
{title}
{publish}
{head}
VOV.VN - Ấn Độ đã nhận được những lời thăm hỏi động viên và các cam kết viện trợ của cộng đồng quốc tế, với mong muốn giúp người dân Ấn Độ sớm vượt qua thử thách này.
Những ngày vừa qua, Ấn Độ đang trải qua cuộc khủng hoảng y tế sau sự bùng phát chưa từng có của làn sóng lây nhiễm thứ hai virus SARS-CoV-2. Số ca mắc mới Covid-19 trong 24 giờ tại Ấn Độ liên tục lập các kỷ lục, đặt hệ thống y tế nước này trước nguy cơ sụp đổ.
4 bồn chứa oxy lỏng được Không quân Ấn Độ đưa từ Singapore về để đáp ứng nhu cầu vận chuyển oxy rất cấp thiết. Ảnh ANI.
Trong những giờ phút khó khăn này, Ấn Độ đã nhận được những lời thăm hỏi động viên và các cam kết viện trợ của cộng đồng quốc tế, với mong muốn giúp người dân Ấn Độ sớm vượt qua thử thách này.
Trong một cử chỉ bày tỏ sự đoàn kết, Chính phủ Pakistan - nước láng giềng của Ấn Độ đã đề nghị gửi các khoản cứu trợ và trợ giúp Ấn Độ đối phó với làn sóng lây nhiễm SARS-CoV-2 hiện tại.
Ngày 24/4, Ngoại trưởng Pakistan Shah Mahmood Qureshi cho biết nước này có thể trao tặng Ấn Độ các trang thiết bị y tế phục vụ chống dịch như các loại máy thở, máy chụp X-quang, bộ đồ bảo hộ…
Người phát ngôn bộ Ngoại giao Pakistan cho biết các cơ quan hữu trách của hai nước sẽ sắp xếp để trao nhận các khoản cứu trợ và phân phối nhanh nhất có thể. Còn trên Twitter cá nhân, Thủ tướng Pakistan Imran Khan cũng bày tỏ tình đoàn kết với người dân Ấn Độ trong lúc làn sóng lây nhiễm nguy hiểm chưa từng có.
Bộ trưởng Y tế Iran Saeed Namaki cũng đã có bức thư gửi người đồng cấp Ấn Độ Harsh Vardhan, bày tỏ sự sẵn sàng giúp đỡ Ấn Độ ngăn chặn làn sóng lây nhiễm SARS-CoV-2 hiện nay.
Trong bức thư, ông Namaki cho biết Tehran sẵn sàng "hỗ trợ kỹ thuật, chuyên môn và thiết bị trong lúc này, khi mà người dân Ấn Độ ở vào hoàn cảnh rất ngặt nghèo".
“Chế ngự đại dịch chỉ có thể thành công với sự đoàn kết, hợp tác và hỗ trợ của tất cả các quốc gia trên cơ sở công bằng, xóa bỏ phân biệt đối xử và trừng phạt, cũng như tiếp cận công bằng với tất cả các phương tiện hữu hiệu trong phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị cho mỗi người dân nghèo trên thế giới…”, Bộ trưởng Y tế Iran viết.
Còn trong lúc "nước sôi lửa bỏng" này, Chính phủ Anh cũng quyết định gửi tặng Ấn Độ các vật tư thiết bị y tế cần thiết. Đại sứ quán Anh tại New Delhi cho biết gói hàng cứu trợ gồm 600 thiết bị là các máy thở và thiết bị tạo oxy lưu động. Chuyến hàng đầu tiên đã khởi hành từ Anh ngày hôm qua (25/4) và sẽ tới Ấn Độ vào ngày mai.
Trong lời thăm hỏi gửi tới người dân Ấn Độ, Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết "Vương quốc Anh luôn ở bên Ấn Độ như một người bạn và một đối tác trong giai đoạn khó khăn của cuộc chiến chống Covid-19 hiện nay".
Ấn Độ đang bị thiếu oxy cho bệnh nhân Civid-19 nghiêm trọng.
Trong sáng 25/4, Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết nước Đức đang chuẩn bị cho "một sứ mệnh để giúp đỡ" Ấn Độ chiến đầu với Covid-19. Liên minh châu Âu (EU) cũng đã có các động thái bày tỏ đoàn kết với người dân Ấn Độ.
Khối này cho biết sẽ nỗ lực hết sức để giúp Ấn Độ giải quyết tình trạng thiếu thốn giường bệnh, oxy y tế và trang thiết bị chống dịch. Điều phối viên Đáp ứng Khẩn cấp của châu Âu Janez Lenarcic ngày 25/4 thông báo khối này đã kích hoạt Cơ chế Bảo vệ Dân sự của mình để giúp đỡ Ân Độ trong thảm họa Covid-19.
Trung tâm Điều phối Đáp ứng Tình trạng khẩn cấp của EU và các quốc gia thành viên sẽ viện trợ khẩn cấp oxy và thuốc men cho Ấn Độ nhanh nhất có thể. Ngoài ra, lãnh đạo nhiều nước như Australia, Trung Quốc, Afghanistan, Bhutan cũng đã thăm hỏi và bày tỏ tình đoàn kết với Ấn Độ.
Ấn Độ đang phải đối phó với cuộc khủng hoảng y tế khẩn cấp do đợt bùng phát Covid thứ hai gây nên. Ngày 25/4, nước này ghi nhận gần 350.000 ca nhiễm SARS-CoV-2 mới. Mức chưa từng có kể từ đầu dịch. Ấn Độ tiếp tục là vùng dịch lớn thứ hai thế giới với 16,9 triệu ca nhiễm.
