Cập nhật: Thứ 6, 10/07/2009 | 11:12 GMT+7

Về miền... trang trại

(QT) - Xã có 1.557 hộ dân, 6.225 nhân khẩu nhưng có trên 120 trang trại đạt tiêu chí của Bộ NN & PTNT, nghĩa là cứ khoảng 13 hộ dân, gần 53 nhân khẩu thì có 1 trang trại; một xã bán sơn địa với phần lớn dân cư sống nhờ nông nghiệp mà tổng nguồn nguồn thu trên địa bàn năm 2008 đạt trên 64 tỉ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt gần 10 triệu đồng, những con số ấn tượng này chắc chỉ có ở Vĩnh Thủy (Vĩnh Linh, Quảng Trị)... Đánh bạc với núi rừng Nhắc đến Vĩnh Thủy, người ta nhớ ngay đến vùng Lâm - Sơn - Thủy (gồm 3 xã Vĩnh Sơn, Vĩnh Lâm, Vĩnh Thủy của huyện Vĩnh Linh), một vựa lúa cung cấp phần lớn lương thực cho huyện Vĩnh Linh và một số địa phương khác trong tỉnh. Cây lúa từ bao đời nay gắn bó với người nông dân Vĩnh Thủy, trở thành một thế mạnh của xã, mang lại cuộc sống ấm no cho bao hộ gia đình. Nhưng có một ngày, người dân Vĩnh Thủy phát hiện ra rằng, họ không chỉ được thiên nhiên ban tặng những mảnh ruộng phì nhiêu màu mỡ, họ còn có những quả đồi mênh mông đang chìm khuất giữa bạt ngàn lau lách. Những quả đồi ấy đang từng ngày từng giờ chờ đợi bàn tay người khai phá. Anh Phan Ngọc Nghĩa, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Thủy, nhớ lại: "Không phải bây giờ mà ngay từ trước năm 1993, xã đã xác định kinh tế gò đồi sẽ là một thế mạnh mang tính chiến lược trong phát triển kinh tế của địa phương. Nhưng nắm được thế mạnh ấy là cả một quá trình, đòi hỏi sự quyết đoán, mạnh bạo và tính kiên nhẫn. Ngay cả việc tuyên truyền, vận động làm sao để người dân mạnh dạn từ bỏ sự bình ổn, yên ấm nhờ vào cây lúa từ bao đời nay để lên đánh bạc với núi rừng hoang vu cũng đã là một bài toán khó". Năm 1993, được sự hỗ trợ của dự án kinh tế mới Bắc sông Bến Hải, xã đã tiến hành vận động nhân dân thực hiện dự án phủ xanh đất trống đồi núi trọc, tạo lập các mô hình trang trại trồng cây cao su, cây lâm nghiệp, cây ăn quả. Mỗi hộ dân sẽ được hỗ trợ cơ sở vật chất kỹ thuật để ổn định cuộc sống ban đầu cũng như miễn các khoản đóng góp. Buổi đầu, nhiều hộ dân chần chừ. Ra đi, nghĩa là chấp nhận làm lại từ đầu mà thành công hay thất bại chỉ được giải đáp sau 5, 10 năm chứ không phải là 1 hay 2 ngày. Anh Nghĩa kể, xã phải kiên trì vận động, 1 lần không thông thì 2 lần, 2 lần không được thì nhiều lần. Cuối cùng cũng có vài hộ dân, rồi nhiều hộ dân quyết chí ra đi làm ăn và hy vọng ở một miền đất mới. Đến hôm nay, 16 năm sau, hoặc sớm hơn, câu trả lời đã có. Canh bạc ấy, người nông dân Vĩnh Thủy đã thắng, thắng giòn giã...

Mô hình trang trại tổng hợp của ông Lê Kha
Anh Nghĩa hồ hởi: "Tính đến nay, toàn xã đã có 64 hộ, 225 nhân khẩu thực hiện di dân lên vùng kinh tế mới cùng với chừng 300 hộ theo hình thức giãn dân, chân đồi chân đồng. Những quả đồi hoang hóa giờ đã biến thành những rừng cao su, cây lâm nghiệp, cây ăn quả trù phú với trên 120 trang trại, 1.008 ha cao su, 1.700 ha cây lâm nghiệp và 50 ha cây ăn quả. Riêng cao su hiện có 385 ha đã cho khai thác với sản lượng mủ hàng năm khoảng 2.700 tấn, thu nhập từ 10 - 11 tỉ đồng, bình quân thu nhập của những hộ trồng cao su đạt từ 500 nghìn đến 1,2 triệu đồng/ngày, cá biệt có hộ thu từ 1,5 - 1,7 triệu đồng/ngày. Ngoài cao su, thu nhập từ 1.700 ha cây lâm nghiệp mỗi năm mang về cho người dân Vĩnh Thủy khoảng 2,5 - 3 tỉ đồng, phong trào chăn nuôi trong dân mỗi năm mang về trên 8 tỉ đồng, 200 hộ kinh doanh dịch vụ tạo nguồn thu mỗi năm khoảng 5 tỉ đồng..., những mô hình cho thu nhập 50 - 80 triệu đồng/năm xuất hiện ngày càng nhiều như cá - lúa, chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp, sản xuất cá giống... Ở một địa bàn bán sơn địa với phần lớn người dân sống nhờ nông nghiệp mà mỗi mô hình phát triển kinh tế đều gắn với tiền tỉ, nghe phấn chấn lắm. Những giấc mơ triệu phú

