
{title}
{publish}
{head}
Quảng Trị có trên 126.000 ha rừng tự nhiên, trong đó có nhiều loại động, thực vật quý hiếm. Thời gian qua, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã phối hợp với các lực lượng chức năng thực hiện nhiều giải pháp nhằm ngăn ngừa tận gốc các hoạt động săn bắt, buôn bán, vận chuyển và sử dụng trái phép động vật hoang dã. Đồng thời, chú trọng công tác bảo tồn và phát triển tài nguyên, đa dạng sinh học.
Lễ mít tinh phát động chiến dịch hành động vì động vật hoang dã năm 2024 với thông điệp “Con người có cặp, thú rừng có đôi”; “Ngừng ăn thịt thú rừng, góp thiện cho đời” - Ảnh: H.T
Quảng Trị là một trong những tỉnh được các nhà khoa học và các tổ chức quốc tế đánh giá có tính đa dạng sinh học cao. Hệ động, thực vật ở đây rất phong phú và đa dạng với hơn 110 loài thú, gần 200 loài chim, 83 loài lưỡng cư, bò sát, hơn 336 loài cá và khoảng hơn 2.000 loài thực vật, trong đó có nhiều loài đặc hữu, nguy cấp, quý hiếm như: Gà lôi lam mào trắng, sao la, bò tót, mang lớn; đỉnh tùng, lan hài, trầm hương...
Tuy nhiên, tình trạng suy thoái đa dạng sinh học đã và đang diễn ra, nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm đang trong tình trạng nguy cấp và có nguy cơ tuyệt chủng. Cùng với mục tiêu bảo tồn, phát triển bền vững nguồn tài nguyên, phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, thời gian qua, tỉnh đã tập trung xây dựng, lập quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học trên toàn tỉnh, quyết tâm triển khai hiệu quả hơn nữa các chính sách của trung ương và địa phương, đẩy mạnh các giải pháp truyền thông, pháp lý và tài chính đồng bộ; đóng góp cho Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050.
Đến nay, toàn tỉnh đã thành lập được 3 Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN); 2 khu rừng bảo vệ cảnh quan; 1 hành lang đa dạng sinh học kết nối Khu BTTN Đakrông và Khu BTTN Bắc Hướng Hóa, nhằm duy trì và phát triển tài nguyên đa dạng sinh học nói chung và bảo vệ các loài động, thực vật đặc hữu, nguy cấp, quý hiếm nói riêng. Hiện Khu BTTN Bắc Hướng Hoá với diện tích trên 23.456 ha, là khu vực duy nhất của Việt Nam có cả Đông và Tây Trường Sơn với dãy núi cao trên 1.000 m, trải dài trên địa bàn 5 xã của huyện Hướng Hóa gồm: Hướng Phùng, Hướng Linh, Hướng Sơn, Hướng Việt, Hướng Lập với độ che phủ rừng trên 90%.
Đây cũng là nơi sinh sống của các loài động, thực vật có ý nghĩa bảo tồn quốc tế với 11 loài được có tên trong Sách đỏ thế giới; 5 loài nguy cấp: voọc Hà Tĩnh, chà vá chân nâu, vượn đen má trắng, gấu ngựa và sao la ; 6 loài thuộc loại sắp nguy cấp là: tê tê Java, khỉ mặt đỏ, rối cá vuốt bộ, mang lớn, bò tót, sơn dương.
Còn tại Khu BTTN Đakrông, với diện tích tự nhiên hơn 37.000 ha nằm trên địa bàn 7 xã: Đakrông, Triệu Nguyên, Ba Lòng, Húc Nghì, Ba Nang, Tà Long và A Bung, khu bảo tồn này cũng có đa dạng sinh học khá phong phú với gần 1.500 loài thực vật bậc cao, cùng 91 loài thú, 193 loài chim, 49 loài bò sát ếch nhái và 72 loài cá.
Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh và Sở Nông nghiệp và Môi trường, hằng năm, lực lượng kiểm lâm tỉnh đã lập kế hoạch, phối hợp với các ban quản lý rừng, chính quyền địa phương tổ chức các đợt tuần tra rừng, để đấu tranh, ngăn chặn các hoạt động làm xâm hại, ảnh hưởng đến rừng và đa dạng sinh học.
Qua đó, đã phát hiện và xử lý nhiều đối tượng săn bắt động vật hoang dã, nhiều bẫy động vật được tháo dỡ, rừng được bảo vệ và các loài động vật đã được sống an toàn hơn. Bên cạnh đó, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo tồn đa dạng sinh học, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số, vùng người dân sống gần rừng...
