{title}
{publish}
{head}
Chi phí đi vay ngày càng cao cùng với việc chính phủ các nước rút lại khoản trợ cấp từ giai đoạn đại dịch Covid-19 đã khiến nhiều doanh nghiệp lao đao.
Theo dữ liệu của các tòa án Mỹ, sau một thập kỷ suy giảm, số lượng vụ phá sản doanh nghiệp hàng năm ở nền kinh tế số một thế giới tăng lên đến 30% vào tháng 9 so với cùng kỳ năm trước.
Biển hiệu "Đóng cửa" trên một số cửa hàng tại Berlin, Đức. Ảnh: The Financial Times
Tại Đức, các vụ phá sản doanh nghiệp đã tăng 25% trong giai đoạn từ tháng 1- tháng 9 so với cùng kỳ năm trước. Văn phòng Thống kê Liên bang Đức Destatis cho biết kể từ tháng 6, các vụ phá sản đã liên tục tăng mạnh so với năm 2022.
Trên toàn EU, cũng từ tháng 1- tháng 9, tình trạng mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp đã tăng 13%, đạt mức cao nhất trong 8 năm, theo Eurostat.
Neil Shearing, nhà kinh tế trưởng tại Capital Economics, nhận định lãi suất cao hơn, cùng với sự sụp đổ của các công ty “xác sống” – cụm từ nhắc tới những doanh nghiệp đang tồn tại nhờ vào sự hỗ trợ của chính phủ thời Covid-19, đã góp phần thúc đẩy xu hướng trên.
Theo các nhà phân tích, những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do tỷ lệ vỡ nợ tăng là vận tải và khách sạn.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF cho biết trong cả năm 2020 và 4 tháng đầu năm 2021, các doanh nghiệp đã vượt qua thời kỳ suy thoái kinh tế do đại dịch Covid-19 nhờ những chương trình hỗ trợ trị giá hàng chục nghìn tỷ USD.
Ông Neil Shearing cảnh báo rằng xu hướng vỡ nợ sẽ tiếp tục diễn ra khi nhiều doanh nghiệp thực hiện hoạt động đảo nợ - vay mới để trả trước một phần hoặc toàn bộ nợ cũ – với lãi suất ngày càng cao trong thời gian tới, ngay cả khi nhiều dự đoán cho rằng các ngân hàng trung ương sẽ ngừng tăng lãi suất.
Giới phân tích cho biết sự gia tăng các vụ phá sản sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế toàn cầu cũng như tăng trưởng việc làm trong thời gian tới.
Susannah Streeter, nhà phân tích cấp cao tại công ty quản lý tài sản Hargreaves Lansdown, cho biết mặc dù việc gia tăng các vụ vỡ nợ một phần do các công ty “xác sống” phải đóng cửa, những lo ngại về chính sách tiền tệ thắt chặt cũng sẽ đẩy nhiều công ty khởi nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa xuống bờ vực.
Cơ quan xếp hạng Moody dự đoán rằng tỷ lệ vỡ nợ “đầu cơ” sẽ tiếp tục tăng vào năm 2024, sau khi đạt mức 4,5% hàng năm trong tháng 10, cao hơn mức trung bình là 4,1%.
David Hamilton, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu và phân tích tại Moody Analytics, nhận định rằng hoạt động tín dụng sẽ ngày càng khó khăn hơn do lãi suất ngày càng cao hơn.
Lý giải cho nhận định trên, ông đã viện dẫn vụ vỡ nợ gần đây của Rite Aid, công ty điều hành hơn 2.300 hiệu thuốc trên 17 tiểu bang của Mỹ, cũng như những khó khăn trong thỏa thuận tín dụng giữa công ty tiêu dùng Bỉ Ideal Standard International và công ty Haya Holdco 2 của Anh.
Trong khi đó, công ty dịch vụ tài chính Allianz của Đức dự báo tốc độ gia tăng vỡ nợ trên toàn cầu sẽ đạt 10% vào năm tới, sau khi tiệm cận mức tăng 6% vào năm 2023.
Maxime Lemerle, nhà phân tích tại Allianz Research, cho biết: “Chúng tôi nhận thấy rằng tình trạng mất khả năng thanh toán đang diễn ra ở hầu hết các nơi trên thế giới”.
Tại Pháp, Hà Lan và Nhật Bản, cơ quan thống kê của các quốc gia này cho biết số vụ phá sản đã tăng hơn 30% trong tháng 10 so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi đó, một số quốc gia Bắc Âu như: Đan Mạch, Thụy Điển và Phần Lan cũng chứng kiến tỷ lệ phá sản doanh nghiệp vượt qua mức được ghi nhận trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009.
An Thái (Theo The Financial Times)
QTO - Trong bối cảnh xuất khẩu toàn cầu gặp nhiều khó khăn, ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc tiếp tục nổi lên như một điểm sáng với những thành tựu...
QTO - Các công tố viên tại Nga đã được lệnh sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) rộng rãi hơn trong cuộc chiến chống tham nhũng - theo chỉ thị của Tổng Công tố...
QTO - Ít nhất 111 người thiệt mạng trong trận động đất mạnh 6,2 độ richter ở khu vực miền núi phía Tây Bắc Trung Quốc – CCTV cho biết vào hôm thứ Ba.
(Tin Tức) - Ngày 18/12, các đặc phái viên về hạt nhân của Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã tiến hành điện đàm 3 bên sau khi Triều Tiên phóng vật thể bay được cho là tên lửa đạn đạo...
(Tin Tức) - Ngày 18/12, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã đến Israel nhằm tìm kiếm những giải pháp tháo gỡ cuộc xung đột đang ngày càng leo thang giữa Phong trào Hồi giáo...
QTO - Những công ty rời khỏi Moscow phải hứng chịu tổn thất lên đến hàng trăm tỷ USD.
QTO - Tên lửa đạn đạo đã bay một quãng đường khoảng 570 km trước khi rơi xuống Biển Nhật Bản.
(Tin Tức) - Ngoại trưởng Pháp Catherine Colonna ngày 17/12 kêu gọi áp dụng một lệnh ngừng bắn “ngay lập tức và lâu dài” đối với xung đột ở Dải Gaza, nhấn mạnh Paris “quan ngại...
QTO - Trái ngược với khả năng cao về việc Fed có thể cắt giảm lãi suất tới 3 lần trong năm 2024, những dự báo tương tự đối với Ngân hàng TƯ Anh lại khá dè dặt.
QTO - Các dữ liệu kinh tế tích cực gần đây đã làm dấy lên hy vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ đạt được mục tiêu "hạ cánh mềm". Bộ trưởng Tài...
QTO - Những tài liệu trên được cho là liên quan đến việc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016.
VOV.VN - Ukraine đang đối mặt với tình trạng cạn kiệt nguồn dự trữ đạn dược, nhân lực và thiếu sự hỗ trợ của phương Tây. Cuộc phản công mà nước này phát động cách đây 6 tháng...