Cập nhật:  GMT+7

Phụ nữ làm báo vì đam mê và cống hiến

Dẫu biết nghề báo đối với phụ nữ rất vất vả, gặp không ít thử thách nhưng vì đam mê, nhiều chị em vẫn chọn. Không chỉ quyết tâm khắc phục khó khăn để sống, làm việc, cống hiến hết mình với nghề, nhiều nhà báo nữ còn tròn vai của một phụ nữ trong gia đình.

Phụ nữ làm báo vì đam mê và cống hiến

Nhà báo Kô Kăn Sương, Báo Quảng Trị tác nghiệp viết bài phát triển nghề làm chổi đót ở Hướng Hoá - Ảnh: NGỌC TRANG

Hiện nay, ở Quảng Trị có khoảng hơn 50 nhà báo nữ là hội viên Hội Nhà báo Việt Nam đang công tác tại các cơ quan thông tấn báo chí địa phương và trung ương đóng trên địa bàn tỉnh. Dù được phân công vị trí việc làm nào trong đơn vị, các nữ nhà báo luôn nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ. Nhiều chị khẳng định được vai trò, vị trí của mình trong xã hội, xông xáo đi đầu nguồn sự kiện, không ngại khó khăn về thời gian, địa hình, để đưa thông tin kịp thời đến bạn đọc báo, xem truyền hình và nghe đài.

Có những nữ nhà báo công tác lâu năm vẫn giữ được nhiệt huyết với nghề như những ngày đầu mới làm báo. Với tấm bằng Cử nhân chuyên ngành Ngữ văn của Trường Đại học Khoa học Huế, chị Lâm Hạnh, Trưởng Phòng Văn nghệ - Chuyên đề, Đài PT-TH tỉnh chọn nghề báo chỉ đơn giản vì nghĩ rằng đây là một công việc phù hợp với ngành mình được học.

Nhưng sau một thời gian gắn bó với nghề, chị ngày càng yêu thích công việc hơn bởi với chị, nghề này giúp chị được đi đến nhiều nơi, được gặp gỡ rất nhiều người. Thông qua các tác phẩm báo chí của mình, chị phản ánh sinh động những câu chuyện chân thực, góp phần lan tỏa thông điệp về những điều tốt đẹp nhất của cuộc sống, đóng góp tích cực vào công tác tuyên truyền định hướng xây dựng và phát triển KT-XH, đảm bảo QP-AN ở địa phương.

“Tôi nghĩ rằng, công việc làm báo cũng như những công việc khác đều có những nguyên tắc, quy định cần phải tuân thủ. Tuy nhiên, nếu chúng ta thực hiện công việc của mình nghiêm túc cộng thêm sự đam mê và sáng tạo thì sẽ khắc phục được những khó khăn để tạo nên những thuận lợi cho công việc của mình. Nghề báo cũng như nhiều nghề khác không nên có sự phân biệt giữa nam giới và nữ giới. Bởi vì, chúng ta đang hướng đến một sự bình đẳng nam, nữ và điều này nên bắt đầu từ sự bình đẳng trong công việc”, chị Hạnh cởi mở.

Phụ nữ làm báo phải đối mặt với nhiều nguy hiểm nhưng trên tất cả là lòng yêu nghề, họ luôn trăn trở, tìm kiếm những đề tài mới lạ, phản ánh kịp thời các sự kiện “nóng” xảy ra trên địa bàn tỉnh... Tuy nhiên, các chị vẫn không quên thường xuyên trau dồi đạo đức nghề nghiệp, chuyên môn nghiệp vụ, có giải pháp đổi mới phương thức làm báo phù hợp, hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu thông tin báo chí trong tình hình mới. Đặc biệt, nhiều chị tiếp cận với các công nghệ mới, xu hướng mới của báo chí hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm báo chí.

Hơn 20 năm làm Báo Đảng, Trưởng Phòng Văn hóa - Xã hội, Báo Quảng Trị Phan Hoài Hương luôn nghiên cứu, tìm kiếm những đề tài hay, chi tiết “đắt”, dày công xây dựng nên nhiều tác phẩm báo chí chất lượng. Bên cạnh đó, chị tích cực hưởng ứng tham gia các cuộc thi giải báo chí tỉnh, quốc gia và đoạt nhiều giải cao.

