Cập nhật: Thứ 7, 01/02/2014 | 11:00 GMT+7

Sắc xuân trong những làng nghề

(QT Xuân) - Dẻo thơm bánh giầy làng Đạo Làng Đạo Đầu, xã Triệu Trung (Triệu Phong, Quảng Trị) là một làng quê có truyền thống sản xuất bánh giầy từ lâu đời. Có lẽ từ khi làng lập nên thì chiếc bánh giầy đã theo chân những người khai khẩn đến vùng đất này. “Tôi không biết chiếc bánh giầy ra đời từ bao giờ nhưng từ khi tóc còn để chỏm tôi đã thấy mẹ làm trong các bữa giỗ chạp hay tết cổ truyền”, ông Lê Văn Thiên, Trưởng thôn Đạo Đầu cho hay. Làng Đạo Đầu có 325 hộ dân và hầu như ai cũng biết cách làm bánh giầy theo kiểu truyền thống. Ở đây ngay những đứa trẻ lên 10 cũng biết cách ngâm nếp, hong xôi, làm nhân đỗ xanh, gói bánh. “Đến nay làng tôi vẫn giữ nguyên phương thức, công đoạn, cách chế biến loại bánh này nên hương sắc thuở xưa không hề mai một”, anh Nguyễn Cừ, một chủ cơ sở sản xuất bánh giầy chia sẻ. Ngày nay, trong các lễ cúng hay tiệc hoan hĩ dẫu có thịt cá đủ đầy nhưng vẫn không thể thiếu món bánh giầy. Theo quan niệm dân gian xưa, bánh chưng tượng trưng cho đất, bánh giầy tượng trưng cho trời để cầu mong sự ấm êm, bình an. Quy trình làm ra một chiếc bánh giầy theo kiểu truyền thống rất nhọc nhằn, đa công, bắt đầu từ khâu chọn nguyên liệu. Theo người dân nơi đây cho biết, nếp phải được sàng kĩ lưỡng loại bỏ những hạt xấu, đất cát hay gạo lẫn rồi mới đem ngâm bằng nước giếng quê đã qua bể lọc thẩm thấu. Nếp phải ngâm trong thời gian 6 đến 7 giờ mới được vớt ra để ráo nước sau đó hong thành xôi. Khi xôi đã chín thì đổ vào cối đá và dùng chày gỗ giã ngay lúc đó. Trong khi người giã vừa đưa chày lên thì người còn lại phải nhúng cả 2 bàn tay mình vào nước ấm để vuốt xôi đang dính vào chày. Cứ thế 30 phút sau thì một mẻ xôi chuyển thành bột rất nhuyễn.

