
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo không tìm được việc làm hoặc phải làm việc trái với ngành nghề đào tạo ngày càng gia tăng. Thực trạng này đang đặt ra những thách thức không nhỏ đối với công tác giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động. Trung bình mỗi năm Quảng Trị giải quyết việc làm cho khoảng 9.000 - 9.500 lao động. Qua đó góp phần thực hiện các mục tiêu xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, công tác giải quyết việc làm ở Quảng Trị còn gặp một số khó khăn, tồn tại. Tỉ lệ thất nghiệp vẫn còn cao, đặc biệt là đối tượng lao động đã qua đào tạo. Thống kê từ số liệu điều tra biến động cung lao động năm 2013 cho thấy, trong tổng số 7.027 lao động thất nghiệp trong độ tuổi lao động, có 4.612 lao động đã qua đào tạo. Số lao động tốt nghiệp các hệ Trung cấp, Cao đẳng, Đại học, Thạc sĩ là 3.506 người, chiếm gần 50% tổng số lao động thất nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tỉnh Quảng Trị có nền kinh tế phát triển thấp, thị trường lao động còn nhiều hạn chế; phần lớn doanh nghiệp, đơn vị sản xuất- kinh doanh trên địa bàn chủ yếu có quy mô nhỏ, nhu cầu sử dụng lao động ít. Hơn nữa, các hoạt động tạo việc làm tại chỗ còn mất cân đối so với tỉ lệ gia tăng lực lượng lao động hàng năm; quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo vùng và ngành diễn ra chậm, hoạt động hỗ trợ trực tiếp cho người lao động để tạo việc làm mới còn gặp khó khăn. Bên cạnh đó, công tác đào tạo nói chung và đào tạo nghề nói riêng vẫn còn hạn chế, chưa gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo với nhu cầu tuyển dụng; nhiều sinh viên tốt nghiệp các ngành như: sư phạm, khoa học xã hội và nhân văn, quản trị kinh doanh, kế toán, tài chính, ngân hàng... rất khó tìm việc tại địa phương.
![]() |
Sản xuất gạch tuy nen ở Công ty Cổ phần Minh Hưng - Ảnh: TD |
Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp huyện Triệu Phong triển khai nhiều giải pháp đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động. Theo báo cáo của ...
Hôm nay 30/11, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin huyện Đakrông, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Sở LĐ,TB&XH tổ chức hội thi Tìm hiểu chính sách đào tạo nghề ...
Bám sát Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện, nhiệm kỳ 2020- 2025, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền và các ngành huyện Triệu Phong triển khai nhiều giải pháp để ...
Công tác đào tạo nghề, tạo việc làm cho lao động nông thôn, nhất là lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) tại các xã miền núi của huyện Vĩnh Linh thời gian ...
Thời gian qua, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn tỉnh đã triển khai hợp tác với doanh nghiệp (DN) góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề, ...
Giải quyết việc làm cho người lao động, trong đó có lao động nông thôn được xem là yếu tố quan trọng, giúp thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững. ...
Xác định công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thời gian qua, huyện Đakrông tích cực triển khai nhiều giải ...
Những năm qua, chính sách đào tạo nghề ở miền núi nói chung, lao động là người dân tộc thiểu số nói riêng đã mang lại nhiều kết quả thiết thực, tạo chuyển biến ...
Formosa Hà Tĩnh luôn nỗ lực tạo dựng môi trường làm việc ổn định, nâng cao đời sống và phát triển bền vững cùng người lao động.
QTO - Quảng Trị có nhiều tiềm năng, thế mạnh về khoáng sản là vật liệu xây dựng thông thường và vật liệu đất đắp nhưng chưa được khai thác hết lợi thế....
(QT) - Những con thuyền qua quá trình xông pha ngoài biển khơi sóng gió cùng ngư dân, ít hay nhiều đều phải bị những hư hỏng, trục trặc. Những lúc như vậy, thuyền được đưa lên...
(QT) - Trước đây, đồng bào huyện miền núi nói chung và huyện Đakrông (Quảng Trị) nói riêng đều không dùng đến các loại phân bón, đặc biệt là phân hữu cơ trong canh tác cây lúa....
(QT) - Huyện Triệu Phong (Quảng Trị) có khoảng 70% dân số ở khu vực nông thôn, sống dựa vào nông nghiệp, thu nhập chủ yếu từ trồng trọt và chăn nuôi. Tuy nhiên...
(QT) - Nghề đi biển, đặc biệt là vươn khơi xa đánh bắt hải sản của bà con ngư dân thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh (Quảng Trị) ngày càng tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn do tình hình...
(QT) - Từ năm 2012, huyện Đakrông (Quảng Trị) thực hiện thí điểm mô hình hỗ trợ hộ cam kết thoát nghèo bền vững (gọi tắt là phương án 39) tại 3 xã là Hướng Hiệp, Mò Ó, A Ngo...
(QT) - Nhờ thị trường ổn định và giá cả thương phẩm cao, trong những năm gần đây, nhiều nông dân tại huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã xây dựng mô hình trồng các giống bơ ghép đầu...