
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Đến với những bản làng đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô của huyện miền núi Đakrông hôm nay mới tận mắt chứng kiến sự đổi thay từng ngày ở miền đất nằm giữa núi rừng Trường Sơn hùng vĩ. Từ đói nghèo, lạc hậu, giờ đây đời sống của đồng bào Vân Kiều, Pa Kô đang từng bước được nâng cao; nhiều hộ dân được tạo cơ hội vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương…
![]() |
Cây lạc mang lại nguồn thu nhập cao cho người dân xã Triệu Nguyên, huyện Đakrông |
Để có được kết quả đó, những năm qua huyện Đakrông luôn quan tâm đến công tác giảm nghèo với việc tiếp tục phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương; huy động mọi nguồn lực để tập trung ưu tiên cho đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân; có những chính sách phù hợp để hỗ trợ cho người dân phát triển sản xuất, kinh doanh, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Nhiều chương trình, dự án đầu tư của Nhà nước như chương trình 134, 135, chương trình xóa nhà tạm bợ dột nát cho đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là Nghị quyết 30a của Chính phủ về giảm nghèo nhanh và bền vững tại 62 huyện nghèo của cả nước đã tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Đakrông có tiềm lực để vươn lên thoát nghèo bền vững. Chỉ tính riêng trong giai đoạn năm 2016 - 2018, Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a của Chính phủ đã hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực dân tộc thiểu số, miền núi xây dựng mới 16 công trình với tổng kinh phí 12.884 triệu đồng; đầu tư chuyển tiếp vốn cho 60 công trình với tổng kinh phí trên 54 tỉ đồng và đầu tư duy tu, bảo dưỡng 9 công trình với tổng kinh phí 5.519 triệu đồng.
Đối với các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, trong giai đoạn 2016 - 2018, đã hỗ trợ đầu tư xây dựng mới 26 công trình phục vụ dân sinh, phúc lợi công cộng tại các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn với tổng kinh phí 12.608 triệu đồng; đầu tư chuyển tiếp vốn cho 34 công trình với tổng kinh phí 18.846 triệu đồng và đầu tư duy tu bảo dưỡng 11 công trình với tổng kinh phí 1.705 triệu đồng… Bên cạnh đó, huyện Đakrông đã chú trọng hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo, với việc hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương; xây dựng, nhân rộng các mô hình phù hợp với thực tế địa phương như năm 2016, xây dựng mô hình nuôi lợn bản tại xã A Vao với 9 hộ dân tham gia (mô hình là điểm cung cấp lợn giống cho người chăn nuôi lợn bản trên địa bàn xã); mô hình trồng cây gỗ lớn thực hiện tại khóm A Rồng (thị trấn Krông Klang) với 4 hộ dân tham gia (mô hình là hướng đi mới trong trồng rừng theo hướng thâm canh, nâng cao sản lượng và độ che phủ rừng); mô hình trồng cây bí đỏ tại xã Đakrông với 5 hộ dân tham gia (là điểm học tập cho người dân đầu tư thâm canh cây bí đỏ và thay thế thuốc bảo vệ thực vật bằng chế phẩm sinh học); mô hình trồng cây mít Thái Lan tại thị trấn Krông Klang với 3 hộ dân tham gia…
Trong năm 2018, huyện Đakrông tiếp tục hỗ trợ xây dựng, nhân rộng nhiều mô hình như: trồng cây hương nhu có liên kết tiêu thụ sản phẩm tại xã Hướng Hiệp với 30 hộ dân tham gia; trồng cây dong riềng có liên kết tiêu thụ sản phẩm tại thị trấn Krông Klang với 21 hộ dân tham gia; chăn nuôi hươu sao có liên kết tiêu thụ sản phẩm tại xã Triệu Nguyên với 13 hộ dân tham gia…Nhiều mô hình bước đầu đã khẳng định được hiệu quả kinh tế trong thực tế và đang được huyện Đakrông nhân rộng trên địa bàn toàn huyện. Cũng thông qua Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a của Chính phủ, trong giai đoạn năm 2016 - 2018, huyện Đakrông đã hỗ trợ 1.125 hộ dân trồng mới 1.100 ha rừng sản xuất tại các xã tạo vùng rừng nguyên liệu theo quy hoạch phát triển sản xuất nông- lâm nghiệp và chuyển đổi cơ cấu sản xuất gắn với xây dựng nông thôn mới…; thực hiện lập hồ sơ giao khoán bảo vệ rừng với diện tích 2.300 ha cho 180 hộ dân nhận khoán; thực hiện đầy đủ các chính sách hỗ trợ nhận khoán cho các hộ dân được giao khoán rừng theo đúng quy định... Ngoài ra, công tác hỗ trợ nâng cao năng lực giảm nghèo cũng được huyện Đakrông chú trọng. Năm 2018, huyện đã tổ chức 5 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho 269 học viên của các thôn, bản…
Định hướng trọng tâm được huyện Đakrông đề ra trong những năm tiếp theo là tiếp tục lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, dự án và phát huy nội lực vốn có để từng bước hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, nhất là những thôn, bản đặc biệt khó khăn; tìm giải pháp mang tính đột phá để từng bước đẩy mạnh phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ…. Tin rằng với sự chung tay của cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân các dân tộc trên địa bàn, huyện Đakrông sẽ hoàn thành các mục tiêu, định hướng đề ra.
An Phong
Không nằm trong nhóm cây lâm nghiệp chính nhưng thời gian qua, cây trẩu không chỉ có vai trò phòng hộ, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, chống sạt lở đất mà ...
Đến bây giờ, nhiều giống cây trồng, vật nuôi đã được đồng bào dân tộc Pa Kô, Vân Kiều trồng trọt, chăn nuôi từ thuở lập bản, lập làng, từng là sản vật đặc sắc ...
Từ ngày xa xưa, cuộc sống của đồng bào Vân Kiều, Pa Kô giữa núi rừng miền Tây Quảng Trị luôn gắn với phương thức sản xuất nương rẫy. Ngày nay, được sự quan tâm ...
Những ngày đầu xuân Ất Tỵ 2025, trên con đường hướng về Khe Sanh miền Tây Quảng Trị, chúng tôi theo nhánh Tây đường Hồ Chí Minh, đi qua xã Hướng Phùng, huyện ...
Cách đây mấy chục năm, đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô của nhiều bản làng nằm dọc theo dòng sông Sê Pôn cứ ký thác cuộc sống khó nghèo của mình vào những cánh ...
Trong quá trình bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước, đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô luôn một lòng theo Đảng, theo Bác Hồ và đem hết sức lực, trí tuệ cống ...
Không còn trông chờ, ỷ lại vào chính sách ưu đãi của Nhà nước; chủ động trong sản xuất, tìm kiếm việc làm để nâng cao thu nhập, đó là những tư duy mới đang ...
Hơn hai mươi năm kể từ khi chia tách từ xã Hướng Lập đến nay, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Hướng Việt, huyện Hướng Hóa nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn, ...
QTO - Thời gian qua, tỉnh Quảng Trị đã tập trung các nguồn lực, ban hành các cơ chế, chính sách nhằm triển khai thực hiện có hiệu quảchính sách nhằm triển...
QTO - Trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), phát triển kinh tế được xem là yếu tố quan trọng, có vai trò quyết định trong việc nâng...
(QT) - Nhằm triển khai sản xuất hè thu 2019 đảm bảo thời vụ, đạt kết quả cao, ngành Nông nghiệp đang khẩn trương chỉ đạo, phối hợp các địa phương động viên người dân tranh thủ...
(QT) - Sau 10 năm triển khai thực hiện chương trình tiết kiệm vốn vay thôn bản với sự hỗ trợ ban đầu của Tổ chức Plan tại Quảng Trị, từ chỗ 7 xã đầu tiên thực hiện thí điểm,...
(QT) - Đakrông là huyện miền núi duy nhất của tỉnh Quảng Trị được hưởng lợi từ Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP (gọi tắt là Nghị quyết 30a) về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh...
(QT) - Huyện Triệu Phong có 3 xã vùng gò đồi là Triệu Thượng, Triệu Ái và một phần của xã Triệu Giang với diện tích hơn 16.000 ha, chiếm 4,8% diện tích đất tự nhiên toàn huyện....
(QT) - Sau 5 năm bắt tay xây dựng nông thôn mới (2011-2016) và gần 2 năm nâng chuẩn xây dựng thành xã nông thôn mới kiểu mẫu, xã Cam Chính, huyện Cam Lộ trở thành miền quê đáng...
(QT) - Với niềm đam mê nghiên cứu và trồng các loại nấm làm thực phẩm, chủ động nắm bắt thị trường, vợ chồng anh Hoàng Văn Hiệu - chị Nguyễn Thị Hải ở thôn Hiền Lương, xã Vĩnh...