
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Biến đổi khí hậu (BĐKH) là thực tế đang diễn ra ở nhiều nước, nhiều địa phương, từ vùng đồng bằng ven biển đến vùng đồi núi cao; được xác định là một trong những thách thức lớn của nhân loại trong thế kỷ 21. BĐKH gây nên nhiệt độ tăng, nước biển dâng, các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng nhiều, mưa lũ triền miên, hạn hán gay gắt; lũ lụt, triều cường dâng gây sạt lở ở nhiều nơi, khiến người dân mất nhà cửa, đất sản xuất. Nước ta là một trong những nước chịu nhiều ảnh hưởng của BĐKH.
Trước thực trạng trên, Chính phủ, UBND tỉnh cùng các sở, ngành, đơn vị liên quan đã chủ động đề ra nhiều giải pháp để hỗ trợ người dân sản xuất, thích nghi, giảm thiểu các thiệt hại do BĐKH gây ra. “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh” là chủ trương lớn của Chính phủ, làm cho kinh tế nước ta phát triển nhanh, bền vững và thích ứng BĐKH…
Ở Quảng Trị, ngày 20/4/2017, Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết 04 về đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025; HĐND tỉnh cũng ban hành Nghị quyết 03/2017 “Về hỗ trợ phát triển một số cây trồng, con nuôi, tạo sản phẩm chủ lực, có lợi thế cạnh tranh trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025”; UBND tỉnh ban hành quyết định về thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất, vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh; Đề án tái canh và phát triển bền vững cây cà phê trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025 và Chính sách hỗ trợ chuyển đổi từ trồng lúa bị thiếu nước, kém hiệu quả sang trồng ngô, ưu tiên thực hiện các địa bàn miền núi huyện Hướng Hóa, Đakrông (Quyết định số 230, ngày 10/2/2017 của UBND tỉnh)…
Trong hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ, tỉnh xác định ưu tiên triển khai các nhiệm vụ điều tra cơ bản như nghiên cứu diễn biến khí hậu, thủy văn tỉnh Quảng Trị dưới tác động của BĐKH phục vụ phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn. Tập trung ứng dụng các công nghệ mới, công nghệ tiên tiến trong sản xuất và đời sống nhằm sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm cường độ phát thải khí nhà kính; ứng dụng khoa học và công nghệ trong tưới tiết kiệm nước, kỹ thuật canh tác nông nghiệp nhằm tăng sản lượng và giảm nhẹ phát thải khí mê tan. Trong tình hình khô hạn, xâm nhập mặn ngày càng kéo dài thì giải pháp tưới tiết kiệm nước trong sản xuất là giải pháp tối ưu. Giải pháp này được triển khai thực hiện tiết kiệm nước cho cây tiêu, cây thơm (dứa) vùng cát, cây dược liệu; một số nơi cũng đã thực hiện phủ bạt ni lông cho cây thơm, cây đậu phụng, cây dược liệu.
Bên cạnh đó Sở KH&CN cũng nghiên cứu bảo tồn các giống cây trồng, vật nuôi bản địa; xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất hoa, rau trên địa bàn thành phố Đông Hà; xây dựng mô hình trồng cây thanh long ruột đỏ trên cát; mô hình trồng hoa lily thương phẩm tại xã Hướng Phùng (huyện Hướng Hóa). Đưa nhanh công nghệ mới vào tất cả các khâu sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm. Khuyến khích các cơ sở, doanh nghiệp ứng dụng triển khai kỹ thuật, công nghệ mới, phù hợp với xu thế phát triển kinh tế- xã hội của địa phương và hạn chế tác động đến môi trường, sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao, thân thiện với môi trường.
