
{title}
{publish}
{head}
Trước đây, vào thời điểm học sinh đến lớp và ra về, tình trạng phương tiện giao thông ùn tắc, lộn xộn, mất an toàn diễn ra khá phổ biến tại khu vực nhiều cổng trường trong tỉnh. Thực tế ấy đã thay đổi từ ngày mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” ra đời.
Từ khi mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” được triển khai, phụ huynh Trường Tiểu học Hàm Nghi đã ý thức hơn trong việc đỗ xe đúng nơi quy định, giúp giảm thiểu tình trạng ùn tắc - Ảnh: T.L
Cũng như một số trường trên địa bàn TP. Đông Hà, trước đây, tình trạng ách tắc giao thông thường xảy ra tại khu vực cổng Trường Tiểu học Hàm Nghi, nhất là ở thời điểm phụ huynh đưa, đón học sinh.
Vào ngày mưa, đôi khi ô tô, xe máy kẹt cứng, nối đuôi thành hàng dài. Nguyên nhân là do phụ huynh nào cũng muốn điều khiển phương tiện sát cổng trường nhất để tiện đưa đón con em. Dù cán bộ, giáo viên nhà trường đã nhiều lần nhắc nhở, tuyên truyền, vận động nhưng tình trạng trên vẫn diễn ra. Không chỉ gây khó khăn cho người tham gia giao thông, việc ô tô, xe máy ách tắc, lộn xộn ở cổng trường còn có thể làm ảnh hưởng đến sự an toàn của học sinh.
Để giải quyết thực trạng trên, tháng 9/2022, được sự ủng hộ của lãnh đạo nhà trường, Đoàn Thanh niên Phường 5 đã phối hợp với Chi đoàn Trường Tiểu học Hàm Nghi xây dựng mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”.
Để mô hình đi vào thực tế, các cán bộ đoàn, đoàn viên, thanh niên lên phương án điều tiết phương tiện; kẻ vẽ khu vực để xe gắn máy; cử tình nguyện viên túc trực, hỗ trợ phụ huynh, học sinh... Không dừng lại ở đó, đoàn phường và nhà trường còn mời các cán bộ, chiến sĩ cảnh sát giao thông đến để tuyên truyền học sinh nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ. Nhờ thế, tình trạng ùn tắc trước cổng trường đã giảm đáng kể.
Theo Bí thư Đoàn Thanh niên Phường 5 Nguyễn Sỹ Đạt, sự thành công của mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” tại Trường Tiểu học Hàm Nghi đã thôi thúc các cán bộ đoàn có thêm động lực nhân rộng cách làm này. Điều đáng mừng là mô hình nhận được sự quan tâm, hưởng ứng cao từ lãnh đạo nhà trường, giáo viên, phụ huynh và học sinh.
Ngoài Trường Tiểu học Hàm Nghi, hiện tại, mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” còn được triển khai hiệu quả tại các ngôi trường khác ở Phường 5 như: Tiểu học Võ Thị Sáu, Tiểu học Hòa Bình... “Đây là một mô hình nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn. Chúng tôi đang nỗ lực duy trì, phát triển mô hình”, anh Đạt khẳng định.
Tại Quảng Trị, Trường THPT Lao Bảo, huyện Hướng Hóa được xem là một trong những cơ sở giáo dục đầu tiên triển khai mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”. Thầy Nguyễn Văn Điển, Bí thư Đoàn Trường THPT Lao Bảo cho biết, từ khi thành lập trường vào tháng 8/2000, lãnh đạo nhà trường đã có chủ trương xây dựng mô hình này. Trải qua nhiều năm, mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” vẫn đang phát huy hiệu quả.
Hằng ngày, tổ giám thị và đội cờ đỏ đều cắt cử lực lượng trực ở khu vực cổng trường để hướng dẫn bỏ xe đúng nơi quy định; tuyên truyền học sinh điều khiển phương tiện an toàn; yêu cầu đội mũ bảo hiểm... Đoàn trường còn thường xuyên phối hợp với lực lượng chức năng và phụ huynh đôn đốc, nhắc nhở học sinh.
Trong buổi ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm, các quy định về an toàn giao thông được lồng ghép thông tin cụ thể. “Hiện nay, ngày có càng nhiều học sinh đi xe đạp, xe máy điện. Nếu không xây dựng ý thức từ sớm cho các em thì hệ lụy có thể xảy ra. Việc xây dựng “Cổng trường an toàn giao thông” cũng là cách để chúng tôi nâng cao ý thức học sinh từ sớm”, thầy Điển khẳng định.
Theo thông tin từ Tỉnh đoàn, thời gian qua, các cấp bộ đoàn trong tỉnh đã tích cực phối hợp với cơ sở giáo dục triển khai nhiều mô hình, hoạt động nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Các đợt cao điểm, hoạt động tuyên truyền được tổ chức thường xuyên.
