
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Phát triển rừng theo hướng bền vững nhằm nâng cao giá trị gia tăng theo chủ trương của tỉnh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để đưa lâm nghiệp trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đi cùng với phát triển rừng là nhiệm vụ bảo vệ rừng có vị trí hết sức quan trọng nhằm bảo đảm thực hiện tốt mục tiêu về lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo, cải thiện sinh kế, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển bền vững. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Quảng Trị có cuộc trao đổi với ông NGUYỄN VĂN VĨNH, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Đakrông.
- Thưa ông! Thực hiện mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016- 2020 theo Quyết định số 886/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đi đôi với phát triển rừng là nhiệm vụ bảo vệ rừng nhưng hiện tại trên địa bàn vẫn gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng (QLBV&PTR), vậy những khó khăn đó là gì và biện pháp khắc phục như thế nào?
- Lâm nghiệp là ngành kinh tế - kỹ thuật bao gồm quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng; chế biến và thương mại lâm sản. Ngày 16/6/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 886/ QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 - 2020, trong đó nêu rõ tiếp tục thực hiện tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và phát huy giá trị của từng loại rừng, tăng giá trị rừng sản xuất trên đơn vị diện tích; góp phần giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu; tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo, cải thiện sinh kế cho người dân làm nghề rừng, gắn với tiến trình xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội. Ở Quảng Trị, UBND tỉnh đã có Quyết định số 1817/QĐ-UBND về việc phê duyệt Kế hoạch hành động thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Để đạt được mục tiêu trên, tại địa bàn tỉnh, ngành Nông nghiệp và PTNT phải thực hiện được 3 nhiệm vụ chủ yếu là: Thứ nhất là bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên, đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu; thứ hai là phải phát triển và nâng cao năng suất của rừng; thứ ba là nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm lâm nghiệp. Tuy nhiên, Đakrông là một huyện nghèo có diện tích rừng lớn chiếm gần 1/3 diện tích rừng của toàn tỉnh, với 80% là đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô có cuộc sống gắn với rừng, vì vậy công tác QL&BVR gặp một số khó khăn, thách thức:
Thứ nhất, tập quán sản xuất nương rẫy theo phương thức “phát, đốt, cuốc, trĩa” bỏ hoang đất, xoay vòng một thời gian rồi sử dụng lại nên nhu cầu về đất lớn, tiềm ẩn nguy cơ xâm hại rừng cao. Mặc dù một số địa phương đã quy hoạch vùng sản xuất nhưng do tập tục sản xuất theo lối quảng canh, xoay vòng, bỏ hoang hóa đất nên đồng bào vẫn đi tìm sản xuất những địa điểm mới.
Thứ hai, nhu cầu sử dụng củi để làm chất đốt, gỗ để làm nhà truyền thống cũng là một thách thức lớn.
Thứ ba, do cuộc sống khó khăn nên tình trạng một số người dân lén lút vào rừng khai thác gỗ trái phép đem ra bán vẫn còn diễn ra.
Thứ tư, kinh phí phục vụ cho công tác bảo vệ rừng theo quyết định số 07/QĐ/2012/QĐ-TTg cho các xã không có nên không phát huy được lực lượng BVR ở cơ sở.
![]() |
Lực lượng Kiểm lâm Đakrông tuần tra bảo vệ rừng. Ảnh : HVA |
Đứng trước tình trạng đó, trên cơ sở chức năng nhiệm vụ được giao, Hạt Kiểm lâm Đakông đã chủ động phối hợp với các ban ngành chức năng cấp huyện và UBND các xã để thực hiện một số giải pháp như: Tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong công tác BVR và sử dụng các sản phẩm liên quan đến rừng; chỉ đạo Kiểm lâm địa bàn tham mưu giúp chính quyền xã xây dựng phương án BVR, PCCR, phương án đấu tranh ngăn chặn các hành vi xâm hại rừng, quy chế phối hợp giữa Kiểm lâm địa bàn với Công an xã và lực lượng dân quân tự vệ của xã trong công tác BVR và tổ chức thực hiện tốt các phương án nhằm phát hiện ngăn chặn kịp thời các vụ vi phạm tại chỗ; phối hợp với các xã rà soát diện tích rừng tự nhiên do UBND xã đang quản lý để tổ chức giao rừng cho cộng đồng, hộ gia đình nhận bảo vệ và hưởng lợi lâu dài, nhằm đưa rừng có chủ thực sự để bảo vệ tốt, đồng thời thực hiện cơ chế ứng trước gỗ (sản phẩm hưởng lợi) nếu rừng được bảo vệ tăng trưởng tốt; tổ chức quy vùng sản xuất nương rẫy cho đồng bào, giúp họ ổn định sản xuất không xâm lấn vào rừng; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời các vụ khai thác, vận chuyển buôn bán trái phép lâm sản, đồng thời xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm để giáo dục, răn đe.
