
{title}
{publish}
{head}
QTO - Nuôi bồ câu không phải là mô hình mới nhưng nuôi với quy mô lớn, đầu tư bài bản, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào quy trình nuôi thì không nhiều và không phải ai cũng làm được. Với bản tính cần cù, chịu khó, ham học hỏi, anh Trần Văn Định ở Khu phố 7, thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ đã có nguồn thu nhập cao từ mô hình nuôi bồ câu Pháp.
![]() |
Anh Trần Văn Định (bên trái) hướng dẫn kỹ thuật nuôi bồ câu cho khách -Ảnh: ANH VŨ |
Là một nông dân trẻ, anh Định đã từng vào các tỉnh phía Nam để làm công nhân rồi về quê xây dựng nhiều mô hình kinh tế khác nhau nhưng đều thất bại. Không nản chí, qua tìm hiểu thấy mô hình nuôi bồ câu không khó và cho nguồn thu nhập khá cao, đầu năm 2010, anh Định một lần nữa khăn gói “hành phương Nam”, vào tận tỉnh Đồng Nai để học tập kinh nghiệm xây dựng mô hình nuôi bồ câu Pháp thương phẩm. Được một chủ trang trại ở Đồng Nai hướng dẫn tận tình về quy trình nuôi, kỹ thuật chăm sóc, phòng bệnh, anh mua 100 cặp bồ câu giống đưa về nuôi thử nghiệm.
Vừa nuôi, vừa rút kinh nghiệm và tích lũy vốn, đồng thời được Hội Nông dân huyện cho vay thêm vốn ưu đãi từ Quỹ hỗ trợ nông dân, anh đầu tư mở rộng quy mô chuồng trại để nuôi với quy mô lớn hơn.
Hiện tại chuồng trại nuôi bồ câu của anh Định rộng khoảng 300 m2 , bên trong anh đặt 4 dãy chuồng, mỗi dãy gồm 3 tầng; mỗi chuồng được chia thành nhiều ô và được đặt hệ thống máng uống tự động. Số lượng bồ câu giống được anh nuôi lên đến 500 cặp. Anh Định cho biết: “So với các loại gia cầm như gà, vịt thì nuôi bồ câu Pháp có nhiều ưu điểm hơn đó là ăn ít, ít khi bị dịch bệnh, quan trọng là vệ sinh chuồng trại sạch sẽ hằng ngày, thức ăn, nước uống luôn đảm bảo sạch. Hệ thống chuồng trại cần được bố trí thoáng mát về mùa hè và ấm áp vào mùa đông”.
Để đảm bảo an toàn thực phẩm, bồ câu của anh không bao giờ tiêm hoặc uống thuốc phòng. Nếu con nào có dấu hiệu bệnh anh tách riêng để có biện pháp điều trị. Bồ câu từ khi nhỏ đến sinh sản mất khoảng 6 tháng, mỗi con có thể sinh sản từ 8 đến 9 lứa mỗi năm. Bồ câu con từ khi nở đến khoảng 45 ngày tuổi là xuất bán. Để đảm bảo dinh dưỡng cho chim mẹ trong thời gian chăm sóc con, ngoài lúa, gạo, anh Định còn cho ăn thêm một phần cám viên.
Hiện tại mỗi cặp bồ câu giống được anh Định bán với giá 250.000 đồng, bồ câu thịt từ 100.000 -120.000 đồng/cặp, đầu ra sản phẩm luôn ổn định, không đủ để bán. Từ mô hình này, anh Định có nguồn thu nhập gần 200 triệu đồng mỗi năm sau khi trừ các khoản chi phí, đồng thời tạo được việc làm ổn định cho những người trong gia đình. Anh cũng sẵn sàng chia sẻ kỹ thuật, kinh nghiệm, con giống cho nhiều hội viên nông dân và người dân trong vùng để mô hình được nhân rộng.
