
{title}
{publish}
{head}
(CLO) Một loạt thuộc địa cũ của Pháp ở châu Phi, từ Burkina Faso, Guinea, Mali cho tới Niger, đang trở nên nổi tiếng với các cuộc đảo chính quân sự. Vì sao lại có chuỗi sự kiện mang tính dây chuyền này?
Sự bất ổn chính trị ở các thuộc địa cũ của Pháp ở Tây Phi đã dẫn tới quá trình tàn lụi của các chính quyền dân sự và các cuộc đảo chính quân sự. Kể từ năm 2020, tình cảm chống Pháp dường như đã hoặc ít nhất góp phần gây ra các cuộc đảo chính ở Burkina Faso, Guinea, Mali và gần đây nhất là Niger.
Các nhà lãnh đạo cuộc đảo chính ở Niger vẫy tay chào đám đông ủng hộ ở thành phố Niamey vào ngày 6/8/2023. Ảnh: Getty Images
Tâm lý bài Pháp
Các chuyên gia cho rằng xu hướng đáng lo ngại này có nguyên nhân từ tỷ lệ nghèo đói cao, xã hội dân sự và truyền thông kém hiệu quả, cũng như ảnh hưởng quá mức của Pháp. Luật sư nhân quyền người Senegal, Ibrahima Kane, thuộc Tổ chức Xã hội Mở (Open Society Foundation), nói rằng xu hướng tìm cách thoát khỏi ảnh hưởng của Pháp là có thật ở Tây Phi.
Ông Kane nói: “Nhận thức của người Pháp về công dân của chúng tôi chưa bao giờ thay đổi. Họ luôn coi chúng tôi là công dân hạng hai. Họ luôn đối xử với người châu Phi, đặc biệt là người châu Phi nói tiếng Pháp, theo một cách định kiến. Và Tây Phi muốn tình hình đó thay đổi”.
Nhưng nhà phân tích các vấn đề châu Phi, Emmanuel Bensah, người chuyên nghiên cứu về Cộng đồng kinh tế Tây Phi (ECOWAS), nói rằng tình cảm chống thực dân không giải thích đầy đủ các cuộc đảo chính gần đây trong khu vực.
"Đã có vấn đề thuộc địa với người Pháp và người Anh ở Tây Phi. Nhưng điều đó không có nghĩa là mỗi quốc gia thành viên đều rơi vào cảnh binh lính cầm súng chống lại chính quyền dân sự. Bạn sẽ thấy các quốc gia nói tiếng Anh vẫn chưa cầm vũ khí và chúng tôi nằm trong cùng một tiểu vùng", ông Bensah nhận định.
Mất hy vọng vào nền dân chủ
Không giống như các quốc gia châu Phi nói tiếng Anh, nơi hiện có môi trường chính trị tương đối ổn định, nền dân chủ kiểu phương Tây chưa có được chỗ đứng vững chắc ở khu vực Tây Phi nói tiếng Pháp.
“Ở các nước châu Phi nói tiếng Pháp, người dân thường có cảm giác rằng Pháp luôn đứng về phía những người nắm quyền. Luôn có một mối liên hệ rất chặt chẽ giữa Pháp và các nhà cầm quyền tại Tây Phi, những người không mấy thân thiện với người dân của chính họ”, luật sư Ibrahima Kane của Open Society Foundation giải thích.
Đại úy Ibrahim Traore (ngồi giữa) trở thành Tổng thống Burkina Faso sau cuộc đảo chính ở quốc gia Tây Phi này - Ảnh: CNN
Ông Kane phân tích thêm rằng sự tức giận tương tự đang nhắm vào các chính quyền được bầu cử dân chủ, được Pháp hỗ trợ, từ đó tạo không gian cho những ý đồ đảo chính quân sự. Chẳng hạn tại Niger, hàng nghìn người đã tập hợp để ủng hộ chính quyền quân sự đã lật đổ Tổng thống Mohamed Bazoum hồi cuối tháng 7 vừa qua.
Nhà phân tích quản trị người Nigeria, Ovigwe Eguegu, nói rằng một trong những nguyên nhân lớn nằm ở việc các nhà lãnh đạo được bầu ở các thuộc địa cũ của Pháp đã làm được rất ít để cải thiện cuộc sống của người dân.
Ông Eguegu nói: “Đó là lý do tại sao bạn có những cuộc đảo chính được quần chúng ủng hộ. Đây là những cuộc đảo chính theo chủ nghĩa dân túy, chúng ta phải thành thật mà thừa nhận như thế”.
Đối với Eguegu, nếu người dân không nhìn thấy lợi ích của một chính phủ được bầu cử dân chủ thì việc họ quay lưng lại với các nhà lãnh đạo khi có đảo chính quân sự là điều dễ hiểu.
“Người dân cảm thấy rằng việc bỏ phiếu bầu ra chính phủ không giúp thay đổi gì cho cuộc sống khó khăn của họ. Đối với họ, [các cuộc đảo chính] được coi là một cách gây sốc cho hệ thống để xem liệu điều đó có thể dẫn đến một tương lai tốt hơn hay không”, ông Eguegu cho biết và cũng thừa nhận rằng việc trao quyền lãnh đạo cho các tướng lĩnh quân sự hiếm khi cải thiện được cuộc sống của người dân.
Bram Posthumus, nhà báo độc lập người Hà Lan chuyên đưa tin về Tây Phi, thì nói thẳng hơn. Ông phân tích: “Một trong những điều mà những cuộc đảo chính liên tiếp này thể hiện là quan điểm khá rõ ràng rằng thử nghiệm với nền dân chủ kiểu phương Tây ở khu vực Sahel, ít nhất, đã thất bại hoàn toàn”.
Nhưng trong một số trường hợp, đấu đá nội bộ giữa các lực lượng cầm quyền đã gây ra những cuộc đảo chính này. Vài ngày trước khi bị lật đổ, Tổng thống Mohamed Bazoum được cho là đang lên kế hoạch sa thải người lãnh đạo cuộc đảo chính hiện tại.
Trong khi đó, mâu thuẫn giữa các phe cánh quân sự ở Burkina Faso cũng gây ra cuộc đảo chính thứ hai, không lâu sau khi quân đội lật đổ Tổng thống Roch Kabore trong một cuộc đảo chính năm 2022.
Tình trạng nghèo đói đặc hữu
Một số chuyên gia cũng đổ lỗi cho các cuộc đảo chính gần đây là do tình trạng nghèo đói lan tràn ở nhiều thuộc địa cũ của Pháp.
Chỉ đến năm 2020, dự luật được chờ đợi để phê chuẩn việc chấm dứt sử dụng đồng franc CFA, một loại tiền tệ của Tây Phi do kho bạc Pháp kiểm soát, mới được thông qua. Phải mất 75 năm để điều đó xảy ra.
Những người lính tham gia đảo chính được đám đông cổ vũ khi họ đến thủ đô Bamako, Mali. Ảnh: New York Times
Pháp bị cáo buộc khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên của các quốc gia này trong khi nhưng chính phủ ở đây phải vật lộn để giải quyết các vấn đề kinh tế hàng ngày của người dân. Nhà báo Posthumus cho rằng, điều đó khiến nỗi thất vọng ngày càng tăng và người dân đánh mất niềm tin và sự kiên nhẫn đối với các quá trình dân chủ.
"Dân chủ không giải quyết được bất kỳ vấn đề cơ bản nào mà con người gặp phải, có thể là bạo lực, nghèo đói và thiếu cơ hội kinh tế. Và những chính quyền này rất giỏi trong việc khiến mọi người tin rằng họ sẽ giải quyết được những vấn đề như vậy. Nhưng thực ra, họ sẽ không giải quyết được", ông Posthumus nói.
Xã hội, an ninh và truyền thông kém hiệu quả
Tuy nhiên, mối quan ngại của luật sư Emmanuel Bensah là châu Phi nói tiếng Pháp vẫn chưa phát triển đầy đủ các thể chế và hệ thống quản trị có khả năng phục hồi để giải quyết các thách thức phát triển.
“Nếu bạn nhìn vào các quốc gia Ghana, Nigeria, Gambia, Liberia, Sierra Leone, cho dù họ nghèo đến mức nào, vẫn có một xã hội dân sự tích cực hoạt động trên thực địa cùng với một phương tiện truyền thông sôi động tìm cách buộc ít nhất những người có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm”, Bensah nói.
Vị luật sư này cho biết khu vực châu Phi nói tiếng Anh đã đạt được những tiến bộ to lớn trong việc khuếch đại các luận điểm khác nhau trong xã hội, điều còn thiếu ở châu Phi nói tiếng Pháp. “Trong một thời gian dài, có rất nhiều thứ do Pháp ra lệnh hoặc chi phối, không cho phép xã hội dân sự địa phương có chỗ phát triển”.
Tình trạng an ninh tiếp tục đi xuống ở hầu hết các thuộc địa cũ của Pháp ở châu Phi, như ở Burkina Faso, Guinea, Niger và Mali, cũng đã châm ngòi cho các cuộc đảo chính gần đây.
Khu vực Sahel chìm trong các cuộc nổi dậy kể từ năm 2012, bắt đầu từ Mali rồi lan sang Burkina Faso và Niger vào năm 2015 và hiện nay các quốc gia trên Vịnh Guinea đang hứng chịu các cuộc xung đột lẻ tẻ.
Theo Liên hợp quốc, tình trạng bất ổn ngày càng gia tăng ở Sahel gây ra “mối đe dọa toàn cầu” khi tình hình nhân đạo ở đó trở nên tồi tệ hơn với hàng nghìn người phải chạy trốn.
Các nước phương Tây, trong đó có Pháp, đã cố gắng giải quyết tình trạng bất ổn trong khu vực Sahel nhưng không thành công. Ở Mali và Burkina Faso, phái đoàn quân sự của phương Tây đã được yêu cầu rời đi.
Đã vậy, Cộng đồng Kinh tế các Quốc gia Tây Phi (ECOWAS), lại đang xử lý làn sóng đảo chính bằng cách áp đặt các biện pháp trừng phạt. Giống như đem đá chọi đá, phản ứng cứng rắn sẽ chỉ làm cho tình hình thêm căng thẳng.
Quang Anh
VOV.VN - Đảo chính ở Niger có nguy cơ đẩy khu vực Sahel cũng như Tây Phi lún sâu vào tình trạng bất ổn chính trị và an ninh.
VOV.VN - Hàng loạt cuộc đảo chính đã làm rung chuyển châu Phi trong thời gian gần đây. Đâu là nguyên nhân sâu xa dẫn đến thực tế này?
Khủng hoảng chính trị, xung đột sắc tộc triền miên ở nhiều nơi khiến người dân châu Phi rơi vào cảnh sống mòn.
(Tin Tức) - Ngày 15/8, các nguồn thạo tin cho biết giới tướng lĩnh chỉ huy quân đội của Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) có kế hoạch nhóm họp ...
(Tin Tức) - Ngày 10/12, Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (ECOWAS) đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh tại thủ đô Abuja của Nigeria, trong bối cảnh khu vực bị cuốn vào ...
(CLO) Dự kiến 49,5 triệu người sẽ bị đói ở Tây và Trung Phi vào năm tới do sự kết hợp của xung đột, biến đổi khí hậu và giá lương thực tăng cao, theo Liên hợp ...
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết nước này triệu hồi đại sứ tại Niger về nước, đồng thời sơ tán toàn bộ nhân viên đại sứ quán.
(Tin Tức) - Chính quyền quân sự Niger đã yêu cầu điều phối viên Liên hợp quốc (LHQ) Louise Aubin tại nước này rời đi trong vòng 72 giờ. Động thái trên diễn ra ...
Bệnh viện 1.000 giường ở TP Naypyidaw được xác định là 'khu vực thương vong hàng loạt' sau thảm họa động đất Myanmar.
QTO - “Tất cả các loại ô tô không được sản xuất tại Mỹ sẽ phải chịu mức thuế 25%” - ông Trump phát biểu trong một sự kiện tại Phòng Bầu dục.
Kinhtedothi - Tờ Yeni Safak của Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, các cuộc tham vấn gần đây về việc nối lại Thỏa thuận Ngũ cốc Biển Đen giữa các bên liên quan đã đạt được một số kết quả tích cực.
(GT) - Thủ tướng đắc cử Srettha Thavisin, có chuyên môn vững về kinh tế, từng mong muốn Thái Lan đuổi kịp Việt Nam về các thoả thuận tự do thương mại.
(Tin Tức) - Ngày 22/8, Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo sẽ thăm nước này từ ngày 27 - 30/8 theo lời mời của người đồng cấp Trung Quốc...
(Tin Tức) - Điều phối viên đặc biệt của Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) về tiến trình hòa bình Trung Đông, ông Tor Wennesland, đã bày tỏ quan ngại về tình trạng bạo lực gia...
QTO - BRICS được kỳ vọng là đối trọng lớn nhất của Mỹ và phương Tây nên hội nghị thượng đỉnh là sự kiện quan trọng bậc nhất của tất cả thành viên.
(Tin Tức) - Đại diện Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Niger, ông Stefano Savi vừa cảnh báo cuộc khủng hoảng hiện nay đang làm gia tăng nguy cơ đối với hàng triệu trẻ em...