Cập nhật: Thứ 2, 11/03/2013 | 09:28 GMT+7

Tích cực đóng góp ý kiến vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về đất đai

(QT) - Ngày 21/1/2013, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII ban hành Nghị quyết số 563/NQ-UBTVQH13 về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), bắt đầu từ ngày 1/2/2013 và kết thúc vào ngày 31/3/2013. Tiếp đó ngày 28/1/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 239/QĐ-TTg về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Đây là đợt sinh hoạt chính trị quan trọng nhằm phát huy quyền làm chủ, trí tuệ, tâm huyết của các tầng lớp nhân dân, các cấp, các ngành đối với việc hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về đất đai; qua đó góp phần giải quyết những vướng mắc, bất cập trong công tác quản lý, sử dụng đất đai; huy động tốt nhất nguồn lực từ đất đai để phát triển đất nước. >>> Toàn văn Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Việc tổ chức lấy ý kiến của các tầng lớp nhân dân vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) là để khắc phục những hạn chế, yếu kém còn tồn tại hiện nay, đáp ứng tốt hơn yêu cầu phân bổ hợp lý, sử dụng đất đai đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả, bảo đảm lợi ích trước mắt và lâu dài, bảo vệ môi trường sinh thái; nâng cao chất lượng và bảo vệ đất canh tác nông nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, giữ vững ổn định chính trị xã hội và phát triển bền vững; phát triển lành mạnh thị trường bất động sản, trong đó có quyền sử dụng đất, bảo đảm hài hòa lợi ích của nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư.

Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt; là tài sản, nguồn lực to lớn của đất nước, là nguồn sống của nhân dân. Quản lý và sử dụng đất đai là vấn đề rộng lớn, phức tạp, hệ trọng liên quan đến giữ vững thành quả cách mạng, ổn định chính trị, xã hội của đất nước. Đánh giá về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai những năm qua, Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 31/10/2012 của BCHTƯ Đảng khóa XI nhấn mạnh: Sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCHTƯ khóa IX về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, chúng ta đã đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần khai thác và phát huy có hiệu quả nguồn lực đất đai phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, ổn định xã hội, an ninh lương thực quốc gia, bảo vệ môi trường…Hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai từng bước được tăng cường; chính sách, pháp luật về đất đai ngày càng được hoàn thiện; các quyền của người sử dụng đất được mở rộng và được nhà nước bảo đảm; thị trường bất động sản, trong đó có quyền sử dụng đất đã được hình thành và phát triển nhanh… Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về đất đai vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là trong quy hoạch sử dụng đất và các thủ tục hành chính về đất đai. Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, xác định giá đất, hỗ trợ tái định cư còn rất nhiều khó khăn, lợi ích của nhà nước và người dân có đất bị thu hồi chưa được bảo đảm tương xứng. Nguồn lực về đất đai chưa được phát huy đầy đủ để trở thành nội lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; việc sử dụng đất nhiều nơi còn lãng phí, hiệu quả thấp; tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực này còn lớn. Thị trường bất động sản phát triển không ổn định, thiếu lành mạnh. Tình hình khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai còn diễn biến phức tạp… Về mặt thể chế chủ trương, đường lối của Đảng vào chính sách, pháp luật về đất đai, thực hiện chủ trương đổi mới, ngay từ những năm 80 của thế kỷ XX, Nhà nước ta đã điều chỉnh lại chính sách đất đai, giao đất nông nghiệp của hợp tác xã nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân để sử dụng ổn định lâu dài, đã đem lại kết quả to lớn là giải quyết được vấn đề lương thực và trở thành nước xuất khẩu gạo thứ ba, rồi thứ hai của thế giới. Tiếp đó, Nhà nước điều chỉnh, sửa đổi Luật Đất đai cho phù hợp với quá trình CNH, HĐH đất nước, đã có tác động to lớn trong việc thu hút đầu tư nước ngoài cũng như phát triển hiệu quả nguồn lực đất đai phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Năm 2011, Quốc hội thông qua Nghị quyết về kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2011-2015 và quy hoạch sử dụng đất 2011-2020, trong đó Quốc hội đề nghị Chính phủ “khẩn trương nghiên cứu, sửa đổi Luật Đất đai để sớm trình Quốc hội thời gian tới”. Lý do là sau một thời gian áp dụng trong thực tế, Luật Đất đai năm 2003 đã bộc lộ một số khiếm khuyết, như Nghị quyết số 19-NQ/TW của BCHTƯ Đảng khóa XI đã nhận định ở phần trên. Thực hiện Nghị quyết số 563/NQ-UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII và Quyết định số 239/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Thường trực HĐND và UBND tỉnh Quảng Trị đã ban hành Kế hoạch về tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Mục đích là để phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết của nhân dân, tạo sự đồng thuận và thể hiện nguyện vọng của nhân dân; nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân và trách nhiệm của HĐND, UBND các cấp, các tổ chức, cá nhân đối với việc sửa đổi Luật Đất đai. Yêu cầu đặt ra là tổ chức thảo luận, lấy ý kiến với các hình thức thích hợp, tạo điều kiện thuận lợi để các tầng lớp nhân dân góp ý kiến vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân phải được tiến hành dân chủ, công khai, khoa học, đảm bảo tiến độ, chất lượng, thiết thực và tiết kiệm. Ý kiến đóng góp của nhân dân phải được tập hợp, tổng hợp đầy đủ, chính xác và nghiên cứu tiếp thu, bổ sung hoàn thiện Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Nội dung lấy ý kiến nhân dân là toàn bộ Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) gồm các chương, điều, khoản, hiệu lực của Luật Đất đai (sửa đổi); kỹ thuật trình bày các quy định của Luật Đất đai (sửa đổi). Hình thức lấy ý kiến thông qua góp ý trực tiếp hoặc bằng văn bản gửi đến cơ quan, tổ chức được phân công trách nhiệm; thảo luận tại các hội thảo và các hình thức phù hợp khác (Dự thảo Luật Đất đai được đăng trên Báo Nhân Dân, các trang Thông tin điện tử của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các trang Thông tin điện tử của UBND tỉnh, Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh, Báo Quảng Trị điện tử; các ngành, các cấp, các tầng lớp nhân dân và các tổ chức doanh nghiệp có thể tiếp cận, nghiên cứu để góp ý kiến). Đối tượng lấy ý kiến là HĐND, UBND các cấp; các tổ chức chính trị- xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội- nghề nghiệp và các tổ chức xã hội khác. Việc tổ chức lấy ý kiến của các tầng lớp nhân dân vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) là để khắc phục những hạn chế, yếu kém còn tồn tại hiện nay, đáp ứng tốt hơn yêu cầu phân bổ hợp lý, sử dụng đất đai đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả, bảo đảm lợi ích trước mắt và lâu dài, bảo vệ môi trường sinh thái; nâng cao chất lượng và bảo vệ đất canh tác nông nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, giữ vững ổn định chính trị xã hội và phát triển bền vững; phát triển lành mạnh thị trường bất động sản, trong đó có quyền sử dụng đất, bảo đảm hài hòa lợi ích của nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư. Vì vậy các sở, ban, ngành, các địa phương trong tỉnh có trách nhiệm tuyên truyền, vận động cán bộ, nhân dân tham gia đóng góp ý kiến và phản ánh trung thực, kịp thời đóng góp ý kiến vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đảm bảo đúng mục đích, yêu cầu, tiến độ đã đề ra, góp phần quan trọng vào việc hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về đất đai, phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước trong thời kỳ mới. PHƯƠNG MINH



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Cần bảo vệ tài sản nhà nước có hiệu quả

Cần bảo vệ tài sản nhà nước có hiệu quả
03:07 02/03/2013

(QT) - Cuối năm Nhâm Thìn 2012, Công an huyện Gio Linh (Quảng Trị) đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam ông Nguyễn Văn Thành, Trưởng Phòng Nông nghiệp- PTNT huyện Gio Linh, kiêm Giám...

Đổi mới phương pháp đánh giá cán bộ, công chức

Đổi mới phương pháp đánh giá cán bộ, công chức
04:32 01/03/2013

(QT) - Đánh giá cán bộ, công chức là một khâu quan trọng trong quá trình quản lý và sử dụng công chức, được tiến hành hàng năm hoặc trước khi đề bạt, chuyển công tác, nhằm cung...

Thời tiết

29°C - 36°C
Ít mây, trời nắng nóng
  • 28°C - 34°C
    Có mây, có mưa rào và dông
  • 27°C - 37°C
    Ít mây, trời nắng nóng gay gắt
POWERED BY
Việt Long