Cập nhật:  GMT+7

Nhiều quy định mới về dạy thêm, học thêm

Ngày 30/12/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm. Thông tư mới này kế thừa các quy định về dạy thêm, học thêm trước đó, có hiệu lực từ ngày 14/2/2025.

Nhiều quy định mới về dạy thêm, học thêm

Hình ảnh minh họa - Ảnh: ST

Nguyên tắc dạy thêm, học thêm: Góp phần phát triển phẩm chất, năng lực

Điều 3, Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT (Thông tư 29) quy định nguyên tắc dạy thêm, học thêm (DTHT) bao gồm: DTHT chỉ được tổ chức khi học sinh (HS), học viên có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được cha mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

Nhà trường, tổ chức, cá nhân tổ chức DTHT không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc học sinh học thêm; nội dung DTHT không trái với quy định của pháp luật Việt Nam, không mang định kiến về sắc tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, giới, địa vị xã hội; không cắt giảm nội dung dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường để đưa vào dạy thêm.

Đặc biệt, DTHT phải góp phần phát triển phẩm chất, năng lực của HS; không làm ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện chương trình giáo dục của nhà trường và thực hiện chương trình môn học của giáo viên; thời lượng, thời gian, địa điểm và hình thức tổ chức DTHT phải phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, bảo đảm sức khỏe của học sinh; tuân thủ quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, giờ làm thêm và các quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ tại khu vực có lớp DTHT.

Dạy thêm, học thêm trong trường học với 3 nhóm đối tượng

Điều 5 của Thông tư 29 quy định về DTHT trong nhà trường có 4 điểm mới:

Thứ nhất, DTHT trong nhà trường không được thu tiền của HS và chỉ dành cho các đối tượng học sinh đăng ký học thêm theo từng môn học như sau: HS có kết quả học tập môn học cuối học kỳ liền kề ở mức chưa đạt; HS được nhà trường lựa chọn để bồi dưỡng học sinh giỏi; HS lớp cuối cấp tự nguyện đăng ký ôn thi tuyển sinh, ôn thi tốt nghiệp theo kế hoạch giáo dục của nhà trường;

Thứ hai, nhà trường tổ chức cho HS thuộc đối tượng quy định trên viết đơn đăng ký học thêm theo từng môn học ở từng khối lớp.

Thứ ba, căn cứ vào số HS đăng ký, nhà trường xây dựng kế hoạch tổ chức dạy thêm đối với từng môn học ở từng khối lớp.

Việc xếp lớp, xếp thời khóa biểu và tổ chức DTHT phải bảo đảm yêu cầu sau: lớp dạy thêm được xếp theo môn học đối với từng khối lớp, mỗi lớp có không quá 45 học sinh; không xếp giờ dạy thêm xen kẽ với thời khóa biểu và không dạy thêm trước các nội dung so với việc dạy học theo phân phối chương trình môn học trong kế hoạch giáo dục của nhà trường; mỗi môn học được tổ chức dạy thêm không quá 2 tiết/tuần.

Thứ tư, kế hoạch tổ chức DTHT được công khai trên trang thông tin điện tử của nhà trường hoặc niêm yết tại nhà trường.

Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường được quy định như thế nào?

Điều 6, Thông tư 29 quy định về DTHT ngoài nhà trường có 3 điểm mới:

Thứ nhất, tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động DTHT ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh (sau đây gọi chung là cơ sở dạy thêm) phải thực hiện các yêu cầu sau: Đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật; công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại nơi cơ sở dạy thêm đặt trụ sở về các môn học được tổ chức dạy thêm; thời lượng dạy thêm đối với từng môn học theo từng khối lớp; địa điểm, hình thức, thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm; danh sách người dạy thêm và mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh các lớp dạy thêm, học thêm.

Thứ hai, người dạy thêm ngoài nhà trường phải bảo đảm có phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực chuyên môn phù hợp với môn học tham gia dạy thêm.

Thứ ba, giáo viên đang dạy học tại các nhà trường tham gia dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo với hiệu trưởng, giám đốc hoặc người đứng đầu nhà trường về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm.

Các trường hợp không được dạy thêm, tổ chức dạy thêm

Điều 4, Thông tư 29 quy định các trường hợp không được dạy thêm, tổ chức dạy thêm như sau:

Không tổ chức dạy thêm đối với HS tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.

Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của HS đối với HS mà giáo viên đó đang được nhà trường phân công dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường. Giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lý, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường.