Để giúp người dân thích ứng với BĐKH, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng, thực hiện các chính sách hỗ trợ chuyển đổi và phát triển sinh kế cho người dân bị ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp bởi thiên tai, dịch bệnh như: Hỗ trợ người dân thích ứng với tình trạng suy giảm sản lượng thủy sản khai thác ven bờ, phát triển hạ tầng nuôi thủy sản mặn, lợ ven bờ, dịch vụ hậu cần nghề cá, khuyến khích đóng mới tàu thuyền công suất lớn để vươn tới các ngư trường xa, đánh bắt nhiều hải sản. Trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng các giống mới, ngắn ngày, có khả năng chống chịu cao với điều kiện thời tiết khắc nghiệt, kháng bệnh tốt, kiểm soát môi trường, xây dựng mô hình nông nghiệp công nghệ cao…
Trong hoàn cảnh có nhiều khó khăn, nguồn lực hạn chế, để thích ứng với BĐKH thì việc hợp tác quốc tế, chia sẻ kinh nghiệm, tạo điều kiện cho việc đối phó có hiệu quả với các ảnh hưởng mang tính khu vực như nguồn nước, dịch bệnh và việc đề xuất các đề tài, dự án, tìm nguồn tài trợ cho các hoạt động giảm thiểu, thích ứng với BĐKH là hết sức cần thiết. Thời gian qua tỉnh đã kêu gọi, thu hút các nguồn lực đầu tư từ các tổ chức quốc tế, phi chính phủ để xây dựng và phát triển các mô hình thích ứng với BĐKH như Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới do Ngân hàng Thế giới tài trợ, giúp cải tạo hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng và xây dựng các mô hình nông nghiệp thông minh thích ứng với BĐKH bắt đầu triển khai từ năm 2015 đến 2020 bước đầu mang lại hiệu quả tích cực, giúp người dân tăng thu từ 1,5 đến 2 lần so với sản xuất truyền thống, đồng thời giúp giảm thiểu phát thải khí nhà kính và ô nhiễm môi trường. Phối hợp với các tổ chức như Oxfarm, Viện Mê Kông, Tầm nhìn thế giới… hỗ trợ phát triển sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số bằng việc xây dựng chuỗi sản xuất một số sản phẩm chủ lực như cà phê, gừng, nghệ. Liên kết với doanh nghiệp sản xuất nông sản hữu cơ, nhất là sản xuất gạo hữu cơ, với diện tích 90 ha trong năm 2017, giúp nông dân thu nhập cao hơn đại trà từ 1,5-2 lần, bảo vệ và duy trì hệ sinh thái đồng ruộng, giảm phát thải khí nhà kính thông qua việc chỉ sử dụng phân hữu cơ.
Cũng từ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế chúng ta có điều kiện để xây dựng các mô hình trình diễn thích ứng với BĐKH ở huyện Hải Lăng và Đakrông, trong đó chú trọng dự báo thời tiết, ban hành các văn bản khí tượng nông nghiệp giúp người dân né tránh và ứng phó hiệu quả với thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan. Nâng cao khả năng thuyết trình cho người dân, nhất là phụ nữ các thôn, bản để họ tự tin nói lên suy nghĩ và các ý kiến của mình cho cộng đồng và các cấp chính quyền địa phương….
Một vấn đề quan trọng khác là tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về biến đổi khí hậu. Xác định đối tượng dễ bị tổn thương nhất trước tác động của BĐKH là đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo, phụ nữ đơn thân, ngư dân nuôi trồng và khai thác thủy sản ven bờ, thời gian qua các ngành, đơn vị, địa phương tập trung tuyên truyền cho đối tượng này để họ có nhận thức đầy đủ về nguyên nhân, hậu quả và chủ động có những biện pháp hàng ngày để đối phó, thích ứng với BĐKH. Từ đó thay đổi hành vi, sử dụng đúng các phương pháp canh tác, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, không đốt rơm rạ, bón phân hợp lý, tiết kiệm và sử dụng hiệu quả tài nguyên nước, bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển…là những việc làm cần thiết để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực do BĐKH gây ra.
Phước An
QTO - Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo thành lập tổ công tác đặc biệt của Chính phủ và ở các địa phương; mở đợt cao điểm tấn công đấu tranh ngăn chặn, đẩy...
QTO - Chiến dịch đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được phát động đồng loạt...
(QT) - Dân số là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tại Quảng Trị, trong những năm qua, cấp ủy...
(QT) - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), thời gian qua nhiệm vụ quan trọng này ở Quảng Trị đã được hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở...
(QT) - Theo thống kê của các cơ quan chức năng, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị hiện có 1.281 người nghiện ma túy, trong đó có 74/141 xã, phường, thị trấn có người nghiện ma túy;...
(QT) - Nhiều năm trước, Trường Cao đẳng sư phạm (CĐSP) là niềm tự hào của người dân Quảng Trị, mỗi khi có tổ chức các sự kiện lớn đều huy động sinh viên của trường tham gia với...
(QT) - Toàn tỉnh hiện có 266 HTX nông nghiệp đã đăng ký hoạt động theo Luật HTX năm 2012. Tuy nhiên, các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ yếu thực hiện dịch vụ đầu vào và...
(QT) - Công tác phát triển đảng viên là nhiệm vụ rất quan trọng trong công tác xây dựng tổ chức đảng nói riêng, xây dựng Đảng nói chung nhằm củng cố, nâng cao năng lực lãnh...
(QT) - Theo chương trình đề ra, kỳ họp thứ 6, HĐND tỉnh khóa VII sẽ được tổ chức từ ngày 12 - 14/12/2017. Với nhiều nội dung quan trọng theo luật định cùng một số vấn đề liên...
(QT) - Sự cố môi trường biển miền Trung tháng 4/2016 đã làm thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân, nhất là người dân ven biển thuộc 4 tỉnh Hà...
(QT) - Công tác tạo nguồn, quy hoạch và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là nội dung trọng yếu, khâu quan trọng của công tác cán bộ, góp phần chủ động tạo nguồn cán bộ và cán bộ lãnh...
(QT) - Vừa qua, Bộ GD&ĐT công bố dự thảo đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học và các trường cao đẳng sư phạm đáp ứng yêu...