Công tác vận động tuyên truyền ngày càng thấm sâu và đã có sức lan tỏa trong quần chúng nhân dân. Đặc biệt, nhiều cá nhân, hộ gia đình đã tự nguyện giao nộp các cá thể động vật đang được nuôi nhốt tại nhà cho lực lượng kiểm lâm để thả về môi trường tự nhiên, góp phần quan trọng bảo vệ các loài động vật hoang dã đang gặp nguy hiểm.
Cùng với đó, các khu bảo tồn cũng triển khai nhiều hoạt động nhằm bảo vệ các loài động, thực vật có trong khu bảo tồn, đặc biệt là các loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý hiếm; đồng thời, tổ chức nhiều đợt điều tra đa dạng sinh học thuộc nhiều chương trình, dự án khác nhau và đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.
Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Văn Ngọc Thắng cho biết, để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động quản lý bảo vệ động vật hoang dã, đặc biệt là các loài nguy cấp, quý, hiếm và các loài thuộc Phụ lục Công ước quốc tế về buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) theo chỉ đạo của Cục Kiểm lâm và Sở Nông nghiệp và Môi trường.
Thời gian tới, Chi cục Kiểm lâm tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo các hạt kiểm lâm trực thuộc xây dựng kế hoạch phối hợp với các ngành chức năng và chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân đối với các quy định của pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã, nhất là pháp luật về quản lý động vật hoang dã đối với các cơ sở kinh doanh, cơ sở nuôi.
Chỉ đạo kiểm lâm địa bàn tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát trên địa bàn được giao phụ trách, vận động người dân không thực hiện các hành vi săn, bắt, bẫy, mua bán, vận chuyển, kinh doanh, tàng trữ, tiêu thụ trái pháp luật động vật hoang dã, đặc biệt là các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm; chủ động đấu tranh, tố giác các đối tượng vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ các loài động vật hoang dã, đồng thời tổ chức ký cam kết với các nhà hàng, quán ăn trên địa bàn không kinh doanh, mua bán, chế biến, tiêu thụ, tàng trữ các loài động vật hoang dã.
Ngoài ra, Chi cục Kiểm lâm tỉnh cũng sẽ yêu cầu Đội Kiểm lâm cơ động và Phòng cháy chữa cháy rừng xây dựng kế hoạch tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, ngăn chặn, bắt giữ và xử lý nghiêm các hành vi săn, bắt, giết, nuôi, nhốt, mua, bán, vận chuyển, kinh doanh, chế biến, tàng trữ, tiêu thụ trái pháp luật các loài động vật hoang dã trên các tuyến đường khu vực biên giới giữa Việt Nam và Lào, khu vực Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, Cửa khẩu quốc tế La Lay, trên tuyến đường Hồ Chí Minh và Quốc lộ 9.
Mặt khác, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triệt phá dứt điểm các khu chợ, tụ điểm buôn bán trái phép các loài động vật hoang dã, đặc biệt là các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm.
Thu Hạ
QTO - Để tiếp tục tạo chuyển biến tích cực trong đảm bảo trật tự, ATGT, lực lượng CSGT Công an tỉnh Quảng Trị đã quyết liệt triển khai đợt cao điểm nâng...
QTO - Những năm qua, tỉnh Quảng Trị đẩy mạnh thực hiện Đề án “Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai (PTTT) và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ),...
QTO - Di tích lịch sử về vụ thảm sát Hướng Điền, xã Tà Rụt, nơi ghi dấu một trong những chương bi thương và anh dũng nhất của lịch sử kháng chiến chống...
QTO - Ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), xưa nay, những định kiến, quan niệm “trọng nam khinh nữ” vẫn ít nhiều tồn tại trong nhiều nếp nhà. Nam giới...
QTO - Giữa những nếp nhà sàn chênh vênh bên sườn núi, những bản làng lọt thỏm giữa đại ngàn Trường Sơn, có một sự đổi thay đang âm thầm lan tỏa. Đó là sự...
QTO - Xác định giáo dục là một trong những tiêu chí quan trọng trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), thời gian qua,...
QTO - Thời gian qua, với quyết tâm hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH, đảm bảo QP-AN, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính...
QTO - Thời gian qua, huyện Đakrông đã chủ động xây dựng, triển khai nhiều biện pháp đồng bộ nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trên địa bàn....
QTO - Lắng nghe, thấu hiểu để đi đến quan tâm, chia sẻ với những điều trẻ em cần là những việc làm được Thường trực HĐND huyện Đakrông thường xuyên thực...
QTO - Hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, những năm qua, trên địa bàn tỉnh xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến ở các vị trí công việc khác nhau, góp...
QTO - Trong hành trình đến với giấc mơ tri thức của nhiều học sinh, sinh viên nơi mảnh đất Gio Linh, có một nguồn lực âm thầm nhưng mạnh mẽ luôn sát cánh,...