Cập nhật:  GMT+7

Phát triển văn hóa đọc từ Ngày sách Việt Nam

(QT) - Từ lâu, cả thế giới đều nhìn nhận sách đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống tinh thần của mỗi con người. Nhiều người ví von, sách là chiếc chìa khóa vạn năng mở cửa lâu đài trí tuệ và tâm hồn con người, là người thầy siêu việt thắp sáng trong ta nguồn tri thức vô biên, dạy chúng ta biết sống và biết hy sinh. Đọc sách từ lâu đã trở thành một nhu cầu thiết yếu của xã hội loài người trên thế giới.

Để Ngày sách Việt Nam thực sự trở thành hoạt động thường xuyên, góp phần tôn vinh văn hóa đọc, công tác truyền thông nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về việc đọc sách và phát triển văn hóa đọc là rất cần thiết. Bên cạnh đó, các hoạt động “bề nổi” cần được tổ chức phong phú, hấp dẫn với nhiều hình thức như: Tổ chức triển lãm, hội chợ sách, quyên góp sách tặng trẻ em nghèo, hỗ trợ các thư viện vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; tổ chức đường sách với các gian hàng giới thiệu, bán giá sách ưu đãi, trưng bày sách hay, sách đẹp... ; tổ chức hội thảo, tọa đàm về sách, giao lưu giữa các nhà văn, nhà thơ với độc giả, tổ chức các cuộc thi đọc sách; giới thiệu và tôn vinh các tủ sách gia đình, tủ sách dòng họ; tổ chức “Ngày hội đọc sách” theo từng chủ đề tại các trường học; phát động tổ chức các phong trào, chương trình thu gom sách, ủng hộ sách vở, hỗ trợ cho các trường học vùng sâu, vùng xa, khu vực khó khăn.

Thế nhưng tại Việt Nam, nhu cầu này chưa được xem trọng. Tất nhiên hiện nay có nhiều ý kiến cho rằng, văn hóa đọc đang đứng trước nhiều thách thức chính từ cơ hội do nó đem lại. Đó là mỗi người đều được tiếp cận với một khối lượng tri thức khổng lồ và được quyền lựa chọn những tri thức đó. Nhưng chính điều này lại tiềm ẩn một nguy cơ làm mai một thói quen đọc sách vốn có bởi sự lấn át của các phương tiện nghe nhìn. Văn hóa nghe nhìn thường lôi cuốn mạnh hơn văn hóa đọc, nhất là với xã hội đang phát triển như ở Việt Nam, nơi người dân mới chỉ dừng ở nhu cầu trang bị thông tin và giải trí nhiều hơn nhu cầu bồi dưỡng tri thức. Theo thống kê, dựa trên báo cáo của các thư viện gửi về Bộ VH-TT&DL, năm 2013, người Việt đọc trung bình 0,8 cuốn sách/người/năm (tức là chưa được 1 cuốn sách). Tỉ lệ sách bình quân đầu người tại các thư viện công cộng là 0,38 cuốn. Bà Nguyễn Thị Thanh Mai, Vụ trưởng Vụ Thư viện, cho biết: “So với các nước trong khu vực, tỉ lệ đọc sách của người Việt Nam khá thấp”. Điều đáng lo ngại là ý thức đọc sách để tích lũy tri thức vẫn còn rất hạn chế. Thực tế cho thấy, ngay cả nhiều học sinh, sinh viên ngày nay, lứa tuổi thích khám phá, tìm tòi kiến thức từ sách, cũng rất lười đọc sách. Lớp trẻ ngày nay ít đọc sách hơn thế hệ trước đây. Đây là một tất yếu vì chúng ta đang sống trong thời đại của máy tính, truyền hình, nhưng chắc chắn không có một phương tiện nghe nhìn nào có thể thay thế việc đọc. Vấn đề đặt ra hiện nay đó là xây dựng thói quen đọc sách phải được bắt đầu từ tuổi ấu thơ. Hầu hết những người mê đọc sách đều thú nhận, họ được truyền niềm đam mê từ người thân, từ thói quen đọc sách của cha mẹ hoặc từ những quyển sách được tặng. Chính vì thế, nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hàng năm là Ngày sách Việt Nam. Ngày này được tổ chức với mục đích tôn vinh giá trị của sách, khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của sách trong đời sống xã hội; tôn vinh người đọc và những người tham gia sưu tầm, sáng tác, xuất bản, in, phát hành, lưu giữ, quảng bá sách. Bên cạnh đó, việc tổ chức Ngày sách Việt Nam còn nhằm nâng cao trách nhiệm của các cấp, ngành, cơ quan chức năng và các tổ chức xã hội đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc Việt Nam. Để Ngày sách Việt Nam thực sự trở thành hoạt động thường xuyên, góp phần tôn vinh văn hóa đọc, công tác truyền thông nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về việc đọc sách và phát triển văn hóa đọc là rất cần thiết. Bên cạnh đó, các hoạt động “bề nổi” cần được tổ chức phong phú, hấp dẫn với nhiều hình thức như: Tổ chức triển lãm, hội chợ sách, quyên góp sách tặng trẻ em nghèo, hỗ trợ các thư viện vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; tổ chức đường sách với các gian hàng giới thiệu, bán giá sách ưu đãi, trưng bày sách hay, sách đẹp... ; tổ chức hội thảo, tọa đàm về sách, giao lưu giữa các nhà văn, nhà thơ với độc giả, tổ chức các cuộc thi đọc sách; giới thiệu và tôn vinh các tủ sách gia đình, tủ sách dòng họ; tổ chức “Ngày hội đọc sách” theo từng chủ đề tại các trường học; phát động tổ chức các phong trào, chương trình thu gom sách, ủng hộ sách vở, hỗ trợ cho các trường học vùng sâu, vùng xa, khu vực khó khăn. Và điều quan trọng nhất là, sách không phải để trưng bày, càng không phải sinh ra cho bụi bặm của thời gian và mạng nhện giăng kín. Trong đời sống tinh thần, sách là kho tàng tri thức đóng vai trò rất quan trọng, dạy cho chúng ta cách sống, cách làm người. Vì thế, hãy xem sách như một người bạn gần gũi và xem việc đọc sách như một nhu cầu cần thiết của mỗi người. MINH ANH



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Đảm bảo tính thượng tôn pháp luật

Đảm bảo tính thượng tôn pháp luật
2014-04-19 07:14:27

(QT) - Thời gian qua, dư luận theo dõi sát sao phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án dùng nhục hình đối với 5 bị cáo nguyên là cán bộ, chiến sĩ công an ở Phú Yên. Trước đó, vụ án oan...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết