Cập nhật: Thứ 4, 29/01/2014 | 09:39 GMT+7

Thiết lập "cầu nối" giữa sản xuất - tiêu thụ và chế biến nông sản

(QT) - Hiện nay Quảng Trị có trên 16.000 ha cao su, sản lượng đạt 14.350 tấn mủ; gần 5.000 ha cà phê, sản lượng trên 7.300 tấn cà phê nhân; trên 3.000 ha chuối cho sản lượng gần 40.000 tấn; khoảng 2.000 ha hồ tiêu cho sản lượng gần 2.000 tấn và các loại rau củ quả khác. Ngoài ra còn có khoảng 4.700 ha mía, lạc, vừng, thuốc lá…trong đó chủ yếu là lạc gần 4.500 ha, sản lượng hàng năm khoảng 8.100 tấn; các loại cây lương thực (sắn, khoai, lúa, ngô) là 61.000 ha, trong đó chủ yếu là lúa trên 44.000 ha sản lượng đạt gần 240.000 tấn; gần 11.000 ha sắn, sản lượng khoảng 170.000 tấn. Đối với vật nuôi, sản lượng thịt hơi các loại xuất chuồng đạt khoảng 30.000 tấn/năm. Tuy nhiên hoạt động tiêu thụ nông sản vẫn theo hướng tự phát, được thực hiện chủ yếu thông qua việc thu mua trực tiếp tại nơi thu hoạch của các tiểu thương, các cơ sở sản xuất hoặc thông qua các đại lý, các chợ. Trên địa bàn tỉnh có gần 100 chợ các loại là nơi buôn bán, trao đổi hàng hóa, đóng vai trò cầu nối để cung cấp các loại rau, củ, quả, thịt cá đến với người tiêu dùng. Các nông sản như: chuối, đậu đỗ các loại, hạt tiêu chỉ bán tươi hoặc qua sơ chế và tiêu thụ thông qua các tiểu thương làm đại lý; khả năng thu mua biến động theo giá cả từng vụ… Nhìn chung, cơ sở vật chất kỹ thuật của phần lớn các chợ trên địa bàn bước đầu đã được đầu tư, cơ bản đáp ứng nhu cầu trao đổi, giao lưu hàng hoá của nhân dân.

Tinh bột sắn thương hiệu Sê pôn của Công ty TNHH MTV Thương mại Quảng Trị rất được thị trường ưa chuộng

