Cập nhật: Thứ 2, 27/01/2014 | 16:23 GMT+7

Trù phú nơi miền Tây Triệu Phong

(QT) - Miền đất Tây Triệu Phong bây giờ trở nên trù phú với những vườn cây cao su, rừng tràm hoa vàng, keo tai tượng trải dài ngút tầm mắt...Hai bên con đường dẫn lên vùng kinh tế mới dù vẫn còn lầy lội vào mùa mưa là những ngôi nhà khang trang, kiên cố, đầy đủ tiện nghi của nhiều cư dân vốn là dân của 2 xã Triệu Thượng, Triệu Ái và một phần của xã Triệu Giang (Triệu Phong) cách đây 21 năm (khoảng năm 1992) từng được xem là “nghèo đến mức không thể nghèo hơn” bởi thiếu ruộng đất sản xuất trên chính quê hương mình nên họ phải lên vùng đất mới đểl ập nghiệp... Từ thị trấn Ái Tử, anh Hồ Ngọc Ánh, Bí thư Đảng ủy xã Triệu Ái và anh Lê Hài, Chủ tịch Hội Nông dân xã nhiệt tình dẫn chúng tôi ngược lên vùng kinh tế mới Tây Triệu Phong với 3 thôn gồm Tràng Sòi, Trung Long, Liên Phong trong một ngày trời mưa tầm tã. Trước khi lên đường, anh Hồ Ngọc Ánh cho biết, 3 thôn kinh tế mới được thành lập năm 1992, theo chủ trương di giãn dân thuộc chương trình 327. Vào thời điểm đó các cấp chính quyền đã có những biện pháp tuyên truyền vận động, hỗ trợ cho bà con lên vùng kinh tế mới để lập nghiệp như mỗi hộ gia đình được hỗ trợ 6 tháng tiền ăn; 1,2 triệu đồng để làm nhà cũng như hỗ trợ về giống cây trồng và đất đai sản xuất. Vào thời điểm đó khoảng 300 hộ dân đã lên vùng kinh tế mới, nhưng vì vùng đất này còn tồn tại không ít khó khăn như điện, đường, trường, trạm, chợ đều chưa có. Một số bà con vì thấy cuộc sống quá khó khăn nên đã bỏ về, hiện nay số hộ còn bám trụ lại được là 67 hộ trong cả 3 thôn.

Anh Lê Du, thôn Liên Phong bên 6 ha cao su của gia đình

Gặp anh Lê Du, thôn Liên Phong (là một trong những người đầu tiên lên định cư ở vùng kinh tế mới) khi anh đang đi kiểm tra vườn cao su rộng 6 ha của mình. Anh cho biết, quê gốc của anh ở làng Nại Cửu (xã Triệu Đông), vì cuộc sống ở quê cũ quá khó khăn nên anh chuyển lên đây lập nghiệp. Lúc đó, vùng này toàn cỏ tranh và cây bụi, khí hậu khắc nghiệt. Để khai thác đất đai, việc phải ngủ rừng, ăn cơm vắt đối với anh là chuyện bình thường. Có những lúc cuộc sống quá khó khăn anh phải đi làm thuê như bốc gỗ, tước vỏ tràm, bứt tranh… để kiếm tiền nuôi sống gia đình. Tuy nhiên trong khi nhiều người nản chí quay về thì gia đình anh vẫn kiên quyết bám trụ. Trời không phụ công người, hiện nay gia đình anh đã có 6 ha cao su, trên 10 ha tràm, mỗi năm sau khi trừ các khoản chi phí cho thu nhập không dưới 500 triệu đồng. “Trước đây khu kinh tế mới chưa có đường nhựa, việc đi lại, giao thương cực kỳ khó khăn; trường học không có nên những người dân muốn bám trụ được phải gửi con đi trọ học, đối với con nhỏ thì phải gửi ở nhà ông bà ở quê cũ. Hàng ngày, chồng lên nương đi làm thì vợ phải xuống chăm con, chợ búa lại không có, nhiều khi dành một ngày đi chợ để mua thức ăn cho cả tháng. Nhưng giờ thì cuộc sống ổn định rồi, có đường đi, xe của tiểu thương lên tận nơi để mua và bán hàng cho bà con”, anh Nguyễn Văn Lâm là một gia đình khá giả nhờ phát triển trồng rừng tại thôn Trung Long đã nói như vậy khi chúng tôi đến thăm gia đình anh. Trao đổi với chúng tôi, anh Lê Hài, Chủ tịch Hội Nông dân xã cho biết: Hiện nay trung bình 75% hộ gia đình ở vùng kinh tế mới Tây Triệu Phong có từ 5-7 ha cao su, 13-15 ha rừng tràm. Bên cạnh đó, chính quyền cũng tiến hành hỗ trợ về cỏ, giống, kỹ thuật để phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, đưa tổng số đàn bò của toàn xã Triệu Ái lên 1.037 con. Có những gia đình phát triển chăn nuôi cho hiệu quả cao như hộ ông Nguyễn Các ở thôn Tràng Sòi với mô hình kết hợp: 100 ha rừng, 11 ha cao su, trang trại nuôi bò, gà, lợn; gia đình chị Nguyễn Thị Kim Liên ở thôn Trung Long nuôi 30 con bò kết hợp trồng 18 ha rừng; anh Trương Văn Thảo, nuôi hàng ngàn con gà, kết hợp trồng thêm trên 25 ha tràm... Sau khi trừ các chi phí, những hộ dân này thu nhập mỗi năm lên đến 500-600 triệu đồng. “Ngày xưa có thể họ là những hộ nghèo, nhưng bây giờ nhiều người dân ở vùng kinh tế mới này đủ sức sắm ô tô, xây nhà lầu”. Anh Lê Hài hồ hởi nói. Khi nói về việc khai thác nguồn lợi từ cây cao su, chị Lê Thị Nguyệt, thôn Liên Phong kể: “Trước khi quyết định trồng cây cao su, gia đình tôi tiến hành trồng tràm, vì tràm vốn đầu tư ít, thu lợi nhanh, sau đó mới quy hoạch diện tích cây cao su xen với rừng tràm cho phù hợp, để tránh gió bão. Nhờ vậy diện tích cao su của gia đình tôi cũng như những gia đình trong cả 3 thôn đều được rất nhiều diện tích rừng phòng hộ che chở”. Với những bước đi chắc chắn của mình, hiện gia đình chị Nguyệt nắm trong tay nguồn lợi bền vững từ 8 ha cao su cộng với 5 ha rừng tràm, thu nhập mỗi năm lên đến hàng trăm triệu đồng. Anh Lê Hài cho biết thêm, sau cơn bão số 10, 11 vừa qua, trong khi nhiều nơi, nông dân lâm vào tình trạng khốn đốn vì cao su bị gió bão tàn phá, nhưng toàn xã Triệu Ái chỉ có 100 cây cao su bị gãy trên tổng số diện tích là 450 ha. Đó là nhờ bà con quy hoạch trồng cao su kết hợp bảo vệ, khai thác một cách hợp lý các loại rừng phòng hộ, hạn chế được mức thấp nhất thiệt hại do bão gây ra. “Dù đường sá xa xôi, đi lại khó khăn nhưng việc học hành của học sinh ở đây vẫn luôn được chú trọng, cả ba thôn kinh tế mới không có một cháu nào bị thất học. Như gia đình tôi tài sản quý nhất vẫn là ba đứa con được học hành đầy đủ, trong đó cháu đầu chuẩn bị tốt nghiệp đại học âm nhạc, hai cháu sau đang học cấp ba và cấp hai”- đó là tâm sự của anh Lê Du ở thôn Liên Phong khi chia tay với chúng tôi. Chính từ mảnh đất khắc nghiệt nghèo khó ngày trước, bằng bàn tay lao động cần cù, chịu thương, chịu khó, họ đã tự xây dựng cho mình một cuộc sống ấm no, giàu có. Bài ảnh: TIẾN TÂN – NGÔ THỦY



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Khởi sắc nơi miền Tây Gio Linh
22:30 27/08/2024

Những con đường đất đỏ lầy lội được trải nhựa thẳng tắp; du lịch, dịch vụ phát triển, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan, trải nghiệm; ...