Như vậy, việc không DTHT đối với HS tiểu học đã được quy định tại các thông tư trước đây, nay Thông tư 29 đã khẳng định thêm một lần nữa. Đây là điều rất cần thiết, bởi HS tiểu học đã được học 2 buổi trên ngày ở nhà trường.

Sau 2 buổi học đó, nếu tiếp tục học thêm buổi thứ ba sẽ dẫn đến căng thẳng, giảm sức khỏe đối với HS. Hơn nữa, HS tiểu học rất cần được hình thành những phẩm chất, năng lực, những thói quen tốt, đặc biệt là hình thành và phát triển năng lực, thói quen tự học. Thầy cô đã dạy 2 buổi trên lớp, tối về còn dạy thêm nên không có thời gian để nghỉ ngơi, chuẩn bị bài vở, chuyên môn.

Đối với giáo viên các trường THCS và THPT không cấm dạy thêm ở ngoài trường học. Tuy nhiên, không được dạy thêm có thu tiền đối với HS mà giáo viên đó đang dạy trên lớp. Giáo viên các trường công lập không được tổ chức và quản lý lớp DTHT.

Thu và quản lý tiền học thêm như thế nào?

Thu và quản lý tiền học thêm được quy định tại Điều 7, Thông tư 29. Kinh phí tổ chức DTHT trong nhà trường sử dụng nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Mức thu tiền học thêm ngoài nhà trường do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh, học sinh với cơ sở dạy thêm. Việc thu, quản lý, sử dụng tiền học thêm thực hiện theo quy định của pháp luật về tài chính, ngân sách, tài sản, kế toán, thuế và các quy định khác có liên quan.

Ai là người quản lý dạy thêm, học thêm?

Việc quản lý DTHT ở địa phương thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Về phía cơ quan quản lý giáo dục, là trách nhiệm của sở, phòng giáo dục và đào tạo. Đặc biệt là trách nhiệm của hiệu trưởng - người quản lý trực tiếp đối với giáo viên và học sinh, người chịu trách nhiệm của nhà trường về chất lượng giáo dục.

Do đó, hiệu trưởng có trách nhiệm rất lớn trong quản lý DTHT, bao gồm: tổ chức việc DTHT trong nhà trường theo quy định tại Thông tư 29 và các quy định khác của pháp luật có liên quan; quản lý giáo viên đang dạy học tại nhà trường khi tham gia dạy thêm ngoài nhà trường bảo đảm thực hiện theo đúng quy định; phối hợp theo dõi, kiểm tra hoạt động dạy thêm ngoài nhà trường của giáo viên đang dạy học tại nhà trường; chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý trực tiếp về chất lượng DTHT trong nhà trường; việc quản lý, sử dụng kinh phí tổ chức DTHT trong nhà trường theo quy định.

Hiệu trưởng chịu trách nhiệm xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm quy định về DTHT và tiếp nhận và xử lý ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng của HS và cha mẹ HS về DTHT trước và trong quá trình tổ chức thực hiện.

Hoạt động DTHT chịu sự thanh tra của các cơ quan thanh tra nhà nước theo quy định pháp luật và chịu sự kiểm tra của các cơ quan quản lý giáo dục, cơ quan quản lý nhà nước các cấp.

Hồ Sỹ Anh


Hồ Sỹ Anh

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Giữ gìn những tập tục đẹp ngày Tết

Giữ gìn những tập tục đẹp ngày Tết
2025-02-04 05:45:00

QTO - Mua muối lộc cầu may, lì xì đầu năm mới, đi lễ chùa để dâng hương, cầu nguyện những điều may mắn cho bản thân, gia đình, xin chữ - cho chữ thư pháp,...

Tết trong khu tạm cư

Tết trong khu tạm cư
2025-02-03 06:40:00

QTO - Để tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ dự án trọng điểm của tỉnh, 4 hộ dân ở thôn An Lợi, xã Triệu Độ, huyện Triệu Phong chấp nhận rời nhà đến ở tạm...

Sinh viên Lào ở lại đón Tết Việt

Sinh viên Lào ở lại đón Tết Việt
2025-02-03 05:40:00

QTO - Vào dịp tết Nguyên đán, một số sinh viên Lào theo học tại Trường Cao đẳng Y tế tỉnh đã gác lại dự định trở về quê để có cơ hội trải nghiệm, tìm hiểu...

Cho đi là còn mãi

Cho đi là còn mãi
2025-02-02 07:20:00

QTO - Nhiều cuộc đời bất hạnh, gặp nghịch cảnh, éo le trong cuộc sống đã được hỗ trợ, vươn lên từ sự đóng góp tích cực của những người làm công tác thiện...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long