Tuy nhiên, tính tự túc trong ngành sản xuất nông nghiệp còn cao. Thị trường hàng hoá và số người kinh doanh buôn bán, dịch vụ tăng nhanh nhưng mang tính chất tự phát, phân tán, quy mô nhỏ, vốn ít, mua bán qua nhiều tầng nấc trung gian. Chưa thiết lập được mối liên hệ lâu dài giữa sản xuất nông sản với lưu thông, giữa bán buôn và bán lẻ để tạo điều kiện thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hoá. Vấn đề thu mua nguyên liệu nông sản phục vụ công nghiệp chế biến trên địa bàn đã được các cấp, các ngành và doanh nghiệp quan tâm. Đến thời điểm hiện tại có khoảng 13 cơ sở thu mua chế biến cà phê với tổng công suất thiết kế trên 90.000 tấn cà phê tươi/năm (tương đương 15.000 tấn cà phê nhân/năm) thu mua hết sản lượng cà phê hàng năm trên địa bàn huyện Hướng Hóa. Tuy nhiên, công tác đầu tư chế biến sâu, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm chưa được quan tâm đầu tư. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 2 cơ sở chế biến tinh bột sắn, đó là Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa và FOCOCEV Quảng Trị tổng công suất thiết kế trên 300.000 tấn nguyên liệu/năm. Nguồn nguyên liệu của nhà máy được cung cấp từ các vùng sản xuất tập trung trong tỉnh và thu mua thêm từ Quảng Bình và Hà Tĩnh. Tuy nhiên vào mùa vụ, các nhà máy phải hoạt động hết công suất mới tiêu thụ hết sản lượng cho bà con. Đối với sản phẩm mủ cao su, có trên 10 cơ sở thu mua và chế biến mủ cao su công suất thiết kế trên 30.000 tấn/năm, hàng năm thu mua và chế biến khoảng 12 - 14 ngàn tấn mủ trên địa bàn và các tỉnh lân cận. Các cơ sở xay xát, đánh bóng lúa gạo đang hoạt động với sản lượng chế biến hàng năm đạt 15.000 - 20.000 tấn gạo chất lượng cao cung ứng cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Một số cơ sở có quy mô lớn như cơ sở kinh doanh và chế biến lương thực Hoành Huệ, Hùng Oanh, Hiệt Thinh tại điểm công nghiệp Ba Bến, thị xã Quảng Trị, tổng công suất thiết kế 8 tấn/giờ, sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Vậy nhưng khó khăn lớn nhất mà nông dân trong tỉnh đã và đang phải đối mặt đó là sự bị động, thiếu ổn định trong khâu tiêu thụ, nên lúc nào cũng canh cánh nỗi lo “được mùa mất giá”. Sở dĩ “đầu ra” cho nông sản luôn khó khăn là bởi trong thời gian qua việc tiêu thụ nông sản còn thả nổi, chưa được quan tâm thích đáng. Tỷ lệ tiêu thụ nông sản qua hợp đồng còn thấp. Bên cạnh đó, khâu chế biến nông sản sau thu hoạch còn hạn chế. Phần lớn nông sản trong tỉnh hiện còn xuất bán ở dạng thô, chất lượng không đồng đều nên giá thấp, thiếu sức cạnh tranh, chưa tạo được thị trường bền vững. Do thiếu quan tâm đến công tác bảo quản nông sản sau thu hoạch nên vào thời điểm thu hoạch rộ, hàng nông sản không những bị thương nhân ép giá mà tỷ lệ hao hụt, biến chất còn cao làm giảm chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế. Việc sản xuất nhỏ lẻ, manh mún đang là nguyên nhân khiến cho ranh giới giữa sản phẩm sạch, chất lượng cao và sản phẩm không sạch, chất lượng thấp chưa được phân biệt rõ khiến nông sản khó tiêu thụ. Nhằm hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản, về lâu dài cần mở rộng mô hình liên kết chặt chẽ, gắn sản xuất với tiêu thụ và chế biến nông sản. Các doanh nghiệp cần tổ chức tốt mạng lưới tiêu thụ nông sản cho nông dân, không để tư thương thao túng. Cần huy động mọi nguồn lực để tập trung hỗ trợ đầu tư vào sản xuất, chế biến sâu các sản phẩm xay xát lương thực, sản xuất bún, bánh, đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Xây dựng một số dây chuyền giết mổ, chế biến, đông lạnh thịt gia súc, gia cầm với quy mô phù hợp đảm bảo vệ sinh thực phẩm, môi trường. Nghiên cứu, kêu gọi đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất chế biến tinh dầu lạc. Ổn định sản xuất, đầu tư chiều sâu và phát huy hết công suất 2 nhà máy chế biến tinh bột sắn hiện có, có hướng nghiên cứu đầu tư sản xuất cồn từ sắn. Ổn định sản xuất và tiếp tục đầu tư máy móc thiết bị công nghệ tiên tiến trong đó có các khâu xát vỏ, phân loại hạt để tăng năng lực và hiệu quả của các cơ sở chế biến cà phê hiện có. Thu hút đầu tư xây dựng cơ sở chế biến sâu, đa dạng hóa các sản phẩm bao gồm cà phê rang, cà phê bột, cà phê hòa tan, cà phê đóng lon... đáp ứng nhu cầu của thị trường. Đối với lĩnh vực chế biến cao su, tập trung vào đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm để mở rộng xuất khẩu không chỉ dừng lại ở thị trường truyền thống mà cần hướng đến thị trường châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc... Kêu gọi, thu hút đầu tư chế biến các sản phẩm từ cao su nhằm nâng cao giá trị gia tăng. Đặc biệt trong thời gian tới các cấp, các ngành cần có chính sách cụ thể để khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến, sản xuất hàng hoá tiêu dùng từ nông sản, giảm dần xuất khẩu nguyên liệu thô để nâng cao giá trị hàng hóa nông sản. Bài, ảnh: HỒ NGUYÊN KHA



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Nâng tầm sản phẩm nông nghiệp chủ lực
22:30 14/03/2025

Với điều kiện tự nhiên và xã hội thuận lợi, thời gian qua, ngành nông nghiệp và các địa phương đã tập trung phát triển đa dạng nhiều loại cây trồng, vật nuôi ...

Phát triển cà phê bền vững
00:15 01/01/2025

Những năm gần đây, thay vì sản xuất đơn canh theo truyền thống, nhiều hộ trồng cà phê trên địa bàn huyện Hướng Hóa chuyển đổi sang mô hình cà phê sinh thái, ...

Còn chồi nảy cây

Còn chồi nảy cây
06:38 28/01/2014

(QT) - Ngày cuối năm, tôi cùng những nông dân đi lại thẫn thờ và thật xót xa trước hàng dãy cây cao su bị gãy đổ sau cơn bão số 10 năm 2013. Phải cần nhiều thời gian nữa, những...

Sắn được mùa, tết no ấm

Sắn được mùa, tết no ấm
09:23 27/01/2014

(QT) - Những ngày cận Tết Nguyên Đán, đến với xã Thuận (Hướng Hóa, Quảng Trị) chúng ta sẽ được hòa mình trong bầu không khí lao động hết sức khẩn trương của người dân nơi đây....

Trù phú nơi miền Tây Triệu Phong

Trù phú nơi miền Tây Triệu Phong
09:23 27/01/2014

(QT) - Miền đất Tây Triệu Phong bây giờ trở nên trù phú với những vườn cây cao su, rừng tràm hoa vàng, keo tai tượng trải dài ngút tầm mắt...Hai bên con đường dẫn lên vùng kinh...

Nhọc nhằn bán hoa đêm giữa Sài Gòn

Nhọc nhằn bán hoa đêm giữa Sài Gòn
06:16 27/01/2014

(TNO) - Ở những chợ hoa tại TP.HCM người ta dễ dàng bắt gặp những người bán hoa Tết ngủ vùi giữa những chậu hoa, hay có người vẫn miệt mài bó hoa giữa đêm trong những ngày giáp Tết.

POWERED BY
Việt Long