
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Dân số là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tại Quảng Trị, trong những năm qua, cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở đã xem công tác dân số là nhiệm vụ chiến lược, vừa cấp bách vừa lâu dài.
Qua hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết 03-NQ/TU ngày 26/7/2006 của Tỉnh ủy, công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) của tỉnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Quy mô dân số toàn tỉnh đến cuối năm 2016 đạt 630 ngàn người. Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên đến năm 2016 ở mức 1,08%. Cơ cấu dân số chuyển dịch theo hướng tích cực, nhóm dân số phụ thuộc trẻ (từ 0-14 tuổi) giảm dần, chiếm tỷ lệ khoảng 23,8% tổng dân số; nhóm dân số trong độ tuổi lao động (từ 15-64 tuổi) tăng dần, chiếm tỷ lệ trên 67,2% tổng dân số.
Tỉnh Quảng Trị đang trong thời kỳ dân số vàng. Chất lượng dân số được cải thiện về nhiều mặt. Nhận thức và hành động của toàn xã hội về DS - KHHGĐ nâng lên rõ rệt. Quan niệm hôn nhân, sinh đẻ của người dân đã có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng ngày càng có nhiều người chấp nhận kết hôn muộn, đẻ muộn, đẻ thưa, đẻ ít để nuôi con khỏe, dạy con ngoan. Mô hình thôn, bản, khu phố không sinh con thứ 3 trở lên phát triển rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh. Tính đến cuối năm 2016, Quảng Trị có trên 61% thôn, bản, khu phố tổ chức phát động mô hình Làng không có người sinh con thứ 3 trở lên. Từ năm 2011-2016 đã có 79 làng duy trì mô hình Làng không có người sinh con thứ 3 từ 3 năm liền và 34 làng duy trì mô hình này từ 5 năm trở lên.
Tuy đạt được mục tiêu giảm tỷ suất sinh bình quân 0,4%o/năm nhưng tỷ suất sinh thô ở Quảng Trị vẫn còn ở cao 15,8%o. Đặc biệt, Quảng Trị đang thuộc nhóm có mức sinh cao so với trung bình cả nước. Tổng tỷ suất sinh đang ở mức 2,48 con (bình quân chung của cả nước là 2,09 con). Cơ cấu dân số có nhiều thay đổi, trong đó đáng chú ý là tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tăng nhanh và có chiều hướng diễn biến phức tạp. Năm 2016, tỷ số giới tính khi sinh của Quảng Trị đã ở mức 112,5 bé trai/100 bé gái (bình quân của cả nước là 112,2 bé trai/100 bé gái). Tỷ trọng dân số phụ thuộc trẻ (từ 0-14 tuổi) giảm nhưng tỷ trọng dân số phụ thuộc già (65 tuổi trở lên) tăng nhanh, đến nay chiếm tỷ lệ hơn 9% tổng dân số. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho công tác DS-KHHGĐ trong giai đoạn tiếp theo đó là tỉnh cần giải quyết đồng bộ, hài hòa giữa 2 vấn đề là giảm sinh và già hóa dân số.
Quảng Trị đã bước vào giai đoạn già hóa dân số khi chưa khai thác được ưu thế của thời kỳ dân số vàng. Bên cạnh đó, tuổi thọ bình quân của người dân trên địa bàn ở mức trên 68 tuổi, thấp hơn nhiều so với bình quân chung của cả nước (73 tuổi). Các tố chất về tầm vóc, thể lực người dân trong tỉnh còn hạn chế, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng đã được cải thiện nhưng vẫn còn cao, nhất là tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng về chiều cao...
Nghị quyết số 11/2017/NQ-HĐND ngày 29/7/2017 của HĐND tỉnh về chính sách DSKHHGĐ giai đoạn 2017-2020 và tầm nhìn đến năm 2030, xác định mục tiêu đến năm 2020 tỉnh tiếp tục giảm mức sinh, tiến tới đạt mức sinh thay thế, ổn định quy mô dân số ở mức hợp lý; giải quyết tốt những vấn đề về cơ cấu dân số, đặc biệt là giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh; tận dụng cơ cấu dân số vàng; nâng cao chất lượng dân số cả về thể chất, trí tuệ và tinh thần. Đặc biệt mới đây, tại Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành Nghị quyết 21 về công tác dân số trong tình hình mới chắc chắn sẽ có những tác động tích cực và là cơ sở thuận lợi để tỉnh nâng cao chất lượng dân số.
Để giải quyết đồng bộ chính sách dân số phù hợp với yêu cầu chuyển hướng của công tác này trong giai đoạn mới, cũng như đặc thù của địa phương, trước tiên cần sự thống nhất nhận thức của cả hệ thống chính trị và tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng thuận trong toàn xã hội về chủ trương chuyển trọng tâm chính sách dân số từ tập trung vào kế hoạch hóa gia đình sang giải quyết toàn diện các vấn đề về quy mô, cơ cấu, phân bổ và chất lượng dân số trong mối quan hệ hữu cơ với phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh. Muốn đạt được mục tiêu trên, cấp ủy, chính quyền các cấp cần tiếp tục đưa công tác dân số thành nội dung trọng tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo. Trên cơ sở các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tỉnh tiếp tục rà soát để sửa đổi, bổ sung và ban hành một số chính sách dân số phù hợp với yêu cầu chuyển hướng của công tác dân số, cũng như thực tế của địa phương. Chủ động lồng ghép có hiệu quả các yếu tố dân số trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành, từng địa phương. Tăng cường sự phối hợp liên ngành, phát huy mạnh mẽ vai trò của tổ chức Mặt trận các cấp, các ngành, đoàn thể nhân dân và của cả cộng đồng về công tác dân số.
Trong quá trình thực hiện cần phân công trách nhiệm cụ thể, rõ ràng đối với từng ngành, từng cơ quan, đoàn thể trong thực hiện các mục tiêu, giải pháp; đặc biệt là đưa nội dung, chỉ tiêu dân số vào việc thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động về công tác dân số, thực hiện nếp sống văn minh, xây dựng môi trường sống lành mạnh, nâng cao sức khỏe và đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Nêu cao tính tiên phong, gương mẫu của mỗi cán bộ, đảng viên trong việc thực hiện chủ trương, chính sách về công tác dân số. Đưa các tiêu chí về dân số vào các nội quy, quy chế, công tác thi đua, khen thưởng của cơ quan, đơn vị nhà nước. Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác dân số, đồng thời đổi mới nội dung tuyên truyền, vận động về công tác dân số.
Tiếp tục thực hiện cuộc vận động mỗi cặp vợ chồng nên có 2 con, bảo đảm quyền và trách nhiệm trong việc sinh con và nuôi dạy con tốt. Ưu tiên tập trung tuyên truyền tại địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biển và các vùng, đối tượng có mức sinh cao. Nâng cao nhận thức, thực hành về bình đẳng giới; đẩy mạnh truyền thông giáo dục về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh. Tạo dư luận xã hội lên án hành vi phân biệt, đối xử, phân biệt giới tính, khẳng định vai trò con cái trong gia đình, không phân biệt nam hay nữ trong việc nuôi dưỡng, thờ cúng cha mẹ, ông bà tổ tiên. Phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng lưới cung cấp dịch vụ dân số toàn diện về quy mô, cơ cấu, chất lượng và phân bố dân số.
Lâm Thanh
Xác định công tác dân số là nhiệm vụ chiến lược, vừa cấp thiết, vừa lâu dài; là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, thời gian qua, huyện Đakrông huy động sự vào ...
Huyện Hướng Hóa thời gian qua đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của người dân trong việc thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nâng ...
Công tác dân số và phát triển của tỉnh Quảng Trị trong thời gian qua đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần ổn định quy mô dân số, nâng cao chất lượng đời ...
Để nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn, những năm qua, huyện Đakrông triển khai đồng bộ nhiều giải pháp và huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị ...
Là đô thị trung tâm tỉnh lỵ, dân cư tập trung với mật độ đông, những năm qua, công tác dân số ở thành phố Đông Hà được triển khai đồng bộ, đạt được nhiều kết ...
Thời gian qua, TP. Đông Hà triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thực hiện mục tiêu giảm sinh gắn với nâng cao chất lượng dân số. Nhờ huy động sự vào cuộc của cả ...
Nhân dịp Tháng hành động quốc gia về dân số (tháng 12) và Ngày Dân số Việt Nam 26/12, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh TRƯƠNG HỮU THIỆN có cuộc trao ...
Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình (DS-KHHGĐ) trên địa bàn huyện Hướng Hoá ...
QTO - Giải ngân vốn đầu tư công luôn được xem là nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng, bởi đây là vấn đề có tác động to lớn đến sự phát triển của nền kinh...
QTO - Đầu tháng 5 vừa qua, ông Hồ Sỹ Trung, Chủ tịch UBND TP. Đông Hà vừa có văn bản về việc chấn chỉnh các cơ quan, đơn vị ở địa phương này có biểu hiện...
(QT) - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), thời gian qua nhiệm vụ quan trọng này ở Quảng Trị đã được hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở...
(QT) - Theo thống kê của các cơ quan chức năng, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị hiện có 1.281 người nghiện ma túy, trong đó có 74/141 xã, phường, thị trấn có người nghiện ma túy;...
(QT) - Nhiều năm trước, Trường Cao đẳng sư phạm (CĐSP) là niềm tự hào của người dân Quảng Trị, mỗi khi có tổ chức các sự kiện lớn đều huy động sinh viên của trường tham gia với...
(QT) - Toàn tỉnh hiện có 266 HTX nông nghiệp đã đăng ký hoạt động theo Luật HTX năm 2012. Tuy nhiên, các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ yếu thực hiện dịch vụ đầu vào và...
(QT) - Công tác phát triển đảng viên là nhiệm vụ rất quan trọng trong công tác xây dựng tổ chức đảng nói riêng, xây dựng Đảng nói chung nhằm củng cố, nâng cao năng lực lãnh...
(QT) - Theo chương trình đề ra, kỳ họp thứ 6, HĐND tỉnh khóa VII sẽ được tổ chức từ ngày 12 - 14/12/2017. Với nhiều nội dung quan trọng theo luật định cùng một số vấn đề liên...