
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp (DN) Quảng Trị đến năm 2020 theo Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ được coi là khâu đột phá. Nếu quyết liệt thực hiện, có quyết sách phù hợp sát đúng thực tế không chỉ tạo “cú hích” đối với DN mà còn là động lực cho sự phát triển nền kinh tế của tỉnh.
![]() |
Thông qua các doanh nghiệp, nông dân có cơ hội tìm hiểu tính năng của máy móc, nông cụ, mua sắm phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ảnh: PV |
Tỉnh Quảng Trị đã tiếp nhận một khối lượng lớn văn bản của Trung ương, tích cực sáng tạo vận dụng vào địa phương, đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, chương trình hành động, văn bản chỉ đạo thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển DN như: Rà soát, bổ sung, xây dựng quy hoạch, cải cách hành chính (CCHC), cải cách thủ tục hành chính (TTHC); thu hút đầu tư (THĐT); phân bổ nguồn lực, chính sách đào tạo nguồn nhân lực; tiếp cận thông tin, pháp lí, đất đai, tín dụng - tài chính, khoa học - công nghệ, môi trường kinh doanh, xúc tiến thương mại; nâng cao năng lực cạnh tranh; phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn.
Riêng năm 2017, tỉnh đã ban hành 25 quyết định, công bố 934 TTHC (trong đó, ban hành mới 282 thủ tục, sửa đổi bổ sung 293 thủ tục, bãi bỏ 3 thủ tục 3 cấp). 100% TTHC sau khi công bố được cập nhật, đăng tải công khai trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC. Chất lượng giải quyết TTHC đảm bảo thuận lợi, hiệu quả cao, hồ sơ nhận, trả đúng hạn, đúng số lượng, đạt tỉ lệ cao hơn 80%. Tỉnh đã đơn giản hóa 13 TTHC, cắt giảm từ 20 - 50% thời gian giải quyết và từ 30 - 73% chi phí khi thực hiện TTHC. Về tiếp cận đất đai được duy trì hoạt động tiếp nhận và giao trả kết quả giải quyết theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, thực hiện cắt giảm tối thiểu 50% thời gian giải quyết. Đổi mới công tác thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường từ 50 ngày xuống còn 30 ngày...
Tỉnh đã ban hành một số chính sách phù hợp để hỗ trợ ưu đãi các DN, các nhà đầu tư đáp ứng đủ điều kiện với kinh phí 17,5 tỉ đồng cho 411 dự án. Ngoài ra các dự án thuộc đối tượng ngành nghề hoặc địa bàn ưu đãi cũng được áp dụng các chính sách miễn giảm thuế đất, thuế thu nhập DN, thuế xuất nhập khẩu, giảm tiền kí quỹ đảm bảo đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành. Có 2 DN được thụ hưởng chính sách khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 57/2008/NĐ-CP và trên 26 dự án phát triển nông nghiệp công nghệ cao (giai đoạn 2011 - 2017).
Nhìn chung, về cơ chế chính sách và công tác hỗ trợ phát triển DN trong thời gian qua đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền các cấp. Trong giai đoạn 2011 - 2017 đã có 645 DN được thụ hưởng chính sách hỗ trợ của tỉnh với kinh phí trên 39 tỉ đồng (trong đó ngân sách tỉnh gần 32 tỉ đồng). Nhờ đó, DN ở Quảng Trị phát triển nhanh về số lượng (hiện nay khoảng 3.200 DN) đã góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế, đóng góp khoảng 45,5% tổng sản lượng (DRDP) trên địa bàn, trên 50% vào nguồn thu nội địa ngân sách tỉnh, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho gần 35.000 lao động.
Tuy vậy, sự phát triển các DN chưa đồng đều giữa các vùng, miền và các lĩnh vực, chưa thật ổn định, biến động tăng giảm thất thường, hoạt động sản xuất- kinh doanh theo kiểu “mùa vụ”, thiếu tầm nhìn và chiến lược lâu dài. Theo kết quả điều tra DN năm 2015 của Cục thống kê Quảng Trị, phần lớn DN có quy mô loại nhỏ, siêu nhỏ chiếm 97% là những đối tượng yếu thế dễ bị tổn thương khi có sự tác động bên ngoài. Nhìn vào thị trường, thực tế hoạt động của các DN Quảng Trị được tính toán qua các chỉ số chất lượng cho thấy, năng suất lao động (NSLĐ), năng suất tổng hợp (TFP), hiệu quả sử dụng nguồn vốn (ICOR) còn ở mức thấp so với cả nước.
Như vậy, mặc dù có nhiều nỗ lực, cải thiện môi trường ĐTKD nhưng phản ảnh từ cộng đồng DN cho thấy vẫn còn khoảng cách giữa chính sách và thực tế, giữa kì vọng và yêu cầu thực tiễn. Cụ thể, khó tiếp cận các chính sách ưu đãi đầu tư; tỉ lệ DN đã tham dự các chương trình hỗ trợ, tư vấn miễn phí cho các DN khởi nghiệp, DN mới thành lập là chưa nhiều, chỉ có 21,11%. Điều đó cho thấy tỉnh vẫn còn thiếu các chương trình hỗ trợ cho các DN khởi nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa; chất lượng một số dịch vụ công trực tuyến còn hạn chế. Công tác đơn giản hóa, cắt giảm TTHC, giải quyết các khó khăn vướng mắc cho DN trong một số lĩnh vực cũng như việc triển khai các chính sách hỗ trợ DN còn chậm. Nhận thức của lãnh đạo một số sở, ban, ngành, địa phương về tầm quan trọng của Nghị quyết số 35/NQ-CP chưa đầy đủ, sâu sắc, dẫn đến việc triển khai chưa quyết liệt, hiệu quả.
Nguyên nhân chủ yếu thuộc về hai phía, cả chính quyền và DN. Về chính quyền, qua tranh luận, chất vấn trên các diễn đàn của kì họp HĐND các cấp, tham vấn hội thảo các tổ chức xã hội, các nhà kinh tế, tiếp xúc cử tri... cho thấy: Quản lí chính quyền, CCHC, TTHC, năng lực tạo dựng thể chế, chính sách bảo đảm cho DN, người dân tự do kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng trong nền kinh tế thị trường còn hạn chế, bất cập. Phân bố nguồn lực (đất đai, tài nguyên, khoáng sản, vốn, nguồn nhân lực...) còn mang nặng hành chính, bao cấp, chồng chéo. Điều đó không chỉ tạo nên kẻ hở cho tình trạng nhũng nhiễu xảy ra mà còn khiến cho năng suất thấp, sút giảm năng lực cạnh tranh, giảm động lực hấp thụ khoa học - công nghệ, cách mạng công nghiệp 4.0 của DN và nền kinh tế. Khơi thông các “điểm nghẽn” để DN phát triển, tại diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam thường niên năm 2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Chính phủ cam kết sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa cải cách, nâng cao chất lượng thể chế và năng lực quản trị nhà nước, nỗ lực khơi thông các “điểm nghẽn” cho doanh nghiệp phát triển nhanh và bền vững”.
Về phía DN, cộng đồng DN Quảng Trị còn chịu nhiều áp lực lớn của cơ hội lẫn thách thức khi cùng với DN cả nước đi vào “sân chơi nội địa”, “sân chơi khu vực và toàn cầu”, tham gia chuỗi sản xuất- kinh doanh, chuỗi giá trị. Nếu chấp nhận đứng ngoài “cuộc chơi” hoặc “đi sau”, “ăn theo” thì sẽ bị thất bại, rủi ro ngày càng lớn do các điều kiện ràng buộc đặt ra. Trái lại, nếu nỗ lực vươn lên thì cần phải có “sức khỏe” và tìm “lối chơi” thích hợp để tạo ra lợi thế, tận dụng các cơ hội và vượt qua thách thức để đạt được mục tiêu đề ra. Do vậy, nguyên nhân cơ bản, sâu xa để khắc phục yếu kém nội tại, tận dụng được các lợi thế, DN cần phải chuyển biến mạnh mẽ từ tư duy bao cấp “xin - cho” lâu nay còn tồn tại sang tư duy kiến tạo lợi thế cho mình từ các hướng (nội tại DN, nội tại nền kinh tế, địa chiến lược kinh tế, thị trường nội địa, thị trường quốc tế, các FTA thế hệ mới mà Việt Nam đã cam kết, trong đó có Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)).