Chủ trang trại Lê Chí Linh và vườn cây ăn quả của mình
Chúng tôi ngược lên miền Tây Vĩnh Thủy. Hai bên đường, những vườn cây trĩu quả, hàng hàng cao su ngút ngàn căng tràn nhựa sống, giữa màu xanh no ấm ấy là những ngôi nhà khang trang, đầy đủ tiện nghi sinh hoạt. Qua chưa hết 10 cây số đường đồi trập trùng thì cả người và xe đều... bê bết bụi. Anh Lợi, cán bộ UBND xã Vĩnh Thủy, cười như thanh minh: "Nếu nói về chất lượng cuộc sống thì cái mà người dân ở đây thiếu là một con đường. Bê tông hóa giao thông nông thôn là một công việc còn khó gấp ngàn lần việc đưa dân lên lập nghiệp mười mấy năm trước. Bởi vì mỗi nhà độc chiếm một quả đồi, cách nhau cả cây số, dù làm theo tỉ lệ 60/40 (Nhà nước 60%, nhân dân đóng góp 40%) cũng là điều không tưởng". Biết vậy nhưng vẫn thấy hào hứng vì thi thoảng lại bắt gặp những chuyến xe miệt mài chở đầy chăn ga, gối nệm, ti vi, tủ lạnh... ngược miền Tây. Hỏi ra mới biết, ở đây, những tiện nghi sinh hoạt này đều được tư thương ở huyện mang lên chào bán tận nơi, các Thượng đế chỉ việc chọn hàng và trả tiền. Anh Lê Chí Linh, Bí thư Chi bộ kiêm Chủ nhiệm HTX Tân Thủy kiêm ông chủ trang trại tiếp chúng tôi trong căn nhà đầy đủ tiện nghi nằm lẩn khuất giữa một vườn cây trĩu quả. Anh mở đầu câu chuyện bằng một đoạn hồi ức nhọc nhằn nhưng đầy quyết tâm: "Hồi đó, vùng này còn hoang vu lắm, chỉ toàn lau lách, hố bom và cả thú dữ. Năm 1993, tôi dắt díu vợ con lên đây lập nghiệp với tài sản duy nhất là một chiếc Cup 81 (đổi lại một căn nhà ở Nông trường Bến Hải) và một trăm thứ không. Không đường, không điện (năm 2006 mới có), không cả hàng xóm láng giềng. Vợ tôi nản thực sự, chỉ muốn bỏ về cho xong. Tôi nghĩ, đã quyết chí ra đi thì không trở về, mà về cũng khổ, cứ cắn răng lại mà làm lụng và hy vọng. Thế là tôi lao vào khai hoang trồng rừng, lập trang trại. Rãnh, tôi vác máy đi rà phế liệu, đi săn thú, trồng ngô, trồng sắn để có thêm thu nhập. Ngày qua ngày, tháng qua tháng, năm lại năm, bao nhiêu lớp da trên bàn tay này đã lột đi mới có được như ngày hôm nay. Có người bảo, dân Tân Thủy chúng tôi sướng thật, nông dân mà mỗi ngày thu tiền triệu, tiện nghi sinh hoạt cái gì cũng có. Điều đó đúng, nhưng chưa đủ bởi vì chúng tôi phải đánh đổi bằng bao nhiêu năm nhọc nhằn mới có được". Lên lập nghiệp từ những ngày đầu dự án phủ xanh đất trống đồi núi trọc được triển khai, giờ đây anh Lê Chí Linh đã có trong tay 3,5 ha cao su (2 ha đang cho khai thác), 4,5 ha rừng, 4 ha sắn, 150 cây ăn quả, 500 gốc tiêu, hàng trăm con gà, chăn nuôi bò và đang "lấn sân" sang thị trường dịch vụ đám cưới. Những tháng cao điểm có khoảng 40 lao động về làm việc cho anh. Tôi đùa: "Xưa cực khổ mới phải nai lưng ra làm việc, giờ sung túc rồi, cần gì phải ôm đồm nhiều thế?". Linh nói dứt khoát: "Xưa tôi làm vì miếng cơm manh áo. Giờ tôi làm vì tham vọng. Và, nói nhỏ nhé, vì mình là cán bộ, phải gương mẫu chứ. Chừng nào còn sức tôi sẽ còn làm nữa". Chúng tôi men theo con đường mòn ngoằn ngoèo vượt qua một khoảng rừng trơ trụi, cháy nham nhở như vừa trải qua một trận càn để đến thăm trang trại của ông Lê Kha, người đang nắm giữ kỷ lục ở Vĩnh Thủy với 12 ha cao su. Ông Kha cười tươi rói: "Rừng của tôi đấy, 35 ha vừa bán xong, đang cày đất để chuẩn bị trồng lại". Rồi ông khoát tay: "Còn bên này là cao su, 12 ha cả thảy, cho con cái 4 ha, bán 2 ha, của tôi còn 6 ha (5 ha đang khai thác, 3 tháng đầu năm 2009 thu về 50 triệu). Bên này nữa là 0,5 ha ao cá...". Không cần phải tính đến nguồn thu hàng năm, chỉ cần nhìn ngôi nhà rộng thênh thang nằm giữa trang trại mênh mông và nụ cươi mãn nguyện trên gương mặt xạm đen của ông Kha cũng đủ khiến nhiều người phải mơ ước. Cũng như anh Linh, ông Lê Kha chỉ nói đơn giản: "Làm kinh tế đương nhiên phải tính toán đến thu nhập, lợi nhuận. Nhưng với chúng tôi bây giờ, kiếm tiền chỉ là thứ yếu, quan trọng là được lao động, được đổ mồ hôi vì một điều gì đó rất khó lý giải". "Giấc mơ triệu phú?", tôi hỏi. Ông Kha chỉ cười. Hàng trăm ông chủ nông dân ở Vĩnh Thủy cũng chỉ cười nhẹ tênh như vậy bởi họ biết, mỗi bát cơm ngon họ ăn, mỗi tiện nghi đắt tiền họ dùng hôm nay là sự đền bù xứng đáng cho những giọt mồ hôi mà họ đã đổ xuống để những quả đồi hoang hóa này được hồi sinh. Rời Vĩnh Thủy trong miên man màu xanh bất tận của núi rừng, hoa trái, bất giác, tôi buột miệng: "Với sự khởi sắc của kinh tế gò đồi, nay mai vùng phía Tây của Vĩnh Thủy chắc trở thành làng triệu phú không biết chừng". Anh Nghĩa cười kín đáo: "Chủ trương của xã là sẽ dừng lại ở con số 1.008 ha cao su, không mở rộng thêm nữa mà đầu tư vào chiều sâu, phát triển các loại hình dịch vụ như vận chuyển, chế biến... để ổn định đầu ra cho sản phẩm của người nông dân. Muốn phát triển vững chắc cần phải có sự đồng đều, chặt chẽ giữa các ngành kinh tế, nếu chỉ lệ thuộc vào một ngành, như cao su chẳng hạn, thì lỡ khi mất mùa, rớt giá hay thiên tai tàn phá, hậu quả thật khó lường". Đó là chủ trương của xã, đúng hay sai rồi thời gian sẽ kiểm chứng, chỉ biết rằng, trong giấc mơ triệu phú đang hiện hữu từng ngày, từng giờ, những người nông dân Vĩnh Thủy sẽ vẫn chắt chiu, cần cù vì một điều gì đó rất khó lý giải như 16 năm nay họ đã chắt chiu, cần cù... Bài và ảnh: DIỆU THÔNG, TƯỜNG VY



