Cập nhật: Thứ 7, 25/07/2009 | 10:24 GMT+7

Qua rồi những ngày...ngập lũ

(QT) - Từ lâu, người dân vùng trũng Hải Lăng (Quảng Trị) thường truyền tụng câu ca: “Bao giờ có tuyến đê cao/ Dân tôi mới hết đem bao chặn dòng”. Cũng chẳng biết từ bao giờ, việc đem bao cát trấn đê, chống lu cứu làng đã trở thành một tập quán mang đậm bản sắc của người nông dân nơi đây. Họ sống chung hồn hậu với thiên tai, tận dụng nguồn phù sa màu mỡ sau mỗi đợt lũ, vun trồng để có thêm những hạt lúa chắc mẫy, căng tròn. Tuy nhiên, họ vẫn luôn đau đáu rằng “ăn ngon không bằng ở yên”, và khôn nguôi hy vọng rồi đây sẽ có một tuyến đê bao vững chãi bảo vệ những mùa vàng trên cánh đồng chiêm trũng. Và điều đó đang trở thành hiện thực khi trong Dự án Quản lý rủi ro thiên tai của Bộ Nông nghiệp&Phát triển nông thôn, Tiểu dự án Chống lũ cho vùng trũng Hải Lăng đã được UBND tỉnh Quảng Trị triển khai cho thi công xây dựng tuyến đê bê tông ngăn lũ hiện đại với tổng kinh phí hơn 200 tỷ đồng. Người dân phấn khởi gọi tên công trình là “ Con đê cho những mùa vàng”.

Tuyến đê bao qua xã Hải Dương, Hải Lăng
Có lần, chúng tôi về công tác tại xã Hải Hòa, một xã vùng trũng của huyện Hải Lăng, thấy nông dân hối hả gặt lúa đang độ vào chắc mang về nhà phơi cất. Hỏi ra mới biết bà con đang thu hoạch lúa vụ hè thu chạy lũ sớm. Một lão nông râu tóc bạc phơ nghẹn ngào: “ Gặt bây giờ chỉ thu được 5 hoặc 6 phần, trừ hết mọi khoản chi phí coi như mất mùa. Nhưng nhìn ráng trời thì biết, khoảng mươi ngày nữa, lũ sớm sẽ tràn về ngập trắng đồng, lúc đó một hạt thóc lép cũng chẳng còn. Thôi thì “xanh nhà hơn già đồng”. Quả đúng như dự đoán, chỉ 5 hôm sau, lũ cuồn cuộn tràn về làm hàng nghìn ngôi nhà cùng tài sản bị ngập hoàn toàn, có nhà bị trôi mất, có người chết và bị thương. Sau 25 ngày liên tục ngâm dầm tàn phá, lũ mới chịu rút đi để lại một quang cảnh hoang tàn. Đó là trận lũ vào đầu tháng 8 năm 2007 gây thiệt hại gần 50 tỷ đồng của người dân vùng trũng. Vùng trũng Hải Lăng gồm 12 xã, 13.200 hộ với gần 70 nghìn nhân khẩu, trong đó có 3.449 hộ nghèo. