{title}
{publish}
{head}
Mới đây, tại thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh vừa tổ chức hội thảo tham vấn cộng đồng đề án nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch gắn kết trải nghiệm cà phê tại Quảng Trị và công bố sản phẩm du lịch Khe Sanh coffee tour. Mô hình được đánh giá là hướng đi mới, nhiều tiềm năng phát triển để trở thành sản phẩm du lịch OCOP của tỉnh.
Sản phẩm cà phê đặc sản thuộc hành trình khám phá “Khe Sanh coffee tour” - Ảnh: L.A
Nhiều tiềm năng phát triển
Huyện Hướng Hóa có điều kiện tự nhiên đa dạng, khí hậu ôn hòa, cảnh quan tươi đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc Vân Kiều, Pa Kô đang được gìn giữ, bảo tồn cùng với hệ thống di tích lịch sử cách mạng phong phú, có giá trị lớn, là điều kiện quan trọng để phát triển các loại hình du lịch.Đặc biệt, Hướng Hóa được xem là “thủ phủ cà phê” của tỉnh Quảng Trị với diện tích trên 3.700 ha, chủ yếu là giống cà phê Arabica có chất lượng cao.
Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Trần Phi Tường thông tin, nhằm xây dựng một sản phẩm du lịch gắn kết trải nghiệm cà phê một cách bài bản, có nghiên cứu định hướng phát triển, có chiều sâu và khai thác bền vững các giá trị về nông nghiệp, văn hóa, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh đã phối hợp với các chuyên gia du lịch của Trường Du lịch Huế - Đại học Huế nghiên cứu, khảo sát xây dựng đề án nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch gắn kết trải nghiệm cà phê tại Quảng Trị và sản phẩm du lịch “Khe Sanh coffee tour”.
Theo đó, đề án đã thiết kế những chương trình tour phù hợp, làm nổi bật được nét độc đáo, hấp dẫn của sản phẩm du lịch cà phê; đề xuất các giải pháp phát triển chương trình du lịch trải nghiệm cà phê, Khe Sanh coffee tour để đưa vào khai thác trong thời gian tới.
Qua đó tạo nên một sản phẩm du lịch đặc trưng riêng có của Hướng Hóa cũng như của tỉnh Quảng Trị, góp phần thúc đẩy kinh tế du lịch của tỉnh theo định hướng “ngành kinh tế mũi nhọn”, đồng thời giúp tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương; quảng bá và giới thiệu đặc sản cà phê Khe Sanh đến tận tay người tiêu thụ, giúp bảo tồn, khai thác bền vững các giá trị văn hóa địa phương. Trên cơ sở đó hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX, hoạt động du lịch, sản xuất nông nghiệp và hộ nông dân trên địa bàn tỉnh phát triển du lịch nông thôn theo định hướng chương trình xây dựng nông thôn mới.
Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX Du lịch Nông nghiệp Việt Nam - Khe Sanh Trần Thái Thiên, đơn vị trực tiếp thực hiện tour du lịch Khe Sanh coffee tour cho biết, sứ mệnh của tour du lịch này là tăng giá trị sản phẩm cà phê, nâng cao vị thế của người trồng cà phê ở Khe Sanh. Đưa tour coffee Khe Sanh trở thành sản phẩm du lịch OCOP của tỉnh. Để hiện thực hóa mục tiêu này, ông Thiên đề xuất cần thường xuyên tổ chức các lễ hội liên quan đến địa phương như lễ hội cà phê Khe Sanh, lễ hội rừng phong hương ở hồ Rào Quán. Phối hợp với doanh nghiệp để tạo ra chuỗi liên kết chặt chẽ về du lịch. Đưa cà phê doanh nhân vào khai thác để có sự gắn kết giữa chính quyền và doanh nghiệp địa phương.
Để trở thành sản phẩm du lịch OCOP
Theo Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hoàng Minh Trí, để tour du lịch Khe Sanh coffee tour trở thành sản phẩm OCOP, trước hết cần phải xác định sản phẩm du lịch chính là du lịch trải nghiệm cà phê hay là du lịch nông thôn gắn với trải nghiệm cà phê. Từ đó tính toán, lựa chọn các điểm đến liên quan đến cà phê và các điểm du lịch khác phù hợp, tạo sự hấp dẫn, thu hút du khách, tránh trường hợp trùng lặp, không có sự khác biệt đối với các điểm đến, gây ra sự nhàm chán cho du khách.
Việc thiết kế tour để du khách không những trải nghiệm, thưởng thức sản phẩm cà phê mà còn được trải nghiệm cuộc sống của người trồng cà phê, từ sản xuất, thu hoạch, sơ chế, chế biến, pha chế. Từ đó lựa chọn các vườn cà phê hữu cơ, cà phê đặc sản; những cơ sở sơ chế, chế biến cà phê đảm bảo các quy chuẩn chất lượng; gắn các câu chuyện kể về sản phẩm cà phê Khe Sanh nhằm giúp cho du khách không những được trải nghiệm mà còn hiểu hơn về sự ra đời, hình thành và phát triển, giá trị văn hóa, lịch sử và con người nơi đây.
