{title}
{publish}
{head}
Cho đến nay, bao nhiêu năm đã trôi qua nhưng ấn tượng trong tôi về Tổng Biên tập (TBT) đầu tiên của Báo Quảng Trị sau ngày tỉnh Quảng Trị lập lại năm 1989 vẫn còn sâu đậm. Ông là Trần Trọng Tốn, quê ở làng Cam Lộ, xã Cam Thành (cũ), nay là thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ, sống giản dị, hòa đồng với anh chị em trong cơ quan, là thủ trưởng đứng đầu cơ quan, không bao giờ nặng lời, la mắng ai nhưng ông rất kiên quyết trong đấu tranh chống tiêu cực.
Lãnh đạo Báo Quảng Trị gặp mặt, chúc mừng đồng chí Trần Trọng Tốn tròn 90 tuổi - Ảnh: L.T
Tổng Biên tập sống giản dị, hòa đồng
Thời kỳ những năm đầu tỉnh Quảng Trị mới lập lại, TBT Trần Trọng Tốn thường đi họp, đi làm trên chiếc xe đạp, mỗi ngày cả chiều đi và chiều về khoảng hơn 20 km. Mãi tới năm 1992 ông mới có được chiếc xe Honda cũ để đi làm. Năm Giáp Thìn 2024 này ông bước vào tuổi thượng thọ (90 tuổi) đi lại khó khăn nhưng vẫn còn minh mẫn lắm.
Những năm đầu mới lập lại tỉnh, cơ quan Báo Quảng Trị làm việc trong một ngôi nhà cấp 4 trên đường Trần Hưng Đạo. Ngôi nhà tuy nhỏ và nóng bức trong những ngày hè, nhưng vẫn có không gian để làm việc. Phía sau nhà có căn phòng nhỏ để ăn uống, nghỉ ngơi cho một số người làm báo ít ỏi lúc đó.
Vào đầu những năm 1990 nhiều cán bộ, phóng viên của báo vẫn còn trẻ, độc thân, hoặc nhà ở xa, đi lại khó khăn (phương tiện chủ yếu là xe đạp) nên nhiều người ăn cơm tập thể, mỗi bữa ăn chỉ vài ngàn đồng nhưng được chị em cấp dưỡng luôn quan tâm để bữa ăn tươm tất. Đồng chí TBT nhà ở huyện Cam Lộ đi về khá xa nên buổi trưa cũng ăn cơm với anh em. Có gì ăn nấy, không bao giờ chê bai, nề hà, chỉ có điều bữa ăn hằng ngày đồng chí thích ăn kèm các loại ớt trái cay xé lưỡi mà không biết sao nhiều người cùng có sở thích ăn ớt...
Buổi chiều, mấy chị bán hàng rong như: cháo vịt, bánh canh, bánh bột lọc ghé vào cơ quan báo đều có người mua, ông cũng mua hàng bán rong, nhiều khi ngồi bệt, chồm hổm xuống đất ăn uống như bao người khác. Khi cơ quan chuyển lên xây dựng trụ sở mới ở 26 Trần Hưng Đạo, cuộc sống của nhiều cán bộ, viên chức được cải thiện, nhiều người đã có gia đình, sắm được xe máy thì bếp ăn tập thể cũng không còn nữa.
Không chỉ có lối sống giản dị, gần gũi với mọi người mà đồng chí TBT còn nhường nhịn, nhận phần thiệt thòi về mình. Hồi đầu những năm mới lập lại, tỉnh có chủ trương cấp đất làm nhà ở cho lãnh đạo các sở, ban, ngành chuyển từ tỉnh Bình Trị Thiên ra Đông Hà, mỗi hộ được cấp đất rộng vài trăm mét vuông. Tỉnh còn có chủ trương cho cán bộ vay tiền làm nhà.
Lúc đó, Báo được cấp đất 2 suất, đồng chí TBT là cán bộ chuyển từ tỉnh Bình Trị Thiên ra, là thủ trưởng cơ quan được ưu tiên số một nhưng đồng chí từ chối không nhận mà nhường suất cấp đất ở mặt tiền đường Lê Lợi cho một chị cấp dưỡng có 3 con nhỏ... Đó là sự hy sinh, nhường nhịn rất đáng trân trọng, bởi ai cũng biết chỉ cần được cấp đất thời gian sau nếu bán cũng được một khoản tiền khá lớn.
TBT Trần Trọng Tốn cũng để lại những kỷ niệm khó quên, nhất là những lần dẫn cán bộ cơ quan đi hội thảo ở các tỉnh trong khu vực miền Trung - Tây Nguyên, ông luôn chú ý làm sao để sau ngày dự hội thảo trở về có được quà cho những người ở nhà. Bởi thế đến địa phương nào thường mua sắm các đặc sản của địa phương đó để làm quà cho anh em.
Sau chuyến đi hội thảo về, TBT tổ chức họp cơ quan, dành nhiều thời gian để truyền đạt lại những nội dung mà lãnh đạo các Báo Đảng trong khu vực đã trao đổi, thảo luận tại hội thảo, đồng chí truyền đạt nội dung sinh động, chi tiết nên đã góp phần nâng cao nhận thức về báo chí cho cán bộ, phóng viên mới vào nghề.
Tôi cũng may mắn có 2 lần đi hội thảo cùng với ông, một lần ở Thanh Hóa năm 1990 và một lần ở tỉnh Đắk Lắk. Hồi đó, lãnh đạo Báo Quảng Trị đi đâu cũng dùng chiếc xe U Oát cũ, chiếc xe gầm rú, oằn mình qua nhiều đoạn đường đèo dốc, ổ gà, ổ trâu. Ngồi trong xe nóng bức, cảm thấy khó chịu.
Xe chạy chậm thỉnh thoảng cũng phải nghỉ dọc đường để “chiếc xe già” lấy lại sức. Lần đi nào có TBT, mọi người cảm thấy an tâm, bởi tính ông vui vẻ, hòa đồng, luôn lo lắng chu toàn. Ông vui tính, kể chuyện tiếu lâm và chịu cuộc sống thiếu thốn như mọi người. Là lãnh đạo cơ quan báo chí, cuộc sống có nhiều cạm bẫy nhưng ông luôn biết sống giữ mình, tránh những cám dỗ ở bên ngoài.
Mạnh mẽ đấu tranh chống tiêu cực
Báo Quảng Trị trong những năm 1990 là một trong những tờ báo địa phương có tiếng nói mạnh mẽ trong phong trào đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí. Nhiều vụ việc được đưa lên báo, thu hút sự quan tâm của bạn đọc. Nhiều bài viết của phóng viên tạo được tiếng vang lớn, giúp cho lãnh đạo tỉnh, các ngành, địa phương khắc phục những hạn chế, thiếu sót.
Qua đó, một số phóng viên cũng khẳng định được vị thế, tạo dựng thương hiệu của mình. Người tiếp sức, đồng hành đường dài để phóng viên mạnh dạn đi trên con đường đầy chông gai ấy là TBT Trần Trọng Tốn.
Ông luôn ủng hộ anh em viết bài phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, phê phán cái xấu. Đấu tranh chống tiêu cực bằng phương tiện báo chí, những người viết báo và người lãnh đạo cơ quan báo chí chịu không ít phiền hà, nhưng với tấm lòng trong sáng, không vụ lợi, quyết tâm góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp, văn minh, lành mạnh nên TBT luôn ủng hộ và kiên định với mục tiêu phòng, chống tham nhũng, tiêu cực mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.
Đồng chí cũng luôn quan tâm đào tạo, xây dựng đội ngũ ngày càng phát triển lớn mạnh, trong những năm 1990-2000, cơ quan báo vừa tuyển dụng có chọn lọc đội ngũ cán bộ, vừa tạo điều kiện để cán bộ, phóng viên được đi đào tạo văn bằng đại học thứ 2, với các chuyên ngành như: Báo chí, Luật, các lớp trung cấp, cao cấp, cử nhân về chính trị... Vì vậy, đến nay có được đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên vững vàng về bản lĩnh chính trị và chuyên môn nghiệp vụ.
Đến nay, đồng chí Trần Trọng tốn đã nghỉ hưu được 30 năm, gia đình ông sống thanh thản ở quê nhà. Những năm sau này, ông ít tham gia các buổi họp, gặp mặt, liên hoan. Ông luôn là chỗ dựa tinh thần để con, cháu học tập, phát triển sự nghiệp, trở thành những cán bộ, công dân hữu ích cho xã hội.
Điều đặc biệt là dù nhiều năm cách xa thế sự nhưng chưa bao giờ nguôi quên trong ông ký ức những năm tháng trẻ tuổi và một thời làm báo sôi nổi, nhiệt tình với nhiều tâm huyết, khát khao...
Hoàng Nam Bằng
NDO - Sáng 12/12, tại trụ sở 71 Hàng Trống, Hà Nội, Báo Nhân Dân phối hợp cùng Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons (CTD) tổ chức Lễ ra mắt chương trình "Xây Tết 2025” với những...
QTO - Công tác truyền thông được xác định là nhiệm vụ quan trọng để tạo nên sự đồng thuận trong việc tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH),...
QTO - Hiện nay, việc sử dụng internet và mạng xã hội (MXH) đang trở thành xu thế chung của thế giới. Theo thống kê của We Are Social (công ty chuyên phân...
QTO - Thực hiện chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2021-2023, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Quảng Trị và Sở Lao động, Thương binh và Xã hội...
QTO - Trước thực trạng cứ mỗi dịp hè về thì trẻ em bị đuối nước lại xảy ra nhiều hơn, anh Nguyễn Tuấn Tùng (30 tuổi), Bí thư Xã đoàn Cam Chính, huyện Cam...
QTO - Trước sự phát triển của khoa học, công nghệ, sự “bùng nổ” của truyền thông đa phương tiện và mạng xã hội, việc đổi mới, nâng cao chất lượng thực hiện...
QTO - Chỉ còn vài ngày nữa sẽ diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Kỳ thi này diễn ra từ ngày 26- 29/6/2024. Đến thời điểm này, các phần việc chuẩn bị...
QTO - Sau hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29 ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành (BCH) Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và...
QTO - Bằng nhiều cách làm khác nhau, thời gian qua, cán bộ, chiến sĩ “quân hàm xanh” đã tích cực đẩy mạnh phong trào thi đua quyết thắng do Bộ đội Biên...
QTO - Thực hiện nội dung số 4 của Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi - (DTTS&MN) giai đoạn...
QTO - Gắn bó với học sinh ở Hướng Hóa khá lâu năm nên thầy Võ Chiến Thuật, giáo viên bộ môn Tiếng Anh, Trường THCS Khe Sanh luôn trăn trở làm thế nào để...
QTO - Dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng nhóm người khuyết tật sản xuất chổi đót xã Đakrông (huyện Đakrông) đã nỗ lực vươn lên để cải thiện sinh kế, giữ nghề...