
{title}
{publish}
{head}
VOV.VN - 25 năm ngày Tổ chức quân sự Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Nga ký Đạo luật sáng lập về quan hệ lẫn nhau, hợp tác và an ninh bị phủ bóng bởi cuộc xung đột tại Ukraine và quan hệ giữa hai bên cũng đang ở mức thấp nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh.
Hôm nay (27/5), đánh dấu tròn 25 năm ngày Tổ chức quân sự Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Nga ký Đạo luật sáng lập về quan hệ lẫn nhau, hợp tác và an ninh nhằm thiết lập một nền hòa bình lâu dài ở châu Âu hậu Chiến tranh Lạnh (27/05/1997).
“Có những thời điểm lịch sử tạm dừng để dấn thân vào một con đường mới. Có những thời điểm tương lai của các dân tộc gặp thử thách. Hội nghị Thượng đỉnh này là một trong những cuộc gặp gỡ lịch sử. Chúng ta đang cùng nhau xây dựng hòa bình”.
Cựu Tổng thống Pháp Jacques Chirac đã tuyên bố như vậy tại lễ ký Đạo luật sáng lập về quan hệ lẫn nhau, hợp tác và an ninh diễn ra cách đây 25 năm giữa NATO và Nga tại thủ đô Paris. Sự kiện được cho là đánh dấu một kỷ nguyên mới trong quan hệ Nga - phương Tây sau nửa thế kỷ xung đột.
Ảnh minh họa: Reuters
Văn kiện được phê chuẩn sau nhiều năm đàm phán ở cấp cao nhất và đã góp phần khai sinh ra một kiến trúc an ninh mới ở châu Âu. Và cũng kể từ thời điểm này, hai bên không còn coi nhau là đối thủ mà là đối tác, cùng nhau xây dựng một nền hòa bình lâu dài và toàn diện ở khu vực Châu Âu - Đại Tây Dương dựa trên các nguyên tắc dân chủ và an ninh hợp tác.
Các nước ký kết cũng cam kết không “sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực” chống lại nhau hay chống lại bất kỳ quốc gia nào khác. Theo Nhà nghiên cứu Nicolas Tenzer, chuyên gia bình luận của kênh truyền hình Pháp France 24, về mặt lịch sử, Đạo luật Sáng lập đã thổi luồng sinh khí mới vào quan hệ Nga - NATO:
“Đó là một kỷ nguyên khác và một thời kỳ tràn đầy hy vọng cho sự phát triển của nước Nga. Đó là không chỉ đánh dấu sự giảm căng thẳng sau Chiến tranh Lạnh, mà còn thiết quan hệ đối tác xây dựng trong các lĩnh vực an ninh, kiểm soát vũ khí, chống khủng bố,…"
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Nga và NATO đã có bước thụt lùi trong những năm gần đây và cuộc xung đột tại Ukraine đã đẩy căng thẳng giữa hai bên lên mức cao nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Bên cạnh đó, việc Mỹ thúc đẩy xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa chiến lược ở Romania và Ba Lan cũng như NATO “bật đèn xanh” kết nạp Ukraine và Gruzia hay mới đây nhất là hai quốc gia vốn có truyền thống trung lập là Thụy Điển và Phần Lan làm thành viên,… càng khiến quan hệ Nga và NATO đi vào ngõ cụt, đặt an ninh châu Âu trước những thách thức chưa từng có.
Bản thân Đạo luật sáng lập về quan hệ lẫn nhau, hợp tác và an ninh cũng đang đứng trước nguy cơ đổ vỡ. Trước khi cuộc xung đột tại Ukraine nổ ra, Nga nhiều lần cho rằng, một tài liệu chính trị như vậy chưa đủ ràng buộc về mặt pháp lý, đồng thời yêu cầu NATO phải có những cam kết an ninh rõ ràng hơn đối với Nga như làm rõ khái niệm về “lực lượng chiến đấu” hay chấm dứt việc mở rộng sang những nước sát biên giới với Nga. Do đó, cuộc đối thoại giữa Nga và NATO càng trở nên phức tạp hơn. /.
Thu Hoài/VOV1 Tổng hợp
(Tin Tức) - Điện Kremlin cảnh báo xung đột trực tiếp với NATO nếu quân liên minh tham chiến ở Ukraine trong khi Thủ tướng Slovakia tiết lộ tài liệu thảo luận ...
Theo tờ Politico, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cân nhắc các giải pháp nhằm chấm dứt xung đột Nga-Ukraine, cũng như xem xét việc không mở rộng NATO sang ...
(Tin Tức) - Sau khi cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel tiết lộ Thỏa thuận Minsk vốn được thiết lập như một cái bẫy dành cho Moskva, tiếp tục xuất hiện những thông ...
(Tin Tức) - Nga đã liên tục mô tả sự hiện diện quân sự của Mỹ ở sườn phía Đông của NATO là một mối đe dọa và việc chuyển giao vũ khí tầm xa cho Ukraine sẽ vượt ...
(ĐCSVN) – Ngày 16/11, Đặc phái viên Nga tại Liên hợp quốc Vasily Nebenzya cáo buộc Ukraine và Ba Lan đang tìm cách kích hoạt xung đột trực tiếp giữa Nga và Tổ ...
VOV.VN - Sau bình luận của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, đến lượt Thủ tướng Đức Olaf Scholz khiến nội bộ NATO lục đục liên quan đến cuộc xung đột ...
(Tin Tức) - Ngày 14/2, người phát ngôn Điện Kremlin, Dmitry Peskov cho rằng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang ngày càng thể hiện rõ sự thù địch ...
VOV.VN - Cuộc xung đột ở Ukraine được giới chuyên gia nhận định sẽ gây ra những tác động dài hạn đến tương lai quan hệ quốc tế từ dòng chảy năng lượng cho đến ...
QTO - Việc chính quyền Mỹ thu hồi quyền truy cập hệ thống SEVIS của Đại học Harvard đồng nghĩa với việc trường không còn đủ điều kiện bảo trợ thị thực cho...
QTO - Trong bối cảnh Mỹ tạm ngưng siết trừng phạt, Ukraine đang vận động EU đẩy mạnh các biện pháp cứng rắn hơn nhằm gia tăng sức ép lên Moscow, bao gồm cả...
VOV.VN - Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 26/5 đã có bài phát biểu làm rõ chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc trong một loạt vấn đề bao gồm tự do hàng hải và hàng không....
VOV.VN - Sau khi được Quốc hội tuyên bố trở thành Tổng thống thứ 17 của Philippines, ông Ferdinand Marcos đã đề cập đến các ưu tiên trong chính sách đối nội, đối ngoại quốc gia...
(Tin Tức) - Cuộc đàm phán giữa Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) với Iran liên quan các mẫu urani đã qua xử lý được tìm thấy tại các cơ sở hạt nhân không nằm trong...
VOV.VN - Vấn đề khủng hoảng an ninh lương thực toàn cầu đã “hâm nóng” Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos (Thụy Sĩ) ngay sau khi khai mạc. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến cuộc...
VOV.VN - Nhóm Bộ Tứ bao gồm Nhật Bản, Ấn Độ và Australia đã ra tuyên bố khẳng định cam kết đối với một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do, rộng mở, bao trùm và có khả...
VOV.VN - Một trận bão cát đã bao trùm một số nước trong khu vực Trung Đông ngày 24/5 khiến nhiều người phải nhập viện và làm gián đoạn các chuyến bay ở một số nơi. Đây là trận...