Về thời điểm tổ chức các tour du lịch nên ưu tiên lựa chọn và thiết kế các tour tuyến vào các thời điểm cà phê ra hoa, thu hoạch quả để cho du khách được trải nghiệm trực tiếp quá trình thu hái, sơ chế biến. Không nên tổ chức các tour tuyến đơn lẻ mà cần nghiên cứu kết hợp với các lễ hội văn hóa truyền thống các dân tộc, lễ hội cà phê, các chương trình nghệ thuật văn hóa cồng chiêng của đồng bào Vân Kiều, Pa Kô.
Bên cạnh đó, các điểm nằm trong tour - tuyến thuộc hành trình khám phá “Khe Sanh coffee tour” yêu cầu phải nằm trong quy hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Phải có bộ phận điều hành, quản lý dịch vụ, bộ phận bảo vệ an ninh trật tự, lao động được bố trí phù hợp ở các khâu. Đảm bảo hạ tầng kỹ thuật như vị trí thuận lợi, có điện, nước sạch, internet, biển chỉ dẫn, có thuyết minh về điểm du lịch, có dịch vụ lưu trú, nhà vệ sinh công cộng, dịch vụ ăn uống, mua sắm, bảo vệ môi trường trong cộng đồng làm du lịch, kiến trúc và cảnh quan môi trường. Có nguồn gốc ý tưởng sản phẩm dịch vụ du lịch; tổ chức dịch vụ theo thị trường mục tiêu, bảo vệ, bảo tồn các di sản văn hóa, thiên nhiên, đa dạng sinh học liên quan đến sản phẩm dịch vụ du lịch.
Cũng theo ông Trí, ngành nông nghiệp cũng vừa tiến hành khảo sát, đánh giá hiện trạng 16 điểm du lịch nông thôn đăng ký tham gia chương trình du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới. Trên cơ sở khảo sát, đã thống nhất lựa chọn 4 điểm du lịch gồm: điểm du lịch sinh thái kết hợp nông nghiệp hữu cơ công nghệ cao Dfarm, điểm du lịch cộng đồng hệ thống giếng cổ Gio An, điểm du lịch cộng đồng thôn Chênh Vênh và Khu du lịch sinh thái Rú Lịnh để hỗ trợ xây dựng và công nhận sản phẩm du lịch nông thôn trong năm 2024 và 2025.
Lê An
QTO - Quảng Trị là một trong 6 tỉnh được lựa chọn tham gia thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải (bán tín chỉ các-bon) và quản lý tài chính thỏa...
QTO - Với lợi thế tài nguyên phong phú và bề dày văn hóa, huyện Hải Lăng đang đẩy mạnh chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) nhằm tạo đột phá trong...
QTO - Từ phế phẩm, phụ phẩm nông nghiệp và các chợ dân sinh, bếp ăn tập thể, anh Nguyễn Đăng Vương, hội viên Hội Nông dân thôn Bình An, xã Vĩnh Chấp, huyện...
QTO - Hưởng ứng phong trào “Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới”, tuổi trẻ huyện Đakrông thời gian qua đã có nhiều hoạt động mang lại hiệu quả thiết thực.
QTO - Nhằm “tiếp sức” cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) phát triển sản xuất, thời gian qua, huyện Đakrông đã huy động các nguồn lực và thực hiện đồng bộ...
QTO - Thời gian qua, tiểu dự án “Giảm nghèo về thông tin” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền...
QTO - Nhằm thực hiện tốt chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), năm 2024, UBND huyện Triệu Phong chọn chủ đề “Phát triển sản phẩm OCOP gắn với vùng...
QTO - Chỉ còn hơn 2 tháng nữa là đến tết Nguyên đán Ất Tỵ. Nhằm chuẩn bị đủ lượng hoa phục vụ nhu cầu trong dịp Tết tăng cao, các hộ nông dân chuyên trồng...
QTO - Từ lợi ích của việc xây dựng vườn mẫu, đặc biệt góp phần làm đẹp cảnh quan nông thôn và tận dụng quỹ đất, nâng cao hiệu quả kinh tế vườn trong mỗi...
QTO - Trong định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật cấp vùng, xác định hệ thống lưới điện là động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội, theo...
QTO - Đến thôn Lam Thủy, xã Hải Hưng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, hỏi thăm về các loại mắm truyền thống do chị Nguyễn Thị Thu Hòa (sinh năm 1987) làm...
QTO - Thời gian qua, theo phản ánh trên một số phương tiện thông tin đại chúng, tình hình quản lý thuế đối với lĩnh vực tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là...