Cập nhật:  GMT+7

Quan tâm công tác đào tạo lý luận chính trị cho cán bộ Lào

Thực hiện Thông báo số 97 ngày 16/5/2007 của Ban Tổ chức Trung ương về việc giao các tỉnh giáp biên giới của Việt Nam hợp tác với các tỉnh giáp biên của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đào tạo cán bộ về lý luận chính trị, Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy Quảng Trị xác định đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, có ý nghĩa to lớn trong việc góp phần tiếp tục duy trì, vun đắp, xây dựng, bảo vệ và thắt chặt hơn nữa quan hệ láng giềng, hữu nghị, hợp tác toàn diện giữa tỉnh Quảng Trị với hai tỉnh Savannakhet và Salavan nói riêng và hai nước Việt Nam - Lào nói chung.

Quan tâm công tác đào tạo lý luận chính trị cho cán bộ Lào

Trưởng Ban Tổ chức tỉnh Salavan Vẻn Phết Lắt Đa Vông nói chuyện với lãnh đạo, giảng viên Trường Chính trị Lê Duẩn và học học viên của tỉnh đang học tại Trường Chính trị Lê Duẩn -Ảnh: N.V

Năm 2018, Tỉnh ủy Quảng Trị tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm 10 năm đào tạo học viên Lào. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đánh giá cao công tác này ở Quảng Trị, là trường đi đầu cả nước trong hệ thống các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về công tác đào tạo học viên là cán bộ Lào.

Từ năm 2008 đến nay, Trường Chính trị Lê Duẩn đã tổ chức đào tạo 13 khóa học với 580 học viên nước bạn Lào, trong đó có 530 học viên đã tốt nghiệp ra trường. Hiện nay, bên cạnh đào tạo trình độ trung cấp lý luận chính trị, từ năm 2024, mỗi năm Trường Chính trị Lê Duẩn còn được BTV Tỉnh ủy giao nhiệm vụ bồi dưỡng 1 lớp kiến thức lãnh đạo, quản lý cho cán bộ lãnh đạo cấp phòng, cấp huyện, cấp tỉnh hai tỉnh Savannakhet và Salavan. Lớp đầu tiên sẽ tuyển sinh 40 học viên và dự kiến khai giảng vào tháng 7/2024.

Cùng chia sẻ về vấn đề này, Phó Hiệu trưởng Trường Chính trị Lê Duẩn Ngô Thị Thu Hà cho biết, để giúp học viên Lào sớm ổn định học tập, trước và sau khi khai giảng khóa học, Ban Giám hiệu nhà trường chỉ đạo các cá nhân, bộ phận liên quan tổ chức thực hiện tốt công tác lễ tân, đón tiếp 2 đoàn của hai tỉnh bạn Lào sang bàn giao học viên, dự khai giảng, đồng thời tiến hành làm thủ tục đăng ký tạm trú, tạm vắng, làm thị thực cho học viên. Nhà trường cũng đã chuẩn bị vật dụng cần thiết tại phòng nội trú, phòng học, trang cấp thiết bị các môn thể dục - thể thao để học viên vui chơi và rèn luyện sức khỏe.

Trong quá trình học tập, nhà trường tổ chức cho học viên giao lưu thể dục - thể thao, văn hóa, văn nghệ với cán bộ, giảng viên nhà trường và các lớp đang học tại trường, đồng thời phối hợp với lớp tổ chức tết cổ truyền Bunpimay Lào, qua đó giúp cán bộ, giảng viên nhà trường, học viên các lớp hiểu biết hơn về mảnh đất, con người các tỉnh: Quảng Trị, Savannakhet, Salavan nói riêng, Lào và Việt Nam nói chung.

Tích cực triển khai các chế độ, chính sách như: hợp đồng với Phòng Quản lý sức khỏe cán bộ tỉnh để khám sức khỏe ban đầu cũng như đăng ký mua bảo hiểm y tế cho học viên. Mỗi học viên được trang cấp 1 bộ veston và miễn phí tất cả kinh phí liên quan đến học tập của học viên tại trường. Ngoài chế độ tiền ăn 70.000 đồng/ngày/ học viên, hằng tháng, mỗi học viên còn nhận được 1 triệu đồng để chi tiêu cá nhân. Các chế độ lễ, Tết, tham quan thực tế... được trường thực hiện đúng quy định của HĐND tỉnh Quảng Trị.

Ông Hóm Bút Khun, Huyện ủy viên, Phó Huyện trưởng Vapi, tỉnh Salavan, học viên khóa XIII Trường Chính trị Lê Duẩn cho biết, các học viên trong lớp khóa XIII có tinh thần cầu thị, đoàn kết, sớm hòa nhập với môi trường học tập mới. Dù lần đầu đến Quảng Trị học tập nhưng hầu hết học viên đã biết khá nhiều về mảnh đất và con người nơi đây nên xem Quảng Trị như quê hương mình.

Tiếng Việt rất khó học vì có quá nhiều nghĩa trong một từ và mỗi nghĩa phù hợp với một ngữ cảnh cụ thể nhưng học viên được thầy cô và bạn bè trong trường giúp đỡ nên đến nay không còn khó nữa. Học viên giao tiếp với thầy cô, các bạn trong trường bằng tiếng Việt thật ấm áp, gần gũi.

