
{title}
{publish}
{head}
(Đất Việt - Một trăm năm sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất, dường như Mỹ đang toan tính về chiến trường trong tương lai.
“Cảm thấy bị xúc phạm” đó là phản ứng của Tổng thống Mỹ Donald Trump trước ý tưởng về một “quân đội châu Âu thực sự” do Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đề xuất.
Phát biểu trên hành trình qua các Chiến trường của Thế giới thứ nhất ở miền bắc nước Pháp tuần trước, ông Macron nói rằng, “châu Âu cần phải tự bảo vệ mình khỏi Trung Quốc, Nga và thậm chí cả Hoa Kỳ”.
Đó là cách mà Tổng thống Pháp hợp lý hoá sự cần thiết của một lực lượng quân sự độc lập của châu Âu và làm cho nhà lãnh đạo của nước Mỹ cảm thấy lúng túng.
Đó thật sự là một sự lựa chọn phi thường của nhà lãnh đạo nước Pháp. Đóng khung quyền lực của Mỹ trong liên minh xuyên Đại Tây Dương luôn là nỗi ám ảnh của các nước châu Âu.
Kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai, kết thúc năm 1945, khái niệm về một liên minh Mỹ-châu Âu với nền tảng của một hiệp ước quốc phòng là bất khả xâm phạm. Tuy nhiên, sau gần bảy thập kỷ liên minh đó hiện đang đúng trước nhiều nghi vấn hơn bao giờ hết.
Ý tưởng của ông Macron đã nhận được sự ủng hộ của Thủ tướng Đức Angela Merkel, người cũng cho rằng, “châu Âu không còn có thể dựa vào Mỹ để bảo vệ”.
Thậm chí phía được coi là bên kia chiến tuyến, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã hoan nghênh đề xuất châu Âu thành lập tổ chức quân sự của riêng mình, độc lập với Washington.
Không nghi ngờ gì, Mát-cơ-va muốn hình thành trật tự quốc tế đa cực, mà Nga, Trung Quốc, và châu Âu là những cực trong đó, thay sự thống trị đơn cực của Mỹ như hiện tại.
Trong các sự kiện ở Paris vào cuối tuần qua, ông Macron đã tìm cách xoa dịu Trump bằng cách nói rằng quân đội châu Âu sẽ có vai trò “bổ trợ” cho liên minh quân sự NATO do Mỹ lãnh đạo.
Tuy nhiên, mối quan hệ của họ lại trở nên tồi tệ hơn khi ông Macron gọi “ông Trump là một người dân tộc chủ nghĩa”. Đáp lại, người đứng đầu Nhà Trắng cho rằng ông Macron là đồ vô ơn khi chính Mỹ đã giải phóng Paris từ tay Đức quốc xã trong Chiến tranh Thế giới lần thứ hai.
Rạn nứt giữa Mỹ và châu Âu đã xuất hiện trước đó nhiều năm. Washington đã than vãn rằng người châu Âu cần phải chi tiêu nhiều hơn cho quốc phòng, và Mỹ đã gánh vác việc này quá lâu.
Dưới thời chính quyền Donald Trump những cảnh báo của Mỹ trước đó được đẩy lên một cấp độ cao hơn. Sau khi nhậm chức, ông Trunp đã từng đe dọa sẽ rút khỏi NATO vì người châu Âu được Mỹ “bảo vệ miễn phí”.
Trớ trêu thay, bây giờ các nhà lãnh đạo Pháp và Đức đang nói về việc thiết lập phòng thủ quân sự của riêng mình thì ông Trump lại nổi đóa.
Rõ ràng, với Mỹ vấn đề không phải là “chia sẻ gánh nặng quốc phòng”. Nếu Washington thực sự thấy việc bảo vệ châu Âu bằng chi phí của chính mình là tốn kém, thì ông Trump sẽ quá vui mừng khi người châu Âu tự tổ chức quân đội của mình.
Sự thực là với sự hiện diện của hàng chục ngàn lính Mỹ đóng quân tại các căn cứ trên khắp châu Âu kể từ năm 1945, Mỹ ở đây không phải là để “bảo vệ” các đồng minh của mình, mục tiêu chiến lược của Washington quyền bá chủ trên lục địa này.
Những căng thẳng mới nhất giữa Washington và các nhà lãnh đạo châu Âu một lần nữa cho thấy bản chất thực sự của mối quan hệ giữa Mỹ và châu Âu. Đó là, “sự thống trị của Washington”.
Thách thức của châu Âu với quyền lực của Mỹ phần lớn không liên quan đến việc thiết lập một đội quân mới. Thay vào đó, việc người châu Âu giải tán NATO và Hoa Kỳ rút quân về nước thì mối nguy hiểm có đến từ Nga hay không?
Trong khi ai cũng hiểu, mục đích chính thành lập NATO của nước Mỹ là muốn sử dụng liên minh này để chống lại Nga.
Phải thừa nhận rằng, đã có hàng ngàn lính Mỹ đã hi sinh tại chiến trường châu Âu. Nhưng khi nhìn nhận ở góc độ khác, châu Âu cũng chính là chiến trường để Mỹ phô diễn sức mạnh quân sự.
Một trăm năm sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất, dường như Mỹ đang toan tính về chiến trường trong tương lai. Phải chăng đó sẽ là vành đai Ấn Độ - Thái Bình Dương?
Trước mắt, trong ngắn hạn Washington chắc chắn sẽ không nhường quyền kiểm soát chiến trường châu Âu cho các nước EU vì đây vẫn là khu vực lợi ích cốt lõi của Mỹ.
Như Ý
Việc ông Trump lựa chọn JD Vance cho vị trí Phó Tổng thống khiến châu Âu lo ngại nếu ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sắp tới, Mỹ sẽ hạ bậc quan hệ hợp ...
Các quan chức EU lo ngại về nguy cơ bùng phát chiến tranh thương mại với Mỹ sau khi thành viên Đảng Cộng hòa giành chiến thắng.
VOV.VN - Sự hoài nghi ngày càng gia tăng trong đảng Cộng hòa đồng nghĩa với việc nếu đảng này giành chiến thắng, sẽ có nhiều câu hỏi về các gói hỗ trợ của Mỹ ...
EU đang gặp khó trong việc khắc phục những hạn chế về vũ khí do thiếu hụt ngân sách dành cho quốc phòng.
Châu Âu đang mắc kẹt giữa tăng cường hợp tác với Trung Quốc và duy trì quan hệ với Mỹ, nhất là khi căng thẳng Mỹ-Trung leo thang.
Hôm 29/11, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã phát biểu trước các nhà lập pháp của cả hai đảng chính trị Mỹ về việc từ chối tiếp nhận các khoản trợ cấp mới của ...
(Tin Tức) - Châu Âu đang chuẩn bị cho một cuộc đối đầu với Washington liên quan đến luật mới khuyến khích đầu tư nhiều hơn trong lãnh thổ Mỹ.
Konstantin Gavrilov, người đứng đầu phái đoàn Nga tại cuộc đàm phán Vienna về an ninh quân sự và kiểm soát vũ khí, cho biết kho vũ khí của Ukraine đã cạn kiệt ...
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 22/7 đã cho biết thêm các chi tiết của thỏa thuận thương mại với Indonesia vốn được ông công bố tuần trước.
Toàn quyền Australia Sam Mostyn bày tỏ ấn tượng khi xem các hình ảnh về đất nước, con người Việt Nam, đặc biệt rất thích thú xem hết video ca nhạc "Bắc Bling."
Kế hoạch công bố ranh giới hai công viên biển của Hy Lạp bị Thổ Nhĩ Kỳ phản đối, cho rằng đây là hành động đơn phương và không có giá trị pháp lý trong các tranh chấp tại Biển...
Theo truyền thông Lào, 70 bức tượng Phật cổ mới được phát hiện tại tỉnh Champasak có niên đại từ khoảng thế kỷ thứ 17 hoặc 18, trong đó có 69 bức tượng được chế tác bằng bạc và...
Bất chấp lệnh ngừng bắn toàn diện do Chính quyền Syria công bố, các cuộc giao tranh ác liệt tiếp tục nổ ra tại tỉnh Sweida của Syria, trong ngày hôm qua, cướp đi mạng sống của...
Người phát ngôn Ủy ban An ninh Quốc gia và Chính sách Đối ngoại của Quốc hội Iran Ebrahim Rezaei ngày 19/7 cảnh báo Tehran có thể rút khỏi Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt...
Tỉnh Hải Nam và Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc, đã ban bố tình trạng cảnh báo cao độ khi bão Wipha tiến vào Biển Đông, mang theo gió mạnh và mưa lớn đến hai tỉnh này.
VOV.VN - Trung Quốc đã gửi cho Mỹ một danh sách các hoạt động nước này sẵn sàng thực hiện để giải quyết căng thẳng thương mại với Mỹ.