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 5.271ha. Địa hình có dạng lòng chảo. Đáy là khu đồng ruộng rộng lớn thấp từ -1,0 đến - 0,2m so với mực nước biển, ở vùng ven có cao độ từ đến 0,6 đến 1m. Với điều kiện địa hình như vậy, khu vực này thường xuyên bị ngập úng bởi nằm phía hạ lưu các sông: Thác Ma, Ô Lâu, Ô Khê, Tân Vĩnh Định, Cựu Vĩnh Định. Sản xuất nông nghiệp thường xuyên bị thiên tai đe dọa bởi 3 kỳ lũ. Lũ tiểu mãn thường xuất hiện từ 15/5 đến 15/6 hàng năm. Đây là thời kỳ thu hoạch của lúa vụ Đông xuân và gieo cấy vụ Hè thu. Lũ đầu vụ xảy ra vào thời kỳ gieo cấy vụ Đông xuân từ 15/12 đến 31/12. Lũ sớm vào thời kỳ thu hoạch lúa Hè thu từ 20/8 đến 10/9. Về lũ chính vụ, các sông ở tỉnh Quảng Trị có đặc trưng ngắn, dốc, vì vậy khi mưa lớn ở thượng nguồn nước tập trung nhanh về đồng bằng gây ngập lụt. Khu vực huyện Hải Lăng, mỗi năm trong mùa lũ chính vụ có 4 đến 5 đợt lũ vừa và nhỏ gây ngập gần như toàn bộ vùng trồng lúa, hoa màu và một số khu dân cư. Đặc điểm chung là lũ ập đến nhanh nhưng rút rất chậm do địa hình vùng thấp trũng và chỉ có một hướng thoát ra phá Tam Giang. Ông Nguyễn Ngạn, Chủ tịch UBND xã Hải Trường hài hước: “ Người dân nói về lũ như câu cửa miệng của dân nhậu “ vào ba ra bảy”. Thời gian mỗi đợt lũ nhỏ kéo dài từ 2 đến 3 ngày, lũ lớn kéo dài từ 4 đến 5 ngày. Nhưng ngập lụt kéo dài thêm từ 3 đến 7 ngày sau mới xuống mức bình thường”. Một đặc điểm nữa về lũ ở đây, là trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 11 thông thường xảy ra nhiều đợt bão, áp thấp nhiệt đới và thường hướng vào khu vực các tỉnh Bắc miền Trung. Các đợt mưa thường xảy ra liên tiếp dẫn đến tình trạng bão, lu, lụt đan xen. Theo số liệu thống kê, tổng giá trị thiệt hại do thiên tai gây ra trong toàn huyện Hải Lăng từ năm 1999 đến năm 2007 lên đến trên 401,4 tỷ đồng. Riêng vùng trũng của huyện thiệt hại 341,2 tỷ đồng. Thiên tai làm hơn 100 người chết và bị thương, 72.000 lượt nhà bị ngập nước hoàn toàn (trung bình mỗi năm bị ngập khoảng 8.000 lượt nhà), gần 700 nhà bị sập đổ, bị trôi. Hệ thống thông tin liên lạc, nhà cửa, trường trạm, công trình thuỷ lợi, cây cối... bị đổ gãy, giao thông bị tê liệt. Chính vì sự tác động thường xuyên của bão, lũ lụt nên người dân trong khu vực thường lâm vào tình trạng đói nghèo hoặc tái nghèo. Tổng thu nhập bình quân của dân vùng trũng là 5 triệu đồng/năm.