Ở cấp tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã phối hợp Ban Thư ký Hội LHTN Việt Nam tổ chức sôi nổi Ngày hội Thanh niên với văn hóa giao thông. Hằng năm, các huyện, thị, thành đoàn đều phối hợp với Ban An toàn giao thông cùng cấp ra quân Năm An toàn giao thông với nhiều hoạt động cụ thể. Từ sự chỉ đạo của đoàn cấp trên, hiện tại, 9 đội hình tuyên truyền an toàn giao thông đã được hình thành trong đoàn viên, thanh niên.
Không chỉ sôi nổi ở cấp tỉnh, cấp huyện, các hoạt động phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông đã được triển khai đều đặn, rộng khắp tại cơ sở. Trong số đó, “Cổng trường an toàn giao thông” được đánh giá là mô hình thiết thực.
Mô hình này ra đời từ việc các cán bộ đoàn nhận thấy, tại nhiều cổng trường trên địa bàn, tình trạng ùn tắc, mất an toàn giao thông vẫn còn xảy ra. Trong lúc đưa đón con em, một số phụ huynh đậu đỗ xe không đúng nơi quy định, tràn ra cả lòng đường.
Khi phương tiện bị ùn tắc, có phụ huynh còn leo lên vỉa hè để di chuyển. Điều này không chỉ gây mất mỹ quan, ảnh hưởng đến văn minh đô thị mà còn làm gia tăng nguy cơ tai nạn giao thông. Những hành vi thiếu chuẩn mực trong tham gia giao thông cũng ảnh hưởng đáng kể đến suy nghĩ, nhận thức của các em nhỏ.
Để giải quyết thực tế ấy, các cấp bộ đoàn trong tỉnh đã nghiên cứu, học hỏi, phối hợp với nhà trường xây dựng mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”. Các cán bộ đoàn đã cùng cán bộ, giáo viên nắm bắt thực trạng, xác định nguyên nhân gây ách tắc, mất an toàn ở cổng trường. Trên cơ sở đó, mọi người trao đổi, bàn bạc phương án giải quyết phù hợp.
Theo số liệu thống kê của Tỉnh đoàn, hiện nay, toàn tỉnh có 38 mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”. Sau khi ra đời, các mô hình đã phát huy hiệu quả. Em Nguyễn Thị Thảo Nhi, học sinh Trường THPT Lao Bảo cho biết: “Em thấy đây là một mô hình hay. Nhờ mô hình này, nhận thức về an toàn giao thông của em và các bạn đã được nâng cao. Chúng em hiểu rằng, thực hiện các quy định về an toàn giao thông có ý nghĩa không chỉ cho mình mà còn cho xã hội”.
Có thể khẳng định “Cổng trường an toàn giao thông” là một mô hình hiệu quả, cần được nhân rộng. Tuy nhiên, việc phát huy một cách cao nhất, lâu dài hiệu quả của mô hình không hề dễ. Điều này cần sự vào cuộc của không chỉ các cấp bộ đoàn, cán bộ, giáo viên mà còn các ngành, lực lượng chức năng, phụ huynh và học sinh. Chỉ khi có sự cộng đồng trách nhiệm, những cổng trường mới có thể thực sự an toàn.
Tây Long
QTO - Thời gian qua, mặc dù đã có nhiều luật, thông tư, nghị định... quy định xử phạt người đi xe máy ngược chiều, song trong thực tế, mỗi ngày có hàng...
QTO - Góp phần không nhỏ vào hiệu quả của công tác tuyên truyền tại cộng đồng là các thành viên câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” - lực lượng...
QTO - Trong những năm qua, các hoạt động an sinh xã hội, chăm lo cuộc sống cho người nghèo, người cận nghèo, gia đình có công với cách mạng trên địa bàn...
QTO - Trong xây dựng nông thôn mới (NTM), tiêu chí y tế là một trong những tiêu chí khó với nhiều chỉ tiêu mới. Nắm rõ điều đó, lãnh đạo huyện Gio Linh và...
QTO - Trong những năm qua, với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, hệ thống hạ tầng giao thông của tỉnh có bước phát triển mạnh, xây dựng...
QTO - Dư luận xã hội đặc biệt quan tâm, ủng hộ việc cơ quan nhà nước vào cuộc xử lý sai phạm trong hoạt động livestream quảng cáo bán hàng sản phẩm viên...
QTO - “Chị Hồ Thị Thiết, người dân tộc Vân Kiều là một trong những người trẻ tiêu biểu ở bản Chênh Vênh, xã Hướng Phùng nắm bắt được xu thế phát triển của...
QTO - Chồng vừa mất vào giữa năm 2023 vì căn bệnh hen phế quản bẩm sinh, để lại một mình chị Võ Thị Thu Hành cùng 5 đứa con thơ dại ở thôn Dương Đại Thuận,...
QTO - Tiết kiệm, giúp nhau mua bảo hiểm y tế (BHYT) là cách làm hay, được các cấp hội LHPN trong tỉnh thực hiện nhiều năm nay. Đặc biệt, tại huyện Vĩnh...
QTO - Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động năm 2025, Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Trị sẽ triển khai nhiều chương trình ý nghĩa...
QTO - Từ năm 2000, ngày 7/4 hằng năm được chọn là Ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện (HMTN). Sau 25 năm, hoạt động HMTN trong tỉnh đã nhận được sự quan tâm...