Cập nhật:  GMT+7

Thỏa thuận lịch sử về hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch

Gần 200 quốc gia tại COP 28 đã đồng ý ký kết thỏa thuận hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Hôm thứ Tư, đại diện của gần 200 quốc gia tham gia Hội nghị về Biến đổi Khí hậu của Liên Hợp Quốc (COP28) tại Dubai đã đồng ý ký vào thỏa thuận giảm tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch trên toàn cầu, nhằm hạn chế tác động của biến đổi khí hậu, báo hiệu tín hiệu khởi đầu cho sự chấm dứt hoàn toàn của thời đại dầu mỏ.

Thảo thuân trên đạt được sau hai tuần đàm phán quyết liệt nhằm truyền tải thông điệp chung tới các nhà đầu tư, hoạch định chính sách về ưu tiên cần từ bỏ hoàn toàn nhiên liệu hóa thạch, được cho là hy vọng cuối cùng để ngăn chặn thảm họa khí hậu tàn khốc.

Thỏa thuận lịch sử về hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch Các quốc gia đồng thuận ký vào cam kết hạn chế sử dụng nhiên liệu khí đốt. Ảnh: Reuters

Gọi đây là thỏa thuận lịch sử, Chủ tịch COP 28 Sultan al-Jaber vẫn không quên nhấn mạnh rằng điều quan trọng là đưa những cam kết trở thành hiện thực.

“Thay vì chỉ nói suông, chúng ta phải bắt tay vào hành động để thỏa thuận này có thể đi vào thực tiễn”- Ông phát biểu trong phiên họp.

Một số quốc gia đã hoan nghênh thỏa thuận này vì những điểm khác biệt mà các cuộc đàm phán trước đó không thể đạt được.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Na Uy Espen Barth Eide cho biết: “Đây là lần đầu tiên thế giới đồng thuận về một văn bản chính thức liên quan đến chuyển đổi nhiên liệu hóa thạch”.

Hơn 100 quốc gia tại COP 28 đã lên tiếng mạnh mẽ việc loại bỏ sử dụng dầu, khí đốt và than đá, nhưng vấp phải sự phản đối quyết liệt từ nhóm các nước xuất khẩu dầu lửa OPEC, do Ả Rập Saudi dẫn đầu. Các nước phản đối lập luận rằng thế giới có thể cắt giảm khí thải mà không gây ảnh hưởng đến nhiên liệu hóa thạch.

Những xung đột trên đã khiến nhiều chuyên gia lo ngại rằng các cuộc đàm phán về biến đổi khí hậu tại thượng đỉnh có thể kết thúc trong bế tắc.

Các thành viên của OPEC hiện đang kiểm soát đến 80% trữ lượng dầu mỏ trên thế giới và chính phủ các quốc gia này đang phụ thuộc đáng kể vào nguồn thu từ nhiên liệu đó.

Trong khi đó, các quốc đảo nhỏ đang chịu ảnh hưởng khủng khiếp từ biến đổi khí hậu ủng hộ việc loại bỏ nhiên liệu hóa thạch. Các nước này nhận được sự ủng hộ từ những nhà sản xuất dầu khí lớn như: Mỹ, Canada, Na Uy cũng như Liên minh châu Âu và nhiều quốc gia khác.

Sau khi thỏa thuận được thông qua, Đặc phái viên về khí hậu của Mỹ John Kerry cho biết: “Đây là thời điểm mà chủ nghĩa đa phương thực sự gắn kết với nhau và tất cả đều quan tâm đến lợi ích chung”.

Bộ trưởng Khí hậu và Năng lượng Đan Mạch Jorgensen tỏ ra ấn tượng trước bối cảnh của thỏa thuận: “Chúng ta có thể đưa ra quyết định chuyển dịch khỏi dầu khí trong khi bị vây quanh bởi các nhà sản xuất dầu mỏ hàng đầu”.

Giảm phát thải dầu khí

Thỏa thuận này kêu gọi các nước dần rời xa nhiên liệu hóa thạch theo cách công bằng, trật tự và bình đẳng... nhằm đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Ở một mức độ nào đó, điều này đang được một số các quốc gia triển khai trong những năm gần đây, với chính sách chuyển đổi sang nền kinh tế xanh hơn.

Châu Âu và Mỹ đã cho dừng các nhà máy nhiệt điện đốt than, cũng như tăng cường lắp đặt, sử dụng năng lượng tái tạo trên toàn cầu. Nhiều quốc gia đã khuyến khích việc sử dụng xe điện.

Thỏa thuận trên kêu gọi các quốc gia đẩy nhanh tiến độ thực hiện cam kết chống biến đổi khí hậu, với mục tiêu tăng gấp ba lần công suất năng lượng tái tạo trên toàn cầu vào năm 2030, giảm tối đa việc sử dụng than và đẩy mạnh các công nghệ thu hồi và lưu trữ carbon.

Theo một số nguồn tin, Ả Rập Saudi cho rằng thỏa thuận này sẽ được các quốc gia thực hiện theo những con đường khác nhau, với những lộ trình riêng để đạt mục tiêu nhiệt độ trái đất không vượt ngưỡng 1,5 độ C.

Một số nhà sản xuất dầu khác, trong đó có chủ nhà thượng đỉnh UAE, đã ủng hộ công nghệ thu giữ carbon trong thỏa thuận. Tuy nhiên, các nhà quan sát cho rằng công nghệ này vẫn khá đắt tiền cũng như chưa thực sự phù hợp áp dụng đại trà.

Luật Anh (Theo Reuters)


Luật Anh (Theo Reuters)

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long