Mỹ cam kết cung cấp ngay nguyên liệu sản xuất vaccine cho Ấn Độ Mỹ cam kết sẽ cung cấp ngay nguyên liệu thuốc để sản xuất vaccine Covishield cho nhà sản xuất Ấn Độ.
Mỹ cam kết cung cấp ngay nguyên liệu sản xuất vaccine cho Ấn Độ.
Đây là nhu cầu rất cấp bách của Ấn Độ để có thể đối phó với sự lây lan vượt kiểm soát của virus SARS-CoV-2. Đây là thông báo của Nhà Trắng ngày 25/4, ít giờ sau cuộc điện đàm giữa Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan và người đồng cấp Ấn Độ Ajit Doval.
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ cho biết nước này quyết tâm giúp đỡ Ấn Độ vượt qua thời khắc nguy nan này. Mỹ sẽ lập tức huy động các nguồn nguyên liệu và cung ứng để giúp giải quyết nhu cầu sản xuất vaccine đang rất cấp bách của Ấn Độ.
Nhà Trắng cho biết thêm, để giúp điều trị bệnh nhân COVID-19 và bảo vệ nhân viên y tế tuyến đầu ở Ấn Độ, Mỹ đã lên danh sách các nguồn cung cấp thuốc men, bộ xét nghiệm chẩn đoán nhanh, máy thở và thiết bị Bảo vệ Cá nhân (PPE) để ngay lập tức cung cấp cho Ấn Độ.
Mỹ cũng sẽ lựa chọn phương án cung cấp máy tạo oxy và vật tư liên quan cho phía Ấn Độ. Tập đoàn Tài chính Phát triển Mỹ (DFC) hiện đang cấp vốn cho dự án mở rộng năng lực sản xuất của BioE, một nhà sản xuất vaccine của Ấn Độ.
Dự án này cho phép BioE tăng công suất sản xuất lên ít nhất là 1 tỷ liều vaccine Covid-19 vào cuối năm 2022./.
Phan Tùng/VOV-New Delhi
(Tin Tức) - Ngày 11/3/2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chính thức ghi nhận COVID-19 là một đại dịch. Sau 4 năm, người dân trên toàn thế giới đã quen với việc ...
(Vietnam+) - Bộ trưởng Bộ Y tế Đức Karl Lauterbach cho biết hiện virus vẫn rất nguy hiểm và dịch bệnh còn kéo dài, sẽ có rất nhiều trường hợp nhiễm COVID-19 ...
VOV.VN - Việc xuất hiện XBB.1.16 - biến thể mới của Omicron đã dẫn tới một đợt gia tăng mạnh số ca mắc COVID-19 ở Ấn Độ. Tuy nhiên, biến thể này chưa gây ra ...
Hiện nay tỉ lệ người bệnh COVID-19 nhập viện thấp hơn một số bệnh truyền nhiễm nhóm B và tỉ lệ nặng cũng giảm bằng hoặc thấp hơn một số bệnh truyền nhiễm nhóm ...
(Công Lý) - Báo cáo hàng tháng của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, số ca mắc Covid-19 đã tăng gần 481% ở khu vực Đông Nam Á trong một tháng qua.
Theo một số chuyên gia y tế quốc tế, Trung Quốc dỡ bỏ các biện pháp hạn chế chống dịch đồng nghĩa với việc Covid sẽ lây lan với tốc độ không thể kiểm soát ...
VOV.VN - Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 12/3 khẳng định, việc tìm ra nguồn gốc của đại dịch Covid-19 là một yêu cầu đạo đức và tất cả các giả ...
VOV.VN - Liên Hợp Quốc ngày 17/1 dự báo Ấn Độ sẽ vượt Trung Quốc trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới trong năm nay mặc dù tốc độ tăng dân số của nước này ...
QTO - Trên thị trường tài chính toàn cầu, từ tiền điện tử đến cổ phiếu đều tăng giá sau thỏa thuận thương mại sơ bộ giữa Mỹ và Anh.
QTO - Trong khi các quốc gia Đông Âu bày tỏ lo ngại về kế hoạch REPowerEU do hiện đang phụ thuộc lớn vào năng lượng Nga, nguy cơ giá cả tăng cao và thiếu...
VOV.VN - Đâu là lý do đằng sau những cuộc tấn công mạng các cơ sở hạt nhân Iran cùng những tác động có thể đối với sự hồi sinh của JCPOA?
QĐND - Các nhà lãnh đạo thế giới đã đề xuất nhiều giải pháp và đưa ra các cam kết cụ thể trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu (BĐKH) trên phạm vi toàn cầu.
(ND) - Tối 22-4, theo giờ Việt Nam, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tuyên bố khai mạc Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến về khí hậu với sự tham gia của lãnh đạo 40 quốc gia nhằm cố...
VOV.VN - Mặc dù chương trình tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 được tiến hành rộng khắp nhưng số ca mắc Covid-19 vẫn gia tăng không ngừng tại nhiều nước. Theo thống kê, trong...
(BVPL) - Tàu ngầm lớp Cakra, KRI Nanggala (402) của Indonesia đã mất liên lạc trong khi huấn luyện phóng ngư lôi ngoài khơi bắc Bali vào ngày 21/4, Hải quân Indonesia (TNI-AL) cho biết.
(Tin Tức) - Đại diện trên 260 tổ chức phi chính phủ (NGO) trên thế giới đã ký vào một bức thư ngỏ đề ngày 20/4 kêu gọi chính phủ các nước quyên góp 5,5 tỷ USD để giúp 34 triệu...