Để Nghị quyết 35/NQ-CP cùng với các cơ chế, chính sách của Trung ương, của tỉnh về hỗ trợ DN đi vào cuộc sống, tạo sự đột phá, khuyến khích tăng nhanh số lượng DN là cần thiết, nhưng quan trọng hơn là phấn đấu thực thi về các chỉ số chất lượng, hiệu quả của DN như năng suất lao động, thu nhập bình quân người lao động, tích lũy, nộp ngân sách nhà nước...Tạo sự bình đẳng giữa các DN, không phân biệt đối xử do cơ chế chính sách mang lại. Đây là loại hình bình đẳng về cơ hội. Bình đẳng về cơ hội là “sân chơi công bằng” cho mọi DN để có cơ hội như nhau trong tiếp cận với môi trường đầu tư, môi trường kinh doanh và phát huy khả năng mọi lực lượng của DN tham gia vào quá trình phát triển.
Nếu cơ chế, chính sách thích hợp, các giải pháp tích cực sẽ tạo ra sự đột phá về quan hệ, tạo không gian giao quyền chủ động cho DN, khuyến khích đổi mới sáng tạo mà không cần sự can thiệp của chính quyền vào hoạt động kinh tế của DN.
Năm 2019 là năm chuẩn bị tổng kết giai đoạn triển khai thực hiện Nghị quyết 35/ NQ-CP. Để Nghị quyết 35/NQ-CP đi vào cuộc sống, cần sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, các tổ chức xã hội, đồng thời tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các thể chế, chính sách, chương trình, dự án đầu tư hỗ trợ DN sát hợp với thực tế địa phương để đảm bảo hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2019 và các năm tiếp theo.
Hồ Ngọc Hy
Năng lực cạnh tranh quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp (DN). Những năm qua, tỉnh Quảng Trị đã có nhiều nỗ lực, triển khai các giải pháp, ...
Ngày 29/3/2023, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có văn bản yêu cầu NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố, các tổ chức tín dụng (TCTD) tiếp tục đẩy mạnh triển khai ...
“Rà soát thực hiện rút ngắn thời gian xử lý các thủ tục cấp phép kinh doanh có điều kiện, tạo thuận lợi để doanh nghiệp (DN) nhanh chóng hoàn tất các thủ tục, ...
Được ví như “phao cứu sinh” để giúp doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX), hộ kinh doanh vượt qua khó khăn, góp phần quan trọng phục hồi và phát triển kinh tế - ...
Xác định cải cách hành chính (CCHC) là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả công việc, tạo bước đột phá trong chương trình hành động thực ...
Nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh, thời gian qua, huyện Hải Lăng đã triển khai nhiều giải pháp thiết thực như: đơn giản hóa ...
Qua 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 38/2020/NQ-HĐND ngày 23/7/2020 của HĐND tỉnh Quy định nội dung và mức chi hỗ trợ hoạt động khuyến công trên địa ...
Tăng cường hoạt động chuyển giao, đổi mới công nghệ tạo ra sản phẩm có chất lượng, giá trị gia tăng cao nhằm nâng cao năng suất, chất lượng hàng hóa và trình ...
QTO - Trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực và Biển Đông tiếp tục diễn biến phức tạp, các yếu tố an ninh, chủ quyền, pháp luật trên biển ngày càng bị...
QTO - Trong dòng chảy của tiến trình phát triển, vai trò của phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) ngày càng được nhận diện rõ hơn. Tuy nhiên,...
VOV.VN - Vị Xuyên đã ghi dấu những tháng ngày hào hùng không thể quên đối với những cựu chiến binh Sư đoàn 356 ( Quân khu 2) hiện đang sinh sống tại Yên Bái.
(QT) - Pháp luật quy định phiên họp của Thường trực HĐND là hình thức hoạt động chủ yếu của Thường trực HĐND. Tại phiên họp, Thường trực HĐND thảo luận và quyết định những vấn...
(QT) - Những năm qua, huyện Hải Lăng từng bước chuyển dịch nền nông nghiệp từ phát triển sản xuất theo chiều rộng sang chiều sâu nhằm nâng cao giá trị gia tăng và phát triển...
QĐND - Nhằm thực hiện “diễn biến hòa bình” đối với nước ta, trong những năm qua, các thế lực thù địch triệt để tuyên truyền các quan điểm sai trái, thù địch, những thông tin...
(PNVN) - Những cái tên đi vào huyền thoại như “Đồi thịt băm”, “Thung lũng gọi hồn”, “Lò vôi thế kỉ”, “Ngã ba cửa tử”… trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc (1979 - 1989)...
(QT) - Nhận thức rõ tầm quan trọng của nguồn nhân lực đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, thời gian qua, huyện Vĩnh Linh đã xây dựng được đội ngũ công...