còn nhìn thấy sắc màu tươi vui của cuộc sống nhưng anh Trịnh Minh Duệ, Chủ tịch Hội Người mù huyện Triệu Phong vẫn luôn tin những điều tốt đẹp đang chờ mình ở phía trước. Niềm tin ấy đã giúp anh vươn lên trong cuộc sống, công việc và trở thành nguồn sáng cho nhiều người khiếm thị.

  • Tìm nguồn sáng cho mình và người đồng cảnh
    Giúp người đồng cảnh

    Không có đôi mắt sáng, Trần Thị Quỳnh Ly và Huỳnh Công Khoa hiểu sâu sắc nỗi đau cũng như sự khó khăn mà người khiếm thị phải đối diện. Với trái tim đồng cảm, yêu thương, họ đã đến với nhau, xây hạnh phúc và tìm cách mở đường cho người đồng cảnh.


Tây Long

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Lấy người bệnh làm trung tâm phục vụ

Lấy người bệnh làm trung tâm phục vụ
2024-07-27 05:45:00

QTO - Thời gian qua, cùng với việc nỗ lực nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, Trung tâm Y tế thị xã Quảng Trị luôn chú trọng đẩy mạnh việc thay đổi phong...

Nỗi lo của cô học trò nghèo

Nỗi lo của cô học trò nghèo
2024-07-27 05:40:00

QTO - Hồ Thị Quỳnh Như, ở thôn Gia Độ, xã Triệu Độ, huyện Triệu Phong, vừa hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 với tổng số các môn hơn 52 điểm, đặc...

Sự im lặng “chết người”

Sự im lặng “chết người”
2024-07-27 05:35:00

QTO - Tự hiểu điều mình thấy và nghe được “ẩn chứa” nội dung mờ ám, vi phạm pháp luật nhưng các bị cáo trong bài không có bất cứ động thái nào khác ngoài...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long