Chị Hương chia sẻ: “Điều quyết định nhất trong mỗi tác phẩm báo chí vẫn là tâm huyết của người làm báo và cần nhiều hơn nữa sự nỗ lực và tâm huyết của mỗi nhà báo, phóng viên, đặc biệt là với phóng viên nữ. Bởi nếu có tâm huyết thì phóng viên mới xông xáo, lăn lộn thực tế, trăn trở về những vấn đề muốn viết và nên viết, từ đó có tác phẩm chất lượng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ tuyên truyền”.

Một số nhà báo nữ đơn thân phải đảm nhiệm vai trò vừa làm cha, vừa làm mẹ nhưng không khi nào họ cho đó là áp lực của cuộc sống mà xem là động lực để nỗ lực nhiều hơn trong công việc và sống vì nghề, vì con.

“Tất nhiên, cũng sẽ có thời điểm khó khăn, những lúc gia đình và công việc không trôi chảy như mình mong muốn. Nhưng tôi thấy rằng, tôi đã may mắn khi có một công việc mà mình rất yêu thích, có một cậu con trai thương mẹ, có những người đồng nghiệp luôn quan tâm và được cơ quan tạo điều kiện tối đa để sắp xếp vẹn tròn cả cuộc sống lẫn công việc. Vì vậy, tôi một mình nhưng không đơn độc”, chị Phùng Mai Linh công tác ở Phòng Thời sự, Đài PT-TH tỉnh bộc bạch.

Nhiều nhà báo vẫn tiếp tục không quản hiểm nguy, khó khăn, gian khổ, dũng cảm thâm nhập thực tế, kịp thời đưa tin về những sự kiện nóng, các vấn đề bức xúc, dịch bệnh, thiên tai... để có những tác phẩm hay, phản ánh kịp thời, chân thực.

Nhà báo Lê Thị Thanh Thủy công tác tại Cơ quan thường trú Thông tấn xã Việt Nam tại Quảng Trị cho hay: “Phóng viên thường trú luôn ở trong tâm thế sẵn sàng xông pha lên đường tác nghiệp tại các điểm “nóng”, đặc biệt là thiên tai, dịch bệnh. Đối với phụ nữ làm báo thì việc tác nghiệp đa năng (vừa quay phim, chụp ảnh, phỏng vấn, dẫn hiện trường, thu thập thông tin...) trong các thời điểm như vậy không dễ dàng, nhất là những người có con nhỏ, chồng công tác xa nhà.

Phụ nữ làm báo cần phải giữ được sự hài hòa giữa tình yêu nghề và trách nhiệm của người vợ, người mẹ. Do đó, chúng tôi luôn ý thức rằng, bên cạnh việc thực hiện đưa thông tin kịp thời, đúng, trúng, chất lượng thì chúng tôi phải tự bảo vệ bản thân phải an toàn vì sau lưng mình còn có gia đình”.

Với đặc thù Quảng Trị có đồng bào dân tộc thiểu số khá đông, các đơn vị báo chí trên địa bàn tỉnh tuyển dụng và đào tạo một số phóng viên, biên tập viên nữ là người Vân Kiều, Pa Kô làm ở những vị trí công việc phù hợp, đáp nhu cầu thông tin của độc giả, người xem, nghe đài.

Chị Hồ Thị Thới, người dân tộc Vân Kiều, Biên tập viên - Phát thanh viên tiếng Brũ - Vân Kiều, Đài PT-TH Quảng Trị vui vẻ nói: “Để làm tốt nhiệm vụ được giao, ngoài thuận lợi là người nói được tiếng Vân Kiều, quen thuộc với văn hóa, phong tục tập quán, tiếng nói của đồng bào, tôi tự tìm tài liệu, tự đi tìm thầy để học và hằng ngày phải tự bổ sung thêm từ vựng, kiến thức từ những người có kinh nghiệm để dịch, đọc cho chính xác. Với nhiệm vụ này, tôi mong muốn góp phần vào công tác bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương”.

