{title}
{publish}
{head}
Nhà Đón tiếp thân nhân liệt sĩ trực thuộc Ban Quản lý nghĩa trang và đón tiếp thân nhân liệt sĩ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh. Đây là địa chỉ dừng chân của nhiều thân nhân liệt sĩ khắp mọi miền đất nước trên hành trình thăm viếng, tìm mộ người thân.
Vào dịp tháng 7 hằng năm, người dân khắp mọi miền đất nước về Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Trường Sơn thăm viếng mộ người thân -Ảnh: T.B
Nhiều năm nay, Nhà Đón tiếp thân nhân liệt sĩ trở thành điểm đến quen thuộc của bà Nguyễn Thị Hoa (sinh năm 1963), mỗi khi bà vào Quảng Trị thăm mộ anh trai yên nghỉ tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Trường Sơn. Năm nay cũng vậy, sau hành trình dài từ Thanh Hóa vào Quảng Trị, bà ghé vào nhà đón tiếp nghỉ ngơi, chuẩn bị cho việc đi thăm mộ anh trai vào ngày hôm sau.
Bà Hoa chia sẻ: “Nơi đây đã trở nên quen thuộc đối với tôi vì không phải lần đầu tiên đặt chân đến. Có nơi đón tiếp như thế này, chúng tôi đỡ vất vả hơn, không còn phải lo lắng nơi ăn, chốn ở và gánh nặng chi phí. Tình cảm của cán bộ, nhân viên ở đây cũng khiến chúng tôi rất ấm lòng”. Không riêng bà Hoa mà đây là cảm nhận chung của rất nhiều thân nhân liệt sĩ đối với cán bộ, nhân viên nhà đón tiếp.
Hằng năm, Quảng Trị đón hàng nghìn thân nhân liệt sĩ, cựu chiến binh đến tri ân, thăm viếng nghĩa trang. Nhiều trong số đó khi đến Quảng Trị đã tìm đến Nhà Đón tiếp thân nhân liệt sĩ nằm bên Quốc lộ 1, thuộc phường Đông Giang, TP. Đông Hà, được xây dựng từ năm 1997.
Gần 30 năm qua, nơi đây đã đón tiếp, phục vụ miễn phí cho hàng chục nghìn lượt thân nhân, gia đình liệt sĩ đến Quảng Trị để viếng và tìm kiếm mộ. Từ lâu, đây được xem là mái nhà chung, “tiếp sức” cho thân nhân liệt sĩ từ khắp mọi miền Tổ quốc trong hành trình về dâng hương, viếng mộ người thân.
Phó Trưởng phòng Hành chính - Tổng hợp và Đón tiếp thân nhân liệt sĩ Phan Thị Bảy cho biết: “Thời điểm mới thành lập, nhà đón tiếp chỉ có hơn 10 cán bộ, nhân viên. Trong khoảng thời gian từ năm 1998-2001, số lượng thân nhân liệt sĩ đến đây rất đông, có thời điểm lên đến 700-800 người/ngày. Áp lực công việc cao nhưng cán bộ, nhân viên nhà đón tiếp luôn ân cần, chu đáo và hỗ trợ thân nhân mọi việc có thể”.
Năm 2023, đơn vị đã đón tiếp 1.410 đoàn/5.648 lượt thân nhân liệt sĩ trong thời gian thăm viếng, tìm kiếm và di dời hài cốt liệt sĩ về quê an táng. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2024, đơn vị đã tổ chức đón tiếp, phục vụ, bố trí nghỉ tại nhà đón tiếp 353 đoàn/1.403 lượt người.
Ngoài ra, cán bộ, nhân viên còn trực tiếp hướng dẫn và trả lời qua điện thoại khi gia đình thân nhân liệt sĩ hỏi về thủ tục di chuyển hài cốt, đính chính thông tin bia mộ, tìm kiếm mộ liệt sĩ, các chế độ thăm viếng, di dời hài cốt liệt sĩ. Vệ sinh thường xuyên phòng nghỉ; cung cấp các đồ dùng thiết yếu phục vụ thân nhân liệt sĩ; vệ sinh môi trường cảnh quan trong khuôn viên Nhà Đón tiếp thân nhân liệt sĩ đảm bảo sạch, đẹp, văn minh. Chị Bảy công tác tại nhà đón tiếp từ năm 1997 đến nay. Chừng đó thời gian, chị chứng kiến nhiều câu chuyện cảm động về thân nhân liệt sĩ trên hành trình thăm viếng, tìm mộ người thân.
Chị Bảy nhớ mãi câu chuyện một gia đình ở ngoài Bắc vào Quảng Trị tìm mộ anh trai, địa điểm được gia đình tìm kiếm là ở các nghĩa trang huyện Hướng Hóa. “Đó là năm 2009, thời điểm đó tôi mới mua chiếc xe máy mới, đi còn chưa bén hơi nhưng đã cho gia đình đó mượn để chủ động phương tiện tìm kiếm, di chuyển từ Đông Hà lên Hướng Hóa và ngược lại trong nhiều ngày liền. Những năm gần đây, gia đình đó mỗi lần đi du lịch đều ghé nhà đón tiếp thăm chúng tôi và kể lại câu chuyện năm nào khiến họ nhớ mãi”, chị Bảy chia sẻ.
Cũng có trường hợp từ Thanh Hóa vào thăm mộ liệt sĩ ở huyện Vĩnh Linh, quá trình ở lại nhà đón tiếp gặp vấn đề về sức khỏe nên đã bị ngất. Cán bộ nhà đón tiếp phát hiện, kịp thời đưa đến bệnh viện, được các bác sĩ chẩn đoán bị đột quỵ nhẹ. Do con cái ở xa, trong thời gian người này nằm viện, chị Bảy và nhân viên nhà đón tiếp thay nhau chăm sóc bà như người nhà. Về sau, người này đã nhận chị làm con nuôi và thường xuyên gọi điện hỏi thăm sức khỏe.
