Cập nhật:  GMT+7

Thanh niên vùng biên lập nghiệp với mô hình VAC

Ước mơ vươn lên thoát nghèo, làm giàu trên chính quê hương đã thôi thúc anh Hoàng Minh Tòng, thôn Nại Cửu, xã Tân Thành, huyện Hướng Hóa tìm tòi, học hỏi các mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Sau một thời gian tìm hiểu, anh quyết định đầu tư xây dựng mô hình vườn - ao - chuồng (VAC). Mô hình của anh phát triển tốt và mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.

Thanh niên vùng biên lập nghiệp với mô hình VAC

Đàn bò vỗ béo trong chuồng trại của gia đình anh Tòng đang phát triển tốt - Ảnh: M.L

Tòng sinh ra trong một gia đình ở xã biên giới, điều kiện kinh tế khó khăn. Vì vậy, anh luôn trăn trở tìm hướng giúp gia đình chuyển đổi sản xuất để có cuộc sống tốt hơn. Qua việc tự tìm tòi, học hỏi từ sách báo, mạng internet và tham gia các lớp tập huấn, đào tạo nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật sản xuất do đoàn thanh niên huyện, xã tổ chức, năm 2021, anh quyết định cải tạo 2 ha đất đồi, quy hoạch thành vùng trồng trọt, chăn nuôi VAC theo hướng hiện đại. Anh Tòng đào ao nuôi cá trắm, chép, rô phi, nuôi 100 con thỏ, gia cầm thương phẩm.

Đầu năm nay, anh Tòng quyết định mở rộng mô hình, đầu tư hơn 400 triệu để xây dựng chuồng trại, chăn nuôi 18 con bò vỗ béo. Tổng đầu tư vào mô hình này của anh trong hơn 3 năm qua khoảng 1 tỉ đồng.

Đây đều là những loại vật nuôi có đầu ra thuận lợi và thích hợp với điều kiện tự nhiên ở địa phương. Chuồng trại được anh xây dựng quy mô, khoa học, chú trọng khâu chăm sóc, phòng bệnh cho đàn vật nuôi. Để chủ động nguồn thức ăn cho các loại con nuôi, anh còn trồng thêm mấy sào cỏ voi. Nhờ đó, đàn vật nuôi sinh trưởng tốt, ít bị dịch bệnh.

Anh Tòng chia sẻ: “Thực hiện tinh thần đổi mới, sáng tạo của thanh niên, tôi mạnh dạn thay đổi phương thức sản xuất theo hướng khai thác có hiệu quả cây trồng, vật nuôi ở địa phương. Không sản xuất theo tập quán cũ mà thay vào đó tôi áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, trồng trọt. Nhờ đó, mô hình kinh tế của gia đình tôi đã phát triển đúng hướng và bước đầu mang lại hiệu quả. Để tăng thu nhập cho gia đình, sắp tới tôi tiếp tục mở rộng chuồng trại để chăn nuôi lợn thịt”.

Cùng với chăn nuôi, anh Tòng lựa chọn những giống cây ăn quả chất lượng cao, được thị trường ưa chuộng đưa vào sản xuất với 800 gốc cây mít dừa, 100 gốc cây sầu riêng, vải thiều và 1 ha chuối mật mốc. Quá trình trồng, anh Tòng thực hiện đúng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, bón phân hữu cơ, tưới nước nên cây trồng phát triển tươi tốt và cho thu hoạch quanh năm.

Phát triển mô hình kinh tế phù hợp, bình quân mỗi năm anh thu về hơn 100 triệu đồng, ngoài trang trải các chi phí sinh hoạt của gia đình, anh tiếp tục dùng nguồn này đầu tư phát triển mô hình. Không những tích cực làm kinh tế, anh Tòng còn là một thanh niên gương mẫu trong các hoạt động, phong trào đoàn.

Bí thư Đoàn Thanh niên xã Tân Thành Lê Thị Quỳnh Như cho biết: “Anh Tòng là một đoàn viên năng động, nhiệt huyết trong phong trào đoàn, đặc biệt, anh sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ đoàn viên, thanh niên tại địa phương trong phát triển kinh tế.

Đây là tấm gương tiêu biểu trên lĩnh vực thanh niên phát triển kinh tế của địa phương. Thời gian tới, Đoàn Thanh niên xã sẽ tuyên truyền, nhân rộng mô hình kinh tế của anh để các bạn trẻ trên địa bàn xã học hỏi và làm theo. Tiếp tục tham mưu, tìm các nguồn vốn vay ưu đãi, tạo điều kiện cho thanh niên lập thân, lập nghiệp”.

Minh Long

Tin liên quan:
  • Thanh niên vùng biên lập nghiệp với mô hình VAC
    Những mô hình khởi nghiệp trong đoàn viên, thanh niên

    Với tinh thần xung kích, sáng tạo của tuổi trẻ, nhiều đoàn viên, thanh niên trong tỉnh đã mạnh dạn xây dựng các mô hình phát triển kinh tế, tạo việc làm ổn định, vươn lên làm giàu chính đáng trên quê hương.

  • Thanh niên vùng biên lập nghiệp với mô hình VAC
    Hỗ trợ thanh niên miền núi lập thân, lập nghiệp

    Nghị quyết số 103/NQ-HĐND của HĐND tỉnh (Nghị quyết số 103) về Phát triển thanh niên tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2022-2030 đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, tỉ lệ thanh niên thất nghiệp ở đô thị dưới 7%; nông thôn dưới 6%. Để đạt được mục tiêu đó, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ thanh niên lập thân, lập nghiệp, trong đó chú trọng đến thanh niên yếu thế và thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Nhờ chính sách hỗ trợ này, nhiều thanh niên ở miền núi huyện Hướng Hóa được vay vốn phát triển kinh tế.

  • Thanh niên vùng biên lập nghiệp với mô hình VAC
    Thanh niên miền núi làm giàu với mô hình kinh tế tổng hợp

    Những năm qua, phong trào thanh niên làm kinh tế giỏi ở huyện miền núi Hướng Hóa xuất hiện nhiều tấm gương thanh niên dám nghĩ, dám làm, đầu tư những mô hình mới mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình, giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương. Anh Hoàng Công Minh (sinh năm 1989) ở thôn Tân Tài, xã Tân Lập là một trong những điển hình như thế.


Minh Long

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Giữ rừng, giữ thác mãi xanh

Giữ rừng, giữ thác mãi xanh
2025-05-07 05:50:00

QTO - Trước đây, cuộc sống của người dân thôn Trăng - Tà Puồng, xã Hướng Việt, huyện Hướng Hóa gắn liền với nương rẫy và khai thác lâm sản. Tuy nhiên, nhận...

Tin liên quan

Gợi ý

POWERED BY
Việt Long