Cập nhật:  GMT+7

Dự án 8 đồng hành với người dân vùng khó Đakrông

Giữa những nếp nhà sàn chênh vênh bên sườn núi, những bản làng lọt thỏm giữa đại ngàn Trường Sơn, có một sự đổi thay đang âm thầm lan tỏa. Đó là sự thay đổi trong tư duy, trong hành động, trong cách người dân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em (PN&TE) tiếp cận cuộc sống với tinh thần chủ động, bình đẳng và tự tin hơn. Đồng hành với người dân thắp lên ngọn lửa đổi thay ấy chính là Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”.

Dự án 8 đồng hành với người dân vùng khó Đakrông

Những buổi truyền thông nâng cao nhận thức về bình đẳng giới ở xã Tà Rụt, huyện Đakrông thu hút đông người dân tham gia, trong đó có nam giới - Ảnh: T.C.L

Những bước chân đến vùng khó

Xã Đakrông là một trong những điểm sáng của huyện Đakrông trong triển khai Dự án 8. Chủ tịch Hội LHPN xã Đakrông Hồ Thị Đê, người đã gắn bó hơn 10 năm với công tác vận động phụ nữ chia sẻ: “Lúc đầu tổ chức các buổi truyền thông, phụ nữ ít đi lắm, họ ngại, họ sợ, có khi còn bị chồng cản. Nhưng dần dần, khi thấy nội dung gần gũi, dễ hiểu, được nghe bằng chính tiếng Pa Kô, Vân Kiều, lại có quà nhỏ hỗ trợ, chị em mới bắt đầu tham gia đông hơn”.

Dưới mái nhà cộng đồng xã, những buổi sinh hoạt chuyên đề về phòng, chống tảo hôn, bình đẳng giới (BĐG), kỹ năng chăm sóc sức khỏe sinh sản... được tổ chức thường xuyên. Điều đặc biệt là các hoạt động không chỉ có phụ nữ mà còn có sự tham gia của cả nam giới, già làng, trưởng bản và thanh thiếu niên. Nhờ đó, với 8 trường hợp tảo hôn năm 2023, đến nay, tại xã Đakrông đã giảm xuống còn 2 trường hợp tảo hôn và “nói không” với hôn nhân cận huyết thống. Số học sinh bỏ học ở cả ba cấp giảm từ 36 em xuống còn 7 em. Số trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông giảm từ 74 xuống còn 23 trường hợp. Đó là những con số minh chứng cho những nỗ lực thực hiện các mục tiêu Dự án 8 của Hội LHPN các cấp, cũng như chính quyền địa phương, góp phần nâng cao đời sống cho PN&TE tại Đakrông.

Dự án 8 không chỉ dừng lại ở truyền thông thay đổi nhận thức, mà còn tạo cơ hội để phụ nữ chủ động vươn lên bằng chính đôi tay của mình. Tại xã A Bung, Tổ hợp tác (THT) Dệt thổ cẩm A Bung đang mở ra hướng đi mới cho nhiều chị em tham gia. Chị Hồ Thị Dục, 23 tuổi, sống tại thôn A Bung, xã A Bung không có việc làm ổn định, gia đình thuộc hộ nghèo. Sau khi được tham gia THT Dệt thổ cẩm A Bung, chị được khuyến khích, hướng dẫn và trở thành một trong những thợ may chính của THT. Bên cạnh đó, chị còn chăn nuôi, trồng trọt để phát triển kinh tế gia đình. Dưới sự hỗ trợ, tập huấn kỹ thuật, ứng dụng CNTT vào việc quảng bá sản phẩm bản địa, cũng như hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi và được vay vốn ưu đãi, cuộc sống gia đình của nhiều chị em ở xã A Bung ngày càng ổn định, phụ nữ dần làm chủ kinh tế.

Những người phụ nữ như chị Dục không còn hiếm ở Đakrông. Ngày nay, phụ nữ Đakrông đã mạnh dạn, tự tin, đứng lên thể hiện tiếng nói, quan điểm của mình. Không những thế, họ còn tham gia vào các THT làm kinh tế để cùng nhau xây dựng kinh tế gia đình, kinh tế tập thể, lan tỏa những giá trị truyền thống tốt đẹp vốn có của địa phương.

Theo kết quả báo cáo của Hội LHPN huyện Đakrông, đến nay, trên toàn huyện có 7 mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ tham gia, quản lý và được các cấp hội hỗ trợ. Trong đó, có thể kể đến những mô hình thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình như: THT Dệt thổ cẩm A Bung, xã A Bung; THT Dịch vụ du lịch cộng đồng tại thôn Tà Lao, xã Tà Long; Hợp tác xã nông nghiệp sinh thái Tây Thạch Hãn, xã Mò Ó; THT chuối lùn Tà Rụt, xã Tà Rụt.

Đến cuối năm 2024, qua khảo sát, thu nhập bình quân của hội viên phụ nữ toàn huyện đạt 36 triệu đồng/ người/năm. Số hội viên phụ nữ là chủ hộ nghèo tiếp tục giảm. Điều này cho thấy khi được tiếp cận thông tin, được hỗ trợ đúng cách, phụ nữ DTTS hoàn toàn có thể vươn lên làm chủ cuộc sống.