Từ vai trò, vị trí của rừng trong phát triển KT-XH và bảo vệ môi trường sinh thái, đặc biệt ở Đakrông có khu vực đường biên giáp với nước bạn Lào trải dài trên 5 xã với chiều dài trên 60 km, nơi đây tập trung lớn diện tích rừng tự nhiên. Vì vậy, ngoài phát triển KT-XH và bảo vệ môi trường sinh thái thì BVR còn có vai trò quan trọng trong đảm bảo QP-AN trên tuyến biên giới. Vì vậy, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, chung sức cùng với lực lượng chức năng trong công tác BVR, không phá rừng làm nương rẫy; đồng thời đấu tranh tố giác các hành vi xâm hại rừng; đối với các địa phương còn diện tích rừng do UBND xã quản lý thì tiến hành giao rừng cho cộng đồng, hộ gia đình nhận bảo vệ và hưởng lợi, hướng dẫn người dân phát triển các mô hình sinh kế dưới tán rừng nhằm giúp dân phát triển kinh tế và bảo vệ tốt vốn rừng.
- Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của mọi người trong BV&PTR được triển khai như thế nào, thưa ông?
- Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của mọi người là một nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với công tác QLBV&PTR. Trong thời gian qua, Hạt Kiểm lâm Đakrông đã tập trung một số nội dung cơ bản sau: Về hình thức, tổ chức tuyên truyền thông qua họp dân ở thôn, bản để phổ biến trực tiếp; tuyên truyền lưu động bằng tiếng đồng bào Vân Kiều, Pa Kô để giúp người dân dễ hiểu; tuyên truyền thông qua áp phích, tờ rơi; tổ chức thi tìm hiểu về rừng; xây dựng các câu lạc bộ xanh trong trường học; gắn tuyên truyền với ký cam kết BVR. Về nội dung, tập trung tuyên truyền về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của rừng trong bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu; các quy định của nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng; các chính sách hưởng lợi khi nhận rừng để bảo vệ; các hình thức xử lý nếu vi phạm quy định về bảo vệ rừng. Hạt Kiểm lâm Đakrông cũng đã phân loại đối tượng để có hình thức tuyên truyền cho phù hợp.
- Thời gian qua, việc quy vùng sản xuất nương rẫy trên địa bàn huyện Đakrông được thực hiện hiệu quả, qua đó đã góp phần quan trọng trong việc BVR, ông có thể cho biết thực tế của công tác này như thế nào?
- Như tôi đã trao đổi về khó khăn, thách thức trong công tác bảo vệ rừng ở Đakrông là việc sản xuất nương rẫy của đồng bào tiềm ẩn nguy cơ xâm hại rừng cao. Vì vậy, trong thời gian qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Chi cục Kiểm lâm, Ban thường vụ Huyện ủy, UBND huyện, Hạt Kiểm lâm Đakrông đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp&PTNT, Phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND các xã tiến hành quy vùng sản xuất nương rẫy cho đồng bào. Đến nay, Hạt Kiểm lâm Đakrông đã quy vùng được gần 5.800 ha cho gần 3.500 hộ ở 66 thôn, từ đó giúp đồng bào ổn định sản xuất, hạn chế xâm hại vào rừng.
- Để đảm bảo cho việc QLBV&PTR được tiến hành có hiệu quả thì công tác nắm chắc tình hình tài nguyên rừng được Hạt kiểm lâm Đakrông phối hợp, thực hiện ra sao, thưa ông?
- Để thực hiện tốt công tác QLBV&PTR thì phải nắm chắc tình hình tài nguyên rừng trên địa bàn. Cụ thể trong thời gian qua, Hạt Kiểm lâm huyện đã phối hợp với Phòng NN&PTNT để quản lý quy hoạch 3 loại rừng cả về hồ sơ và thực địa. Chỉ đạo Kiểm lâm địa bàn nắm vững tình hình tài nguyên rừng trên địa bàn mình phụ trách: từ chủ rừng, diện tích, hồ sơ, ranh giới, hàng năm thực hiện theo dõi diễn biến rừng để báo cáo cho phù hợp; từng bước tiến tới theo dõi diễn biến rừng về chất lượng; tham mưu giúp chính quyền cấp xã thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp. Khuyến cáo, hướng dẫn người dân trồng rừng, trong đó quan tâm đến nguồn gốc và chất lượng giống cây để nâng cao giá trị của rừng trên một đơn vị diện tích. Hướng dẫn các chủ rừng xây dựng các phương án quản lý rừng bền vững từ phát triển, sử dụng, bảo vệ nhằm đảm bảo hài hòa giữa lợi ich kinh tế và bảo vệ môi trường. Từng bước tham gia chứng chỉ rừng theo tiêu chuẩn của Việt Nam phù hợp với quy định, thông lệ của quốc tế.
- Xin cảm ơn ông!
Hà Vân An (thực hiện)
Xác định quản lý, bảo vệ và phát triển rừng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với phát triển KT-XH, bảo vệ môi trường và đảm bảo QP-AN, thời gian qua, công ...
Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng (QLBV&PTR), thời gian qua ngành Nông nghiệp tỉnh đã đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ trong ...
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy đảng, chính quyền và sự tham gia tích cực của các ban ngành, đoàn thể, lực lượng chức năng, sự đồng thuận ...
“Xác định rõ trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, địa phương, đơn vị để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về ...
Rừng đặc dụng là loại rừng có giá trị đặc biệt về bảo tồn thiên nhiên, nghiên cứu khoa học, phòng hộ và bảo vệ môi trường. Chính vì tầm quan trọng đó, trong ...
Nhằm ngăn chặn và hạn chế các hành vi xâm hại rừng, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp, thời gian qua, Ban Quản lý rừng phòng hộ lưu vực (BQLRPHLV) ...
Xác định rõ vai trò, tầm quan trọng của công tác trồng, chăm sóc, quản lý và bảo vệ rừng, thời gian qua, huyện Gio Linh đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp ...
Xác định quản lý, bảo vệ và phát triển rừng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với phát triển KT-XH, bảo vệ môi trường và đảm bảo QP-AN, thời gian qua, công ...
QTO - Thời gian gần đây, xã Thuận, huyện Hướng Hóa đã tranh thủ được nhiều nguồn lực từ các chương trình, dự án để hỗ trợ cho hộ nghèo, cận nghèo giống vật...
QTO - Với chất đất phù hợp, cây sinh trưởng và kháng bệnh tốt, trong những năm gần đây, cây riềng được nông dân ở vùng Cùa, huyện Cam Lộ đầu tư phát triển...
(QT) - Nhằm giúp nông dân phát triển cây mướp đắng mà không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, tạo ra sản phẩm sạch có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng, Sở Khoa học và Công nghệ...
(QT) - Thực hiện chỉ đạo của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố về triển khai các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2018, ngay từ những ngày đầu năm, Chi cục Thuế...
(QT) - Trước thực trạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2017 của tỉnh Quảng Trị giảm 11 bậc so với năm 2016, xếp thứ 54/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, xếp thứ...
(QT) - Nhắc đến thôn Long Hưng, xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, nhiều người chắc hẳn sẽ biết nơi này nổi tiếng bởi có một vùng chuyên canh cam K4 và là “vựa” ươm cá giống có tiếng...
(QT) - Không chỉ hỗ trợ người dân ứng dụng phương thức canh tác tự nhiên (CTTN), thời gian qua, Dự án Phát triển chuỗi giá trị địa phương tại huyện Triệu Phong đã nỗ lực tìm...
(QT) - Thực hiện Đề án 1956 của Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, những năm qua, huyện Vĩnh Linh đã chú trọng công tác đào tạo nghề, chuyển giao các tiến bộ...