Bên cạnh đó, nhà trường thường xuyên tổ chức hoạt động thể dục - thể thao, văn hóa, văn nghệ, tham quan trải nghiệm nên học viên càng có cơ hội để học tiếng Việt và hiểu sâu hơn phong tục, tập quán của Việt Nam, của tỉnh Quảng Trị. Thầy cô và sinh viên trong trường yêu thương chúng tôi như người nhà vậy.

Trưởng Ban Tổ chức tỉnh Savannakhet Bua Sỏn Mả Há Vông cho biết, mỗi cán bộ được tuyển chọn cử sang Trường Chính trị Lê Duẩn học tập là những người đang giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc đã được quy hoạch vào chức vụ chủ chốt của các cơ quan đảng, nhà nước tỉnh Savannakhet, do đó khi sang học tại trường phải nắm thật chắc kiến thức, kỹ năng để về phục vụ quê hương.

Các học viên được Trường Chính trị Lê Duẩn trang bị kiến thức lý luận chính trị về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam; một số nội dung của khóa học hành chính và kỹ năng lãnh đạo, quản lý. Đây là một trong những nội dung cốt lõi để giúp tỉnh Savannakhet xây dựng phát triển và hội nhập quốc tế trong giai đoạn mới.

Hiện nay, tất cả cán bộ sau khi học xong tại Quảng Trị về nước có lập trường chính trị vững vàng, phương pháp làm việc được thay đổi, chất lượng công việc nâng cao, trong đó có hơn 90% cán bộ sau khi học xong lớp trung cấp lý luận chính trị được bố trí vị trí công tác cao hơn. Trong thời gian tới, tỉnh Savannakhet và Salavan sẽ gửi cán bộ quản lý, lãnh đạo đến học tại Trường Chính trị Lê Duẩn.

Trưởng Ban Tổ chức tỉnh Savannakhet Bua Sỏn Mả Há Vông và Trưởng Ban Tổ chức tỉnh Salavan Vẻn Phết Lắt Đa Vông nói thêm, mỗi cán bộ được học tập từ Trường Chính trị Lê Duẩn trở về là hạt nhân tích cực trong việc làm cầu nối hợp tác trên mọi lĩnh vực của tỉnh Savannakhet, Salavan với tỉnh Quảng Trị ngày càng bền chặt hơn.

Đồng thời cảm ơn lãnh đạo Tỉnh ủy, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, cán bộ, giảng viên Trường Chính trị Lê Duẩn và các sở, ban, ngành tỉnh Quảng Trị đã dành tình cảm và trách nhiệm cao nhất để đào tạo trình độ lý luận chính trị cho cán bộ hai tỉnh thời gian qua và trong thời gian tới.

Nguyễn Vinh

Tin liên quan:
  • Quan tâm công tác đào tạo lý luận chính trị cho cán bộ Lào
    Đẩy mạnh đào tạo lý luận chính trị cho cán bộ Lào

    Quảng Trị là tỉnh có đường biên giới chung với 2 tỉnh Salavan và Savannakhet của nước CHDCND Lào. Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Giúp bạn tức là tự giúp mình”, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Quảng Trị luôn xác định việc đào tạo cán bộ cho 2 tỉnh Salavan và Savannakhet là nhiệm vụ chính trị rất quan trọng, có ý nghĩa to lớn trong việc duy trì, vun đắp, xây dựng, bảo vệ và thắt chặt mối quan hệ láng giềng, hữu nghị đặc biệt lâu dài, hợp tác toàn diện giữa tỉnh Quảng Trị với ...

  • Quan tâm công tác đào tạo lý luận chính trị cho cán bộ Lào
    Đào tạo lý luận chính trị cho 50 cán bộ của Lào

    50 học viên là cán bộ lãnh đạo đương chức và dự nguồn chức danh lãnh đạo của các sở, ban, ngành cấp tỉnh, cấp huyện của hai tỉnh Salavan, Savannakhet (Lào) sẽ được đào tạo trình độ lý luận chính trị trong thời gian 10 tháng theo hình thức tập trung tại Quảng Trị. Khóa học khai giảng vào hôm nay 5/3, có sự tham dự của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang; Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Phan Văn Phụng.

  • Quan tâm công tác đào tạo lý luận chính trị cho cán bộ Lào
    Trao đổi kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ Lào

    Chiều nay 24/5, Ban Tổ chức Tỉnh ủy làm việc với Ban Tổ chức Tỉnh ủy Sơn La về trao đổi kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng trung cấp lý luận chính trị cho cán bộ Lào. Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Phan Văn Phụng; Trưởng BanTổ chức Tỉnh ủy Sơn La Lê Hồng Long tham dự làm việc


Nguyễn Vinh

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Từ chủ trương hợp lòng dân của Quảng Trị

Từ chủ trương hợp lòng dân của Quảng Trị
2024-06-08 05:55:00

QTO - Tôi chưa thấy sự kiện nào ở Quảng Trị lại được nhiều người quan tâm và hoan nghênh, nhất là những cán bộ, chiến sĩ từng công tác và chiến đấu trong...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long