Tuyến đê bao đang được xây dựng
Khó khăn là vậy nhưng hàng bao đời nay, người dân vùng trũng Hải Lăng luôn chấp nhận chung sống thuận hoà với lũ. Không ai có ý định rời bỏ quê hương đi nơi khác có điều kiện thuận lợi hơn để lập nghiệp. Cái gì níu giữ chân họ? Phải chăng, đó là nền văn hoá từ lâu đời đã trở thành mạch nguồn thẳm suốt chảy mãi trong tâm hồn người dân nơi đây. Bây giờ, trước mắt chúng tôi là một đại công trình đang nhộn nhịp triển khai trên một tuyến kéo dài hàng chục cây số. Trong nhịp điệu làm việc của công nhân, tiếng gầm gú của các loại cơ giới, hình hài tuyến đê đang hiện rõ dần tựa như một con rồng khổng lồ uốn lượn theo các triền sông Ô Lâu, Ô Khê, Tân Vĩnh Định, Cựu Vĩnh Định, từ địa phận xã Hải Sơn kéo qua 11 xã vùng trũng đến xã Hải Thành của huyện Hải Lăng. Đê ôm gọn toàn bộ vùng trũng vào lòng, lưng vững chãi, vạm vỡ thách thức những đợt triều cường hung dữ. Ông Nguyễn Giap, Trưởng phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Hải Lăng cho biết: “Từ năm 1990, ở đây có hệ thống đê bao gồm 9 tuyến đê, với tổng chiều dài 48,8 km. Đê được xây đắp qua nhiều thời kỳ khác nhau, thi công bằng thủ công, hầu hết chưa được cứng hoá nên hàng năm thường xuyên bị lũ chính vụ gây vỡ hoặc sạt lở, không đảm bảo chống lũ tiểu mãn và lũ sớm. Hơn nữa, do phần lớn tuyến đê kết hợp làm đường phục vụ dân sinh, cứu hộ trong mùa lũ, la huyết mạch quan trọng tới 7 vùng Càng hiểm trở nên mỗi lần vỡ đê thì tất cả mọi sinh hoạt của người dân vùng trũng hầu như bị tê liệt hoàn toàn. Việc dạy và học của hơn 36.000 giáo viên, học sinh ở vùng trũng liên tục bị gián đoạn”. Ông Nguyễn Mãnh, Chủ tịch UBND xã Hải Hòa cho biết thêm: “ Khi tuyến đê bao kiêm chức năng giao thông bị ách tắc thì vùng trũng cách biệt hoàn toàn với đất liền. Muốn đến chỉ bằng một phương tiện duy nhất là đò chèo. Ngày xưa chưa có tuyến đê, người dân vùng trũng sống trong đe dọa thường xuyên của thiên tai. Một năm chỉ được 8 tháng sống trên đất liền, nghĩa là thời gian đó họ được tham gia giao thông đường bộ, 4 tháng còn lại thì tất cả nhà cửa ruộng vườn đều ngập trong nước lũ, lúc đó mọi sinh hoạt của người dân đều diễn ra trên chạn nhà, mái nhà và giao thông hoàn toàn bằng đường thuỷ. Mang tiếng sống nơi eo thắt miền Trung đầy nắng gió mà cuộc sống người dân vùng trũng lại nhang nhác như dân miệt đồng bằng sông Cửu Long vậy đó". Tuyến đê mới được xây dựng trên cơ sở sửa chữa nâng cấp các tuyến đê đã có nhằm đảm bảo chống được lũ tiểu mãn, lũ sớm và lũ đầu vụ Đông xuân. Đê được kiên cố hóa 3 mặt bằng các tấm bê tông dày sau khi qua lớp bạt lọc dẻo dai. Mặt đê rộng trung bình 4m, có những nơi rộng 5m. Mái và đỉnh đê đảm bảo ổn định khi lũ chính vụ tràn qua. Những đoạn đê kết hợp làm đường giao thông cứu hộ trong mùa mưa bão thì cứ 500m có một điểm tránh xe ô tô rộng rãi. Theo nguyện vọng của người dân, UBND tỉnh đã cho xây dựng nhà tránh lũ tại các khu dân cư nhằm góp phần giảm thiểu thiệt hại về tính mạng, tài sản của nhân dân. Ông Trần Quang, Giám đốc Tiểu dự án Chống lũ cho vùng trũng Hải Lăng cho biết: “ Hiện nay chúng tôi đã xây dựng được 19 nhà hai tầng tránh lũ trên địa bàn 12 xã với diện tích 3.950m2. Những ngôi nhà này ngoài chức năng tránh lũ còn được sử dụng làm lớp học, lớp mẫu giáo, trung tâm sinh hoạt cộng đồng. Ngoài ra, đê còn được trang bị các hệ thống như: cảnh báo lũ sớm, thông tin liên lạc, trạm bơm tập trung, cống thoát nước nhằm cung cấp thông tin đầy đủ, tiêu úng, chống hạn kịp thời cho người dân”. Chỉ nay mai nữa thôi, một tuyến đê bao vững chải chống lũ như mong ước của người dân vùng trũng sẽ hiện hữu nơi này. Con đê như một bức chiến thành dũng mãnh ưỡn tấm ngực trần chắn gió bão, triều cường, lũ lụt, sát cánh cùng nông dân đẩy lùi mọi hiểm họa thiên tai, đảm bảo tổ chức sản xuất kịp thời nhằm góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp của địa phương, tiến đến ổn định năng suất trên một vùng trọng điểm lúa phía Nam tỉnh Quảng Trị. Trao đổi với chúng tôi, Giám đốc Sở Nông nghiệp&Phát triển nông thôn Nguyễn Văn Bài hồ hởi: “ Tiểu dự án Chống lũ cho vùng trũng Hải Lăng, Quảng Trị nhằm tạo ra thế ổn định và phát triển bền vững về phòng ngừa và giảm thiểu có hiệu quả tác hại do thiên tai gây ra đối với tính mạng, tài sản của nhân dân trong vùng. Đồng thời thúc đẩy công tác xoá đói giảm nghèo bằng sự chủ động về mùa vụ. Tận dụng hết diện tích đất nông nghiệp bị hoang hóa để thâm canh và chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Rồi đây, vùng chiêm trũng Hải Lăng sẽ bội thu những mùa vàng”. Bài, ảnh: Minh Tuấn