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Nông dân làm giàu từ trang trại tổng hợp
23:16 18/03/2024

Với sự kiên trì, tích cực học hỏi để chuyển đổi sản xuất theo hướng liên kết, tại huyện Vĩnh Linh, nhiều nông dân đã lập nghiệp thành công với mô hình trang ...

Nuôi dê bán chăn thả cho thu nhập cao
22:05 15/08/2023

Người dân thôn Thủy Ba Đông, xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh luôn tấm tắc khen ngợi sự vượt khó vươn lên làm kinh tế hiệu quả từ nuôi dê của bà Trần Thị Tĩnh. Bà ...

Nuôi gà gia công lãi 450 triệu đồng/năm
22:53 31/10/2022

Nhờ nhanh nhạy, dám nghĩ, dám làm, ông Nguyễn Đăng Khoa, ở thị trấn Bến Quan, huyện Vĩnh Linh từng bước xây dựng thành công mô hình trang trại tổng hợp với ...

Tóc mẹ thơm mùi nhớ

Tóc mẹ thơm mùi nhớ
2:19 sáng Thứ 6

QTO - Những lần về quê, khi ráng chiều buông dài trên xóm nhỏ, tôi thường len lỏi dưới những tán cây quanh nhà, nâng niu hái từng chiếc lá sả, lá chanh. Có...

Đi Thái Lan xem... nuôi bò (Kỳ 1)

Đi Thái Lan xem... nuôi bò (Kỳ 1)
03:54 08/07/2009

(QT) - Khi dòng người đổ xô sang Thái Lan và các nước trong vùng Đông Nam Á du lịch để hưởng các tour khuyến mãi (giá chỉ còn một nửa so với trước đây, thời kỳ chưa suy thoái...

Sang Thái Lan xem... chợ bò (Kỳ 2)

Sang Thái Lan xem... chợ bò (Kỳ 2)
03:51 08/07/2009

(QT) - Nếu không có phương tiện hiện đại và hệ thống giao thông thuận tiện thì chỉ trong vài ngày ngắn ngủi chúng tôi không thể nào “ngang dọc” trên đất Thái như chuyến đi vừa...

Thưởng thức cà phê bằng trái tim...

Thưởng thức cà phê bằng trái tim...
06:08 04/07/2009

(QT) - Quán có một cái tên giản dị, Tâm cà phê. Đã hơn một tháng nay, quán nhỏ nằm bên đường Nguyễn Huệ, nhà số 75 B- Nguyễn Huệ (thị xã Đông Hà, Quảng Trị) này đã trở thành...

Khôi phục danh phận cho bà Vương phi họ Lê

Khôi phục danh phận cho bà Vương phi họ Lê
03:17 03/07/2009

(QT) - Để làm sáng rõ danh phận cũng như công lao trong việc chiêu dân lập ấp của bà Vương phi họ Lê, người làng Sa Lung, châu Minh Linh (tức làng Sa Trung, xã Vĩnh Long, Vĩnh...

Lắng nghe thành phố...

Lắng nghe thành phố...
04:35 28/06/2009

(QT) - Ký ức đầu tiên của tôi về Đông Hà (Quảng Trị) bao giờ cũng là khu chợ ồn ào nằm bên sông Hiếu, tấp nập trên bến dưới thuyền.  Có lẽ tại thời sinh viên, mỗi lần từ Hồ Xá...

Bên dòng sông tâm linh

Bên dòng sông tâm linh
03:59 27/06/2009

(QT) - Nằm soi mình bên dòng Thạch Hãn- dòng sông tâm linh, Thành Cổ- Quảng Trị có dáng đứng uy nghi, trầm mặc như biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng với...

Thời tiết

23°C - 28°C
Có mây, có mưa rào
  • 23°C - 27°C
    Nhiều mây, có mưa nhỏ
  • 22°C - 27°C
    Nhiều mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long