Làm hương phục vụ tết

Xoa bàn tay đang đỏ ửng vì nhúng vào nước ấm nhiều lần, chị Hoa, một chủ cơ sở sản xuất bánh giầy, lý giải. “Phải nhúng tay vào nước ấm để dễ vuốt xôi đang dính vào chày hơn và tránh cho bột không bị nhão. Nếu dùng nước nguội thì không những không vuốt xôi ra khỏi chày được mà còn làm hỏng bột. Vì thế mà người vuốt bột phải thường xuyên thay nước ấm trong quá trình giã xôi”. Kế tiếp là khâu làm nhân bánh, đậu xanh được làm sạch vỏ bằng nước nóng sau đó hầm chín tới, cho vào giã nhuyễn rồi nêm gia vị theo yêu cầu của khách hàng và cuối cùng là dùng tay vo thành từng viên nhỏ. Kế tiếp là người làm bánh phải rửa tay bằng nước vôi để sát khuẩn và tránh dính khi vo bánh chứ tuyệt đối không dùng các loại xà phòng, nước rửa tay thông thường. Trong quá trình làm bánh, người dân nơi đây không dùng dầu ăn hàng ngày để xoa tròn chiếc bánh mà dùng dầu lạc. Bởi theo lý giải của họ thì chỉ có loại dầu này mới không bị dính tay và cho màu sắc bánh luôn đẹp mắt. Nếu dùng dầu ăn bình thường thì sẽ dính tay, làm lỗ chỗ bề mặt và bánh khô rất nhanh. Nhờ kỳ công trong khâu chuẩn bị lẫn những kinh nghiệm gia truyền nên bánh giầy làng Đạo Đầu luôn tạo ra một thương hiệu riêng biệt so với bánh giầy trên thị trường. Hương tết Đông Định, Tam Hiệp Đông Định là một khu phố nhỏ thuộc thị trấn Cam Lộ và Tam Hiệp là ngôi làng thuộc xã Cam Thủy (huyện Cam Lộ). Ngày xưa nhắc đến Đông Định, Tam Hiệp là nhiều người nghĩ đến ngay làng nghề truyền thống chuyên sản xuất hương (nhang). Ngày nay dẫu nghề đã mai một dần nhưng người dân nơi đây vẫn giữ được nét đẹp truyền thống mà cha ông để lại. Mỗi độ xuân về, họ thường không mua sắm hương trên thị trường mà rủ nhau lên rừng hái cây lâu lâu, vỏ bời lời, lột vỏ cây trèng, kiếm thêm khúc tre lồ ô về làm hương thắp tết. Thắp một nén hương trên bàn thờ tổ tiên từ lâu đã trở thành một nét sinh hoạt văn hóa không thể thiếu của người Việt. Nó như chiếc cầu nối vô hình mà thiêng liêng, gắn chặt những tâm hồn hiện hữu với cõi tâm linh của đất trời. Nghề làm hương ở những ngôi làng này có từ lâu đời và nổi tiếng bởi đó là loại hương trầm, hương lâu lâu, hương quế có mùi không thể lẫn vào đâu được. Người làm hương ở đây tuyệt đối không sử dụng bất kỳ hóa chất hay thiết bị công nghiệp nào mà chỉ làm theo phương thức thủ công. Cũng chính vì thế mà hương họ làm ra dù rất chất lượng vẫn không cạnh tranh nổi với hương sản xuất theo công nghiệp giá rẻ. Vì lẽ đó mà nghề truyền thống đã mất dần chỗ đứng và đi đến mai một dần. Bây giờ về làng nghề này chỉ lác đác vài ba hộ còn sản xuất hương theo kiểu truyền thống quanh năm. Ấy thế nhưng cứ hễ tết đến xuân về là người dân nơi đây lại rủ nhau lên rừng kiếm nguyên liệu về làm hương thắp tết. Hương tết của người dân Đông Định, Tam Hiệp mùi nhẹ dịu, sâu lắng mà ấm áp lạ thường. Chị Nguyễn Thị Uyên, chủ cơ sở sản xuất hương Chiến Uyên cho biết: “Chúng tôi làm nghề này đã gần 20 năm nhưng chưa bao giờ phá vỡ cách làm truyền thống. Tuy không lãi nhiều như làm hương công nghiệp nhưng đổi lại chúng tôi có thương hiệu riêng cho mình”.

Sản xuất mứt gừng ở thôn Mỹ Chánh

Ông Nguyễn Dự và bà Nguyễn Thị Cháu kể cho chúng tôi nghe công đoạn làm hương truyền thống: “Khi đã lên rừng kiếm xong nguyên liệu, chúng tôi sẽ văm cây lâu lâu, cây quế, vỏ trèng ra thành nhiều khúc nhỏ và tách biệt chúng ra. Sau đó phơi khô rồi đem xay thành bột. Chân hương phải là tre lồ ô già để dễ cháy mà lại làm chắc thân hương. Khi làm thì nhào bột theo ý muốn rồi dùng tay xoa tròn đều lên thân hương đã được nhuốm chân đỏ. Công đoạn cuối cùng là đợi hương bám chắc vào thân tre rồi đem phơi”. Trải qua bao thăng trầm và chẳng còn mấy ai lấy nghề làm hương truyền thống mưu sinh nhưng nén hương tết của người dân Đông Định, Tam Hiệp vẫn giữ được mùi thơm tự nhiên, đặc trưng mà ít làng hương nào sánh được. Nghề làm mứt gừng ở Mỹ Chánh Nằm sát tuyến Quốc lộ 1A về phía nam của huyện Hải Lăng, làng Mỹ Chánh có vị trí giao thương thuận lợi. Từ xưa, khi làng Mỹ Chánh được lập thì nghề làm mứt gừng nơi đây cũng ra đời. Đến nay, trải qua hàng trăm năm tồn tại, tuy số hộ gia đình tham gia làm mứt gừng vào dịp tết có giảm đi nhưng tâm huyết với nghề truyền thống của cha ông vẫn được nhiều người gìn giữ và phát triển. Chúng tôi đến thăm bà Lê Thị Giao, 60 tuổi, chủ một cơ sở làm mứt gừng có tiếng và quy mô ở Mỹ Chánh. Thời điểm này, trong cơ sở làm mứt của bà đã có khoảng 15 nhân công đang tất bật làm việc. Mỗi người mỗi công việc từ thái gừng, rửa gừng, tẩm ướp, rim, sấy khô… Trong không khí nhộn nhịp những ngày giáp tết quyện với mùi mứt gừng thơm nồng khiến ai cũng phấn khích, vui tươi. Tùy theo công việc, những người làm công sẽ được trả từ 100-200.000 đồng/ngày/người. Chị Nguyễn Thị Dung, người làm công thường xuyên ở cơ sở bà Giao phấn khởi nói: “Năm nào tôi cũng qua làm cho cơ sở chị Giao. Cuối năm nông nhàn nên có được việc làm như thế này cũng vui mà có thêm thu nhập dể lo tết cho gia đình”. Bà Giao là chủ cơ sở nhưng cũng xắn tay vào công việc như mọi người. Bà phụ trách việc chọn lựa gừng tươi trực tiếp cũng như chỉ đạo chung các khâu làm mứt. Bà Giao vui vẻ cho biết: “Năm nào cuối năm công việc cũng bận rộn hết, suốt ngày quần quật với gừng, mứt. Tuy vất vả nhưng ai cũng vui và nhiệt tình với công việc. Tôi đã biết làm mứt từ hồi còn nhỏ, khi đó gia đình tôi làm mứt nhiều lắm. Hiện nay, việc làm mứt không chỉ góp phần gìn giữ nghề của tổ tiên mà còn tạo thu nhập cao cho người dân chúng tôi mỗi dịp cuối năm”. Những năm trước, vào mùa tết, gia đình bà Giao làm được khoảng 10 tấn mứt, chủ yếu cung cấp cho khách quen. “Nghề này phụ thuộc vào thị trường và nguyên liệu. Nếu thị trường tiêu thụ tốt, nguyên liệu dồi dào thì không có sức mà làm. Năm nay gia đình tôi dự định làm số lượng như năm ngoái thôi. Tính ra, dù chỉ làm khoảng hơn 1 tháng nhưng cũng kiếm được vài chục triệu, ăn tết thoải mái cháu à”, bà Giao nói thêm. Cạnh cơ sở của bà Giao, cơ sở làm mứt gừng của gia đình anh Hồ Văn Tuấn không khí cũng nhộn nhịp không kém. Sau khi chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, tẩm ướp gừng xong, nhóm người làm ở cơ sở anh Tuấn bắt đầu nhóm lửa rim mứt. Những chiếc bếp lửa nhỏ được cời than sau đó cho lên những chiếc thau nhỏ đựng gừng tươi tẩm đường để trộn. Sau chừng 15 phút, những mẻ mứt gừng bắt đầu cô lại thì cho ra bàn đã được lót giấy để đến công đoạn đảo lại cho khô. “Năm nay nguyên liệu gừng tươi có tăng lên nên giá đầu ra của sản phẩm mứt gừng cao hơn, khoảng 45.000 đồng/kg (năm 2012 là 38.000 đồng). Gia đình tôi làm chủ yếu cung cấp cho khách quen nên cũng yên tâm đầu ra. Mấy ngày nay đã có xe về lấy mứt rồi, chúng tôi làm đến khoảng ngày 28 tháng chạp mới nghỉ. Những ngày tới, các quầy hàng ngoài Quốc lộ 1A cũng sẽ bày bán mứt gừng Mỹ Chánh, tết đã đến cận kề rồi nên ai cũng cố gắng chạy đua để kiếm thêm thu nhập”. Cũng như gia đình bà Giao, anh Tuấn, thời điểm này hàng chục hộ dân làng Mỹ Chánh cũng đã hối hả bước vào mùa làm mứt tết thường niên. Trong những con hẻm khá chật hẹp đặc trưng của làng Mỹ Chánh, mùi thơm cay nồng của mứt gừng Mỹ Chánh đã tràn ngập. Được gắn bó với nghề truyền thống của cha ông, lại tạo được thu nhập trong những ngày cuối năm nên ai ai cũng háo hức, vui mừng. Bài, ảnh: PHÚ HẢI - ĐỨC VIỆT



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Hiệu quả các nghề truyền thống, làng nghề
22:29 15/08/2022

Trong những năm qua, công tác phát triển các nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống ở huyện Hải Lăng đã có những chuyển biến tích cực, góp phần ...

Làng mứt gừng Mỹ Chánh hối hả vào vụ Tết
22:20 31/01/2024

Những ngày này, đến làng mứt gừng Mỹ Chánh, xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng, chúng ta dễ dàng bắt gặp không khí sản xuất sôi động. Người người, nhà nhà tất bật, ...

Quan tâm phát triển làng nghề ở Hải Lăng
22:54 14/08/2023

Nhằm giữ gìn và phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao thu nhập cho người dân, thời gian qua, huyện Hải Lăng quan tâm bảo tồn và phát triển ...

Gìn giữ Tết truyền thống
21:58 18/01/2023

Xu hướng bảo tồn văn hóa Tết truyền thống những năm gần đây đang được khôi phục khá sâu đậm. Việc người dân đi đón Tết ở những nơi xa ngày càng ít; họ chọn ở ...

Nồng thơm mứt gừng Mỹ Chánh
22:00 21/01/2023

Những ngày cuối năm, có dịp đến thăm làng nghề mứt gừng Mỹ Chánh ở xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng, mới cảm nhận được không khí nhộn nhịp, tất bật chuẩn bị cho ...

Tháng Chạp về
22:45 12/01/2024

Khi những cơn mưa miền Trung của quê tôi bắt đầu thưa thớt, nắng hanh cuối đông xuất hiện là lúc tháng Chạp về. Tôi thong thả chạy xe ra phố. Hương Tết bắt đầu ...

Ngang qua chiều cuối năm
05:56 18/01/2023

Thêm một chiều cuối năm! Mưa giăng bên ngoài hiên cửa, gió làm cong vút cả ngọn dâu da đầu ngõ. Phố nhỏ liêu xiêu! Tôi hé mắt qua khe cửa nhìn ngọn đèn đường ...

Đông Hà phát triển nông nghiệp đô thị

Đông Hà phát triển nông nghiệp đô thị
10:05 tối qua

QTO - Để nâng cao chất lượng, giá trị sản xuất nông nghiệp, thành phố Đông Hà đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, qua đó tạo động lực thúc đẩy...

Đất nở hoa

Đất nở hoa
08:35 30/01/2014

(QT Xuân) - Đến giờ này, vết tích của cơn bão số 10 vẫn còn hiện hữu rõ trên những vườn cao su huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị). Mùa đông, cao su trút lá càng khiến vườn cây sau bão...

Hàng Việt đến với mọi nhà

Hàng Việt đến với mọi nhà
08:35 30/01/2014

(QT Xuân) - Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, hàng ngoại chiếm ưu thế về chất lượng, mẫu mã và khả năng tài chính tràn ngập thị trường trong nước, thì người Việt Nam ưu...

Xuân về trên những vùng nông thôn mới

Xuân về trên những vùng nông thôn mới
08:34 30/01/2014

(QT Xuân) - Không khí xuân dường như đến sớm hơn trên những vùng quê thực hiện xây dựng xã điểm nông thôn mới (NTM). Những bức tranh quê mới đang dần hiện ra với những sắc màu...

Còn chồi nảy cây

Còn chồi nảy cây
06:38 28/01/2014

(QT) - Ngày cuối năm, tôi cùng những nông dân đi lại thẫn thờ và thật xót xa trước hàng dãy cây cao su bị gãy đổ sau cơn bão số 10 năm 2013. Phải cần nhiều thời gian nữa, những...

Thời tiết

20°C - 24°C
Nhiều mây, có mưa vừa
  • 18°C - 24°C
    Nhiều mây, có mưa dông
  • 17°C - 22°C
    Nhiều mây, có mưa, mưa rào
POWERED BY
Việt Long