Đồng hành với thân nhân liệt sĩ trong công tác tìm kiếm mộ từ những năm 2000 đến nay, anh Lê Tiến Sĩ (sinh năm 1964) cho rằng mình có cơ duyên và cơ duyên này được kết nối bởi cán bộ Nhà Đón tiếp thân nhân liệt sĩ.
Theo lời kể của anh, những năm đầu khi mới thành lập nhà đón tiếp, thân nhân liệt sĩ khắp mọi miền Tổ quốc tập trung về đây. Bên cạnh việc thăm viếng mộ, nhiều gia đình đến Quảng Trị để tìm kiếm mộ người thân nhưng những cuộc tìm kiếm ít khi có kết quả.
Chứng kiến cảnh đó, cán bộ nhà đón tiếp rất trăn trở. Biết anh Sĩ từng đi bộ đội, là người nhiệt tình, tâm huyết nên cán bộ nhà đón tiếp nhờ anh hỗ trợ thân nhân liệt sĩ. Tìm hiểu, anh Sĩ biết nguyên nhân là do trên giấy báo tử chỉ ghi ký hiệu chứ không có thông tin đầy đủ về đơn vị, nơi hy sinh của liệt sĩ. Vì thế, việc tìm kiếm như “mò kim đáy bể”.
Từ đó, anh đã tìm gặp cơ quan chức năng nhờ “giải mã” các ký hiệu trên giấy báo tử để cung cấp thông tin đầy đủ hơn cho người nhà liệt sĩ. Ông Sĩ nhớ mãi trường hợp một cán bộ Viện Sử học đến Quảng Trị tìm mộ người thân tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Đường 9 vào năm 2010 bằng phương pháp ngoại cảm.
Được cán bộ nhà đón tiếp giới thiệu, ông Sĩ tìm hiểu thấy thông tin ghi trên giấy báo tử liệt sĩ thuộc Sư đoàn 325, hy sinh tháng 12/1972. Tìm hiểu từ các nguồn tin khác nhau, ông Sĩ xác định được địa điểm hy sinh của liệt sĩ này cùng đồng đội trên cánh đồng thôn Lâm Lang, xã Cam Thủy, huyện Cam Lộ.
Lần theo nhiều manh mối, cuối cùng gia đình tìm thấy một ngôi mộ chỉ có tên nhưng không có quê quán, địa chỉ được chôn cách không xa địa điểm liệt sĩ hy sinh. Sau khi kiểm tra ADN đã xác định người nằm dưới mộ chính là liệt sĩ mà gia đình tìm kiếm.
“Khi được cán bộ nhà đón tiếp nhờ hỗ trợ thân nhân liệt sĩ trong việc cung cấp thông tin hay đồng hành với quá trình tìm kiếm mộ, tôi rất sẵn lòng. Vì đó cũng là tâm nguyện của tôi khi chứng kiến cảnh nhiều gia đình bỏ công sức tìm kiếm mộ người thân trong vô vọng”, ông Sĩ chia sẻ.
Thủy Ba
QTO - Gần tết Nguyên đán Ất Tỵ - 2025, rất nhiều người thông báo trên các trang mạng xã hội về kế hoạch sản xuất và cung ứng món ăn truyền thống như: giò...
QTO - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 151/2024/NĐ-CP (gọi tắt là Nghị định 151) quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Trật tự, an...
QTO - Sau tiếng trống khai hội của người đứng đầu làng Trà Lộc, hàng trăm người dân mang theo các ngư cụ lội xuống bùn ra giữa hồ để bắt cá trong Lễ hội...
QTO - Anh Nguyễn Văn Thuần ở thôn An Bình, xã Thanh An, huyện Cam Lộ, từng có quá khứ lầm lỗi. Sau khi chấp hành xong án phạt tù, được sự quan tâm, hỗ trợ...
QTO - Công tác từ thiện xã hội trong các đơn vị y tế là một hoạt động nhân văn giúp bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn vượt qua bệnh tật. Xuất phát từ thực...
QTO - Xác định công tác cải cách hành chính (CCHC) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để nâng cao hiệu quả hoạt động, chất lượng phục vụ, những năm qua...
QTO - Bơi lội là một trong những kỹ năng sinh tồn dưới nước rất quan trọng, đặc biệt là đối với trẻ em. Tuy vậy không phải trẻ em nào cũng có điều kiện...
QTO - “Con gái tôi vừa tròn 18 tháng tuổi, ước gì tôi có sức khỏe để có thêm thời gian bên con...”, lời tâm sự xót xa của chị Đoàn Thị Liên (sinh năm...
QTO - Phiên tòa xét xử T. về tội “Giết người” diễn ra vào đầu tháng 8/2024. Tại phiên tòa, có nhiều người đến tham dự, đa phần là người thân của bị cáo....
QTO - Năm học mới 2024-2025 là năm đầu tiên Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được triển khai ở tất cả các cấp học phổ thông. Điều này đặt ra cho ngành...
QTO - Ngoài giảng dạy tại Trường Cao đẳng Y tế Quảng Trị, nhiều năm nay, cô Phan Thị Hạnh (sinh năm 1970) còn miệt mài đến các lớp học không bảng đen, phấn...
QTO - Thời gian qua, trên cơ sở nền tảng, hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) sẵn có, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh đã triển khai mạnh mẽ công tác chuyển đổi...