So với nam giới làm báo thì phụ nữ làm nghề này vất vả hơn nhiều, phải luôn nỗ lực gấp nhiều lần để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Bởi họ vốn được xem là phận nữ nhi “tay yếu, chân mềm”, vừa phải thực hiện thiên chức làm mẹ, bổn phận làm dâu, làm vợ lại vừa phải xông xáo đi đầu trên mặt trận thông tin tuyên truyền.

Không kể ngày lễ, Tết, trời mưa hay nắng, họ cố gắng không ngừng nghỉ để xây dựng nên những tác phẩm báo chí chất lượng. Hơn tất cả, phụ nữ đã dấn thân vào nghề báo là vì lòng đam mê, yêu nghề cháy bỏng. Vì vậy, nhiều nhà báo nữ khi được hỏi nếu được chọn lại nghề thì họ trả lời: “vẫn chọn nghề làm báo”.

Ngọc Trang

Tin liên quan:
  • Phụ nữ làm báo vì đam mê và cống hiến
    Nghề không dành cho phái yếu

    Khi lựa chọn gắn bó với công việc vốn không dành cho phái yếu, những người phụ nữ này đã lường trước được nỗi vất vả, khó khăn. Thế nhưng vì sở thích, đam mê và cũng vì mưu sinh, họ đã nỗ lực bám trụ với nghề, tỏa hương cho đời theo những cách rất riêng.

  • Phụ nữ làm báo vì đam mê và cống hiến
    Những phụ nữ lấy công việc làm niềm vui

    Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 là ngày lễ tôn vinh “một nửa của thế giới”. Vì thế, trong ngày này, các bà, các mẹ, các chị thường có khoảng thời gian được nghỉ ngơi, thư giãn, nhận lời chúc mừng, món quà hay bông hoa tươi thắm từ những người thân yêu. Thế nhưng, đối với một số phụ nữ, do gánh nặng mưu sinh, ngày 8/3 cũng như bao ngày thường trôi qua với công việc bận rộn, vất vả. Luôn giành về mình sự cực nhọc để toàn tâm, toàn ý chăm lo cho cuộc sống gia đình đã làm sáng đẹp thêm phẩm tính đảm đang, chịu thương, chịu khó vốn có của người phụ nữ và xứng đáng được xã hội tôn vinh.

  • Phụ nữ làm báo vì đam mê và cống hiến
    Tỏa sáng bằng sự cống hiến

    Tuy mỗi người một công việc, hoàn cảnh, cá tính... nhưng Trung úy Lưu Văn Sơn, chị Hồ Thị Lương và bác sĩ Mai Thanh Tuấn gặp nhau ở sự nỗ lực vượt qua khó khăn, thử thách để cống hiến nhiều hơn cho cộng đồng. Chính điều đó đã góp phần giúp họ vinh dự được chọn là gương mặt trẻ tiêu biểu tỉnh Quảng Trị năm 2021.


Ngọc Trang

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Về một giấc mơ trên mảnh đất người đời

Về một giấc mơ trên mảnh đất người đời
2024-07-03 11:08:00

QTO - Gần một năm nay có một khu đô thị được những người dân dùng các mạng xã hội chụp ảnh và post lên facebook hoặc instagram với địa danh được “tag” kèm...

Yoga lan tỏa thông điệp hòa bình

Yoga lan tỏa thông điệp hòa bình
2024-07-03 05:50:00

QTO - Từ nhiều miền quê trong và ngoài tỉnh, gần 1.000 huấn luyện viên, học viên các câu lạc bộ Yoga đã hội tụ tại Quảng trường Giải phóng, thị xã Quảng...

Sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
2024-06-19 05:35:00

QTO - Chỉ còn vài ngày nữa sẽ diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Kỳ thi này diễn ra từ ngày 26- 29/6/2024. Đến thời điểm này, các phần việc chuẩn bị...

Những cán bộ “quân hàm xanh” tiêu biểu

Những cán bộ “quân hàm xanh” tiêu biểu
2024-06-19 05:20:00

QTO - Bằng nhiều cách làm khác nhau, thời gian qua, cán bộ, chiến sĩ “quân hàm xanh” đã tích cực đẩy mạnh phong trào thi đua quyết thắng do Bộ đội Biên...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết