{title}
{publish}
{head}
QĐND - Không nằm ngoài dự đoán, Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền của đương kim Thủ tướng Hun Sen đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc hội khóa VI của Campuchia. Chiến thắng này một lần nữa khẳng định vai trò chính trị hàng đầu của CPP tại Campuchia, cho thấy người dân xứ Chùa tháp tiếp tục gửi gắm niềm tin vào CPP để đưa đất nước vững bước trên con đường hòa bình, ổn định và phát triển.
Luật bầu cử của Campuchia quy định đảng nào giành thắng lợi với tỷ lệ 50%+1 số ghế tại quốc hội sẽ được quyền đứng ra thành lập chính phủ mới. Ngày 30-7, Reuters dẫn lời phát ngôn viên CPP Sok Eysan tuyên bố đảng này đã giành được tất cả 125 ghế của Quốc hội khóa VI. Kết quả chính thức cuối cùng sẽ được công bố vào ngày 15-8 tới. Đây cũng là sự bứt phá ngoạn mục của CPP so với cuộc bầu cử hồi năm 2013. Bởi, mặc dù chiến thắng nhưng khi đó, CPP chỉ giành được 68 trong tổng số 123 ghế tại Quốc hội khóa V. Không những vậy, kết quả này còn là thành tích cao nhất mà CPP giành được kể từ khi Campuchia tiến hành cuộc bầu cử đa đảng vào năm 1993 dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc.
Thủ tướng Samdech Techo Hun Sen (giữa), Chủ tịch đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền bỏ phiếu tại điểm bầu cử ở Phnom Penh ngày 29-7. Ảnh: TTXVN
Sở dĩ nói chiến thắng của CPP trong cuộc bầu cử Quốc hội khóa VI lần này không nằm ngoài dự đoán bởi không chỉ là một đảng cầm quyền liên tiếp qua 4 kỳ bầu cử Quốc hội Campuchia kể từ năm 1998, CPP còn đóng vai trò chủ chốt trong cuộc đấu tranh lật đổ chế độ diệt chủng Khmer Đỏ, đem lại hòa bình cho đất nước Chùa tháp. Nhiều năm qua, CPP đã đồng hành cùng người dân Campuchia trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Những “trái ngọt” mà đất nước Campuchia đạt được trong gần 40 năm qua, từ thúc đẩy hòa hợp dân tộc, bảo đảm an ninh xã hội, giảm đói nghèo cho đến kinh tế tăng trưởng 7% nhiều năm liên tục đều mang đậm dấu ấn lãnh đạo của CPP.
Ngoài những lý do kể trên, chiến thắng áp đảo của CPP một phần còn nhờ vào chính sự nhạy bén của đảng trong việc thu hút thêm cử tri ủng hộ. Trong cuộc chạy đua ngày 29-7 vừa qua, có đến hơn 46% trong tổng số 8,3 triệu cử tri đăng ký đi bỏ phiếu là những người trẻ ở độ tuổi từ 18 đến 35. Những cử tri trẻ tuổi của Campuchia được đánh giá là ngày càng có xu hướng ủng hộ sự thay đổi. Trên thực tế, CPP dường như đã đi trước một bước khi ngay từ năm 2015, sau đại hội bất thường với chủ đề “Cải cách là sự sống còn của dân tộc và của CPP”, đảng đã kịp thời có những điều chỉnh chiến lược, trong đó phải kể đến việc bầu bổ sung hàng trăm đảng viên trẻ vào Ban chấp hành trung ương. Đây được cho là bước chuyển mạnh mẽ nhằm đem lại “làn gió mới” của CPP trước các cử tri trẻ tuổi trước khi bước vào cuộc bầu cử Quốc hội khóa VI.
Sự vắng mặt của Đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia (CNRP)-đảng đối lập lớn nhất ở đất nước Chùa tháp, song bị giải thể vào cuối năm 2017 do vi phạm Luật Chính đảng sửa đổi, trong cuộc bầu cử Quốc hội khóa VI lần này cũng đem lại lợi thế nhất định cho CPP. Trong cuộc chạy đua cách đây 5 năm, CNRP từng là đối thủ lớn nhất của CPP.
Cũng cần phải lưu ý rằng, cuộc bầu cử Quốc hội khóa VI của Campuchia thu hút tới 82,71% trong tổng số hơn 8,3 triệu cử tri đăng ký tham gia bỏ phiếu. Con số này cao hơn nhiều so với con số 69,61% của cuộc bầu cử Quốc hội khóa V hồi năm 2013. Số lượng cử tri đi bầu đông đảo một mặt cho thấy người dân đất nước Chùa tháp đã lựa chọn con đường dân chủ, sử dụng quyền công dân được nêu trong hiến pháp, cũng như hưởng ứng lời kêu gọi của CPP, mặt khác nó lại “giội gáo nước lạnh” vào lời kêu gọi tẩy chay bầu cử trước đó của các cựu lãnh đạo CNRP.
Bên cạnh đó, việc Thủ tướng Hun Sen ấn định ngày bầu cử ngay từ năm ngoái để các đảng phái chính trị có nhiều thời gian chuẩn bị, cùng sự tham gia đông đảo nhất từ trước tới nay của 20 đảng phái và hơn 80.000 quan sát viên trong và ngoài nước đã góp phần xua tan những cáo buộc vô căn cứ, đồng thời tạo tính chính danh cho cuộc bầu cử Quốc hội khóa VI của Campuchia trong con mắt cộng đồng quốc tế.
Cùng với chiến thắng trong cuộc bầu cử xã-phường hồi tháng 6-2017 và cuộc bầu cử thượng viện tháng 2 vừa qua, chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử Quốc hội khóa VI tiếp tục đưa CPP lên vị trí lãnh đạo Campuchia từ cấp cơ sở ở các địa phương đến các cơ quan lập pháp và hành pháp tối cao ở trung ương, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho CPP tiếp tục triển khai những chính sách hợp lòng dân để đưa đất nước tiến bước trên con đường phát triển. Tuy nhiên, chặng đường phía trước đối với CPP nói chung và Thủ tướng Hun Sen nói riêng không chỉ trải đầy hoa hồng. Xã hội Campuchia hiện vẫn còn tồn tại nhiều mặt trái như nạn tham nhũng, bất bình đẳng thu nhập, ô nhiễm môi trường, dịch vụ công bất cập. Đây cũng là cái cớ để các phe phái đối lập và thế lực thù địch lợi dụng chỉ trích vai trò lãnh đạo của CPP suốt thời gian qua. Do đó, việc xử lý những thách thức này chính là thước đo bản lĩnh chính trị của một đảng cầm quyền như CPP trong nhiệm kỳ 5 năm tới.
Bỏ phiếu bầu cho CPP, các cử tri Campuchia đã gửi trọn niềm tin và hy vọng vào năng lực lãnh đạo của đảng để đưa đất nước Chùa tháp tiếp tục phát triển trong giai đoạn mới. Như Thủ tướng Hun Sen, Chủ tịch CPP, từng khẳng định, cán bộ, đảng viên của CPP không được “ngủ quên” trên chiến thắng mà phải đoàn kết, nhất trí, tiếp tục phục vụ nhân dân, xứng đáng với tư cách của một đảng cầm quyền. Và giờ đây, CPP cần tập trung nâng cao quyền lợi và đời sống của người dân, chống tham nhũng, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, như đã cam kết trước cử tri trong cuộc chạy đua ngày 29-7 vừa qua.
VŨ HOÀNG
VOV.VN - Thủ tướng Hun Sen đã đề cập khả năng Campuchia sẽ có Thủ tướng mới cùng Chính phủ Hoàng gia sắp thành lập, sau thắng lợi áp đảo của Đảng Nhân dân ...
Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) đang vượt trội so với các đối thủ khác trước cuộc bầu cử quốc hội sắp diễn ra vào ngày 23/7.
(VTC News) - Quốc vương Campuchia hôm 7/8 bổ nhiệm ông Hun Manet làm nhà lãnh đạo mới của đất nước, sau khi cha ông chấm dứt gần bốn thập kỷ nắm quyền.
VOV.VN - Sáng 7/1, tại thủ đô Phnom Penh, diễn ra lễ kỷ niệm 44 năm Ngày chiến thắng chế độ diệt chủng Khmer Đỏ (7/1/1979-7/1/2023), với sự tham dự của hàng ...
(QĐND) - Cách đây vừa tròn 46 năm, vào ngày 7-1-1979, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, các đơn vị Quân tình nguyện Việt Nam phối hợp với lực lượng ...
Có thể thấy, tiếp theo mạch nguồn của nền văn học cách mạng thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ với phần lớn được tạo nên từ đề tài chiến tranh và người lính, khi ...
Việt Nam - Campuchia là hai nước láng giềng hữu nghị và thân thiện, Nhân dân sớm có quan hệ đoàn kết, gắn bó, giúp đỡ nhau trong lịch sử. Trong cuộc kháng ...
Tổng thống đương nhiệm Nga, Vladimir Putin, có thể sẽ giành chiến thắng với cách biệt lớn trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới, theo dự đoán của Trung tâm ...
QTO - Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Hàn Quốc, một tổng thống đương nhiệm phải đối mặt với cáo buộc hình sự nghiêm trọng như vậy.
QTO - Trung Quốc đang triển khai một kế hoạch toàn diện nhằm xây dựng một mạng lưới truyền thông mạnh mẽ dựa trên các công nghệ tiên tiến để nâng cao khả...
(PL)- Những đảng phái mạnh nhất cuộc bầu cử Quốc hội năm nay vẫn không đủ sức thách thức ông Hunsen.
QĐND - Trong một bài viết mới đây, hãng tin BBC cho rằng khu vực Sahel của châu Phi đang trở thành chiến trường mới của cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu...
(Tổ Quốc) - Moscow đang đẩy mạnh nỗ lực hàn gắn quan hệ giữa phương Tây với chính quyền Tổng thống Syria, Assad.
ANTD.VN - Matxcơva ủng hộ xây dựng mối quan hệ văn minh với Mỹ và điều này cần thiết không chỉ đối với Nga mà cả với Mỹ, cũng như có ảnh hưởng tới tình hình trên thế giới. Đó...
TPO - Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Nhậm Quốc Cường cho biết trong năm nay Bộ trưởng Ngụy Phượng Hòa sẽ sang thăm Ấn Độ.
QĐND - Trong cuộc khẩu chiến với Mỹ gần đây, Tổng thống Iran Hassan Rouhani cảnh báo với Mỹ rằng, nước này có thể đóng cửa eo biển chiến lược Hormuz nếu Washington tiếp tục...