“Mô hình nuôi bồ câu Pháp thương phẩm của anh Trần Văn Định mang lại hiệu quả kinh tế cao, có thể nhân rộng trong hội viên trên địa bàn thị trấn bởi không cần nhiều diện tích đất; việc nuôi bồ câu cũng không ảnh hưởng nhiều đến môi trường xung quanh nhờ chuồng trại, chất thải được vệ sinh, thu dọn hằng ngày. Vì vậy, thời gian tới Hội Nông dân thị trấn sẽ vận động các hội viên có khả năng nên nhân rộng để phát triển kinh tế gia đình, nâng cao thu nhập”, Phó Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Cam Lộ Trần Trúc Lâm cho biết.
Anh Vũ
Không đầu tư nhiều vốn cũng không mất nhiều công chăm sóc song mô hình nuôi bồ câu của gia đình cựu chiến binh (CCB) Lê Văn Đán (sinh năm 1963), ở thôn Cam Vũ ...
Năm 2021, chị Nguyễn Thị Thu (sinh năm 1992), ở thôn Ngô Xá Tây, xã Triệu Trung, huyện Triệu Phong cùng anh trai Nguyễn Quốc Quỳnh (sinh năm 1990) bắt tay xây ...
Anh Võ Sĩ Lâm (sinh năm 1995), ở Phường 4, TP. Đông Hà, không phải là người đầu tiên tại Quảng Trị nuôi dúi nhưng nhờ biết cách đầu tư cộng với siêng năng, ...
Là công nhân của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bến Hải nhưng anh Hồ Ngọc Hải ở thôn Minh Phước, xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh còn có thêm mô hình chăn nuôi dê khá ...
Nhờ cần cù, chịu khó học hỏi cách thức sản xuất mới, gia đình ông Trần Văn Tứ ở Thôn 4, xã Gio Hải, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị đã xây dựng được mô hình ...
Chuyển đổi hướng làm kinh tế, đồng thời mong muốn khuyến khích hội viên cựu chiến binh và người dân thử nghiệm các mô hình mới đẩy mạnh phát triển sản xuất, ...
Bén duyên với nghề nuôi rắn từ năm 2011, đến nay, anh Nguyễn Hữu Diên ở thôn Bích Trung Nam, xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong có đàn rắn ráo trâu, rắn ráo ...
Người dân thôn Thủy Ba Đông, xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh luôn tấm tắc khen ngợi sự vượt khó vươn lên làm kinh tế hiệu quả từ nuôi dê của bà Trần Thị Tĩnh. Bà ...
QTO - Với cách làm hiệu quả, mô hình sáng tạo trong việc triển khai của các cấp hội liên hiệp phụ nữ, Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những...
QTO - Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Đakrông và Khu BTTN Bắc Hướng Hóa thuộc quản lý của Ban Quản lý (QBL) Rừng đặc dụng tỉnh sở hữu đa dạng sinh học phong...
QTO - Những năm qua, Hội Cựu chiến binh thị trấn Cửa Việt (Gio Linh) xác định phát triển kinh tế, giúp nhau xóa đói giảm nghèo, làm kinh tế giỏi là một...
QTO - Chợ đêm Phường 3 và dự án Khu ẩm thực và chợ đêm Phường 2 đi vào hoạt động chưa được bao lâu, đến nay đều đã đóng cửa. Từ thực tế hoạt động cho thấy...
QTO - Thời gian qua, huyện Vĩnh Linh đã triển khai nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và...
QTO - Hiện nay mô hình dùng máy cuốn để thu gom rơm rạ được nhiều nông dân tại thôn Nhan Biều, xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong triển khai nhằm áp dụng...
QTO - Trong những năm qua, mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh là nơi cung cấp hàng hóa thiết yếu, nâng cao đời sống và thu nhập cho người dân, góp phần quan...
QTO - Chiến tranh đã lùi xa, thế nhưng nỗi đau mà nó để lại vẫn còn tồn tại trong rất nhiều gia đình nạn nhân chất độc da cam/dioxin mãi đến ngày hôm nay....