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Chế ngự “thủy thần”
00:33 02/03/2025

Hải Lăng là vùng thấp trũng, nhiều địa phương trong huyện có vị trí địa lý thấp hơn mực nước biển từ 0,8 m đến gần 1,2 m. Vì thế, mùa lũ ở Hải Lăng trở thành ...

Trở lại vùng càng
02:16 29/12/2024

Vùng càng, mảnh đất đặc trưng nhất của huyện Hải Lăng không chỉ bởi nơi đây là vựa lúa của tỉnh, mà còn là một vùng sông nước có nhiều đặc sản cá tôm. Mùa khô, ...

Tóc mẹ thơm mùi nhớ

Tóc mẹ thơm mùi nhớ
2:19 sáng Thứ 6

QTO - Những lần về quê, khi ráng chiều buông dài trên xóm nhỏ, tôi thường len lỏi dưới những tán cây quanh nhà, nâng niu hái từng chiếc lá sả, lá chanh. Có...

Thợ nề muôn nỗi buồn vui

Thợ nề muôn nỗi buồn vui
03:31 18/07/2009

(QT) - Hàng năm cứ đến ngày 24/11 âm lịch, những người thợ nề (còn gọi là thợ xây, thợ hồ) lại tụ tập bên nhau để tưởng nhớ ông Tổ của nghề.  Trong buổi gặp mặt này thường là...

“Ông chủ” trang trại dế vùng biên

“Ông chủ” trang trại dế vùng biên
06:38 13/07/2009

(QT) -Vừa tròn 26 tuổi nhưng chàng trai Nguyễn Khương, ở thôn Cao Việt (thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hoá, Quảng Trị) đã làm cho không ít người ngạc nhiên bởi anh đã trở thành...

Về miền... trang trại

Về miền... trang trại
04:12 10/07/2009

(QT) - Xã có 1.557 hộ dân, 6.225 nhân khẩu nhưng có trên 120 trang trại đạt tiêu chí của Bộ NN & PTNT, nghĩa là cứ khoảng 13 hộ dân, gần 53 nhân khẩu thì có 1 trang trại;...

Đi Thái Lan xem... nuôi bò (Kỳ 1)

Đi Thái Lan xem... nuôi bò (Kỳ 1)
03:54 08/07/2009

(QT) - Khi dòng người đổ xô sang Thái Lan và các nước trong vùng Đông Nam Á du lịch để hưởng các tour khuyến mãi (giá chỉ còn một nửa so với trước đây, thời kỳ chưa suy thoái...

Sang Thái Lan xem... chợ bò (Kỳ 2)

Sang Thái Lan xem... chợ bò (Kỳ 2)
03:51 08/07/2009

(QT) - Nếu không có phương tiện hiện đại và hệ thống giao thông thuận tiện thì chỉ trong vài ngày ngắn ngủi chúng tôi không thể nào “ngang dọc” trên đất Thái như chuyến đi vừa...

Thưởng thức cà phê bằng trái tim...

Thưởng thức cà phê bằng trái tim...
06:08 04/07/2009

(QT) - Quán có một cái tên giản dị, Tâm cà phê. Đã hơn một tháng nay, quán nhỏ nằm bên đường Nguyễn Huệ, nhà số 75 B- Nguyễn Huệ (thị xã Đông Hà, Quảng Trị) này đã trở thành...

Thời tiết

23°C - 28°C
Có mây, có mưa rào
  • 23°C - 27°C
    Nhiều mây, có mưa nhỏ
  • 22°C - 27°C
    Nhiều mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long