Những “triệu phú” mang họ Bác Hồ
01:30 18/11/2024

Với những chính sách đầu tư, hỗ trợ của Đảng và Nhà nước cho vùng dân tộc miền núi, cùng tinh thần chịu khó học hỏi, nỗ lực vươn lên, thời gian qua, trên địa ...

Xứ Cùa trù phú
21:55 02/09/2022

Từ thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ, muốn vào Cùa phải di chuyển theo con đường độc đạo len lỏi giữa trùng điệp núi đồi, hai bên là rừng keo lai xanh rì. Vượt qua ...

Những triệu phú họ Hồ
03:40 06/07/2023

Thời gian qua, cùng với những chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước, sự quan tâm chỉ đạo kịp thời từ cấp ủy, chính quyền các cấp, cộng đồng người ...

Linh Trường khai thác thế mạnh kinh tế rừng
22:15 11/09/2022

Xác định rõ thế mạnh là phát triển trồng rừng kinh tế, những năm qua, xã Linh Trường (Gio Linh) luôn quan tâm đến phát triển rừng trồng bằng việc đưa ra nhiều ...

Người chinh phục vùng Đồng hoang

Người chinh phục vùng Đồng hoang
3 giờ trước

QTO - Cách đây 22 năm, nếu ai đó nói đến chuyện trồng trọt hay lập nghiệp ở vùng Đồng hoang, một vùng đất thấp trũng, hoang hóa, đầy lau sậy và phèn đỏ thì...

Nhọc nhằn bán hoa đêm giữa Sài Gòn

Nhọc nhằn bán hoa đêm giữa Sài Gòn
06:16 27/01/2014

(TNO) - Ở những chợ hoa tại TP.HCM người ta dễ dàng bắt gặp những người bán hoa Tết ngủ vùi giữa những chậu hoa, hay có người vẫn miệt mài bó hoa giữa đêm trong những ngày giáp Tết.

Niềm vui cuối mùa câu

Niềm vui cuối mùa câu
07:56 26/01/2014

(QT) - Cuối năm, biển Cửa Tùng (Vĩnh Linh, Quảng Trị) trở nên rét lạnh, trời âm u, mọi hoạt động mưu sinh tại thị trấn dường như chậm lại. Tuy vậy, trong cái rét căm của xứ...

Nỗ lực trong phong trào xây dựng nông thôn mới

Nỗ lực trong phong trào xây dựng nông thôn mới
05:47 24/01/2014

(QT) - Vĩnh Linh (Quảng Trị) là một huyện có nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, 70% lao động là nông dân, 80% dân cư sống ở vùng nông thôn....

Hải Lăng tích cực gieo cấy lúa đông xuân

Hải Lăng tích cực gieo cấy lúa đông xuân
05:29 23/01/2014

(QT) - Những ngày này, dù thời tiết vẫn chưa thuận lợi nhưng nông dân huyện vùng trũng Hải Lăng (Quảng Trị) đã hối hả ra đồng làm đất, nhổ mạ chuẩn bị cho vụ gieo cấy lúa đông...

Hàng tết đến với mọi nhà

Hàng tết đến với mọi nhà
05:29 23/01/2014

(QT) - Những ngày cuối năm, sức mua trên thị trường đã bắt đầu tăng mạnh. Dạo một vòng quanh các chợ, siêu thị, cơ sở kinh doanh... không khí mua sắm tết diễn ra sôi động, nhộn...

Thời tiết

25°C - 34°C
Có mây, có mưa rào và dông
  • 27°C - 36°C
    Ít mây, trời nắng nóng
  • 28°C - 35°C
    Ít mây, trời nắng nóng
POWERED BY
Việt Long