Khi đàn ông ủng hộ bình đẳng giới

Một trong những điểm nhấn nổi bật của Dự án 8 tại Đakrông là sự vào cuộc tích cực của nam giới. Tại các xã Tà Rụt, A Vao, Tà Long... sự tham gia của nhiều nam giới vào các hoạt động của Dự án 8 đã tạo ra sự thay đổi đáng kể trong nhận thức của cộng đồng. Nam giới cũng tích cực tham gia vào Ban Điều hành, các thành viên, chủ “Địa chỉ tin cậy cộng đồng”, “Tổ truyền thông cộng đồng”, chiến dịch truyền thông tại cộng đồng. Đa số các mô hình đều kêu gọi được sự tham gia của chính quyền địa phương là nam giới như Bí thư chi bộ, Trưởng thôn, Trưởng ban công tác mặt trận khu dân cư, già làng, trưởng bản, người có uy tín tại cộng đồng. Chẳng hạn như ở thôn Tà Rụt 3, xã Tà Rụt, với sự tham gia tích cực của nam giới vào mô hình “Địa chỉ tin cậy cộng đồng”, chỉ sau hơn 1 năm thành lập đã tổ chức 12 buổi tuyên truyền nâng cao nhận thức về phòng, chống bạo lực gia đình (BLGĐ), tệ nạn xã hội cho 360 lượt người tham gia. Đến nay, trên địa bàn chưa ghi nhận xảy ra tình trạng BLGĐ. Với sự vào cuộc của nam giới, mô hình đã mang lại hiệu quả thiết thực, đặc biệt là bảo vệ phụ nữ - những người yếu thế trong xã hội tránh khỏi BLGĐ, bạo lực trong cuộc sống hằng ngày, từng bước tạo môi trường sống an bình, ấm no và hạnh phúc.

Đến nay, các ban điều hành “Địa chỉ tin cậy cộng đồng” trên toàn huyện đã tổ chức các hoạt động tuyên truyền, lồng ghép tuyên truyền, truyền thông giới thiệu “Địa chỉ tin cậy cộng đồng” đến hơn 1.300 lượt hội viên phụ nữ và người dân; tuyên truyền về “Phòng, chống BLGĐ”, “Phòng, chống BLGĐ trên cơ sở giới” đến 2.500 lượt người dân. Nổi bật có Ban Điều hành “Địa chỉ tin cậy cộng đồng” thôn Tà Rụt 3, xã Tà Rụt; thôn Cu Tài 2, thôn La Hót, xã A Bung.

Bên cạnh đó, vai trò của đàn ông trong việc chăm sóc và giáo dục con cái cũng được các cấp hội chú trọng tuyên truyền. Đến nay, ở nhiều bản làng, các nhóm nam giới chủ động tổ chức truyền thông, diễn tiểu phẩm, chia sẻ quan niệm về BĐG ở các hội nghị, chiến dịch truyền thông, tập huấn Dự án 8 do các cấp hội tổ chức. Những hình ảnh quen thuộc như người chồng nấu cơm, tắm cho con, dắt vợ đi sinh không còn là điều xa lạ ở Đakrông ngày nay.

Chủ tịch Hội LHPN huyện Đakrông Nguyễn Thị Ty cho biết: “Dự án 8 là cơ hội để chúng tôi cụ thể hóa các hoạt động vì PN&TE. Thành công nhất là tạo được sự lan tỏa và thay đổi từ trong mỗi gia đình, mỗi cộng đồng dân cư. Sự thay đổi ấy, dù diễn ra âm thầm, nhưng mang theo một sức lay động lớn. Nó không chỉ là thay đổi hành vi mà còn là sự chuyển biến trong quan niệm, nhận thức về vai trò giới - điều vốn bám rễ sâu trong nếp nghĩ của đồng bào nơi đây.

Chặng đường phía trước còn dài, vẫn còn nhiều thử thách. Nhưng với những gì diễn ra, tin rằng, Dự án 8 sẽ cùng người dân Đakrông trên hành trình nhân văn, được thấu hiểu, được trao quyền và được đồng hành phát triển”.

Trần Cát Linh

Tin liên quan:
  • Dự án 8 đồng hành với người dân vùng khó Đakrông
    Đồng hành với học sinh vùng khó

    Bằng tình cảm và trách nhiệm với cộng đồng, gần 10 năm qua, các thành viên trong nhóm Diễn đàn Tuổi trẻ Quảng Trị đã tổ chức nhiều chương trình ý nghĩa, trong đó có chương trình “Đồng hành cùng các em đến trường” cho hàng trăm trẻ em vùng khó, giúp các em có thêm điều kiện học tập tốt hơn.

  • Dự án 8 đồng hành với người dân vùng khó Đakrông
    Đồng hành với người nghèo khó

    Thời gian qua, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Triệu Phong đã làm tốt vai trò cầu nối, huy động nguồn lực xã hội, hỗ trợ nhiều hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh, góp phần cùng địa phương thực hiện tốt công tác an sinh xã hội. Năm 2022, Hội CTĐ huyện Triệu Phong được Hội CTĐ tỉnh công nhận là đơn vị xuất sắc trong công tác hội và các phong trào, hoạt động nhân đạo.


Trần Cát Linh

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Lắng nghe những điều trẻ em vùng khó nói

Lắng nghe những điều trẻ em vùng khó nói
2025-05-05 05:35:00

QTO - Lắng nghe, thấu hiểu để đi đến quan tâm, chia sẻ với những điều trẻ em cần là những việc làm được Thường trực HĐND huyện Đakrông thường xuyên thực...

Nỗi đau của người mẹ

Nỗi đau của người mẹ
2025-05-04 06:59:00

QTO - Chỉ trong một thời gian ngắn, vợ chồng con trai lần lượt sa vào vòng lao lý vì gieo rắc “cái chết trắng” ở 2 vụ án khác nhau. Và lịch xét xử của cặp...

Bên ven bờ Hiền Lương...

Bên ven bờ Hiền Lương...
2025-05-03 07:30:00

QTO - Quảng Trị-vùng đất hàm chứa giá trị sâu sắc về chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Những ngày tháng Tư lịch sử, chúng tôi có cuộc hành trình ra cầu Hiền...

Tin liên quan

Gợi ý

POWERED BY
Việt Long