{title}
{publish}
{head}
Để thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), cùng với chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, tỉnh đã quan tâm thu hút, ưu tiên đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, canh tác tự nhiên, từ đó góp phần quan trọng thay đổi diện mạo các vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh.
Phát triển mô hình trồng cây ăn quả có múi tại thị trấn Bến Quan, huyện Vĩnh Linh -Ảnh: T.L
Thời gian qua, ngành Nông nghiệp và PTNT tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành nhiều chính sách hỗ trợ phát triển nhiều loại cây trồng chủ lực trên địa bàn. Nhờ đó đã đẩy mạnh phát triển sản xuất quy mô lớn, theo hướng hàng hóa, có liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Trên cơ sở các chính sách đã ban hành, kết hợp với những tiềm năng, lợi thế về điều kiện đất đai, khí hậu, tỉnh đã lựa chọn giải pháp để thực hiện thành công Đề án cơ cấu lại ngành Nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, quy trình sản xuất hữu cơ, canh tác tự nhiên, liên kết sản xuất theo chuỗi... gắn với các sản phẩm chủ lực, có lợi thế cạnh tranh, sản phẩm OCOP của tỉnh.
Từ đó, từng bước tạo dựng được những sản phẩm có thương hiệu, giá trị trên thị trường như gạo hữu cơ, hồ tiêu, cà phê, gỗ rừng trồng... giúp thay đổi đời sống người dân khu vực nông thôn, góp phần xây dựng NTM bền vững.
Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có hơn 80 dự án phát triển nông nghiệp, trong đó có hơn 10 dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được áp dụng trên nhiều lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp, chế biến nông, lâm, thủy sản...
Có hơn 50 nhà kính, nhà lưới sản xuất rau, củ quả an toàn, chất lượng cao; hơn 11.000 ha cây trồng sử dụng, ứng dụng công nghệ cao trong tổ chức sản xuất; gần 110 ha nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao (nuôi tôm 2-3 giai đoạn); trên 70 trang trại chăn nuôi có ứng dụng công nghệ cao.
Diện tích rừng sản xuất bằng giống nuôi cấy mô theo quy trình trồng rừng gỗ lớn có chứng nhận chứng chỉ quản lý rừng bền vững ngày càng tăng... Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đã và đang tập trung đầu tư ứng dụng công nghệ sấy, bảo quản, chế biến nông sản...
Đối với các trang trại chăn nuôi quy mô lớn đều thực hiện chăn nuôi liên kết với các doanh nghiệp từ khâu cung cấp vật tư con giống đầu vào đến bao tiêu sản phẩm đầu ra.
Hầu hết các trang trại đều áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, chăn nuôi ứng dụng quy trình công nghệ cao như trang thiết bị tự động, hệ thống giám sát trang trại chăn nuôi (camera) kết nối internet và điện thoại thông minh; công nghệ chuồng trại khép kín với hệ thống điều hòa nhiệt độ chuồng nuôi, máng ăn và nước uống tự động.
Nhờ vậy, năng suất, sản lượng thịt được nâng cao trên 30% so với chăn nuôi truyền thống, góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi của tỉnh trong những năm qua. Ngoài ra, hơn 80% sản phẩm OCOP của tỉnh đã có mặt trên các cửa hàng thương mại điện tử, chợ online... tạo ra những sản phẩm đảm bảo chất lượng, có giá trị kinh tế cao.
Các địa phương trong tỉnh cũng đã thực hiện công tác quy hoạch phát triển sản xuất hữu cơ như quy hoạch vùng sản xuất lúa hữu cơ tập trung với diện tích trên 3.000 ha tại 4 huyện gồm Hải Lăng, Triệu Phong, Vĩnh Linh và Gio Linh; quy hoạch vùng tiêu hữu cơ tại huyện Gio Linh và Vĩnh Linh với quy mô 500 ha; quy hoạch vùng cà phê sinh thái, hữu cơ, nông lâm kết hợp với diện tích 1.000 ha trên địa bàn huyện Hướng Hóa; quy hoạch vùng cây ăn quả tại các huyện Hướng Hóa, Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong và Hải Lăng để phát triển chuối, cây ăn quả có múi, bơ và chanh leo...
Đến nay, toàn tỉnh có hơn 1.400 ha cây trồng sản xuất theo hướng hữu cơ và hữu cơ. Đối với sản xuất lúa, năng suất lúa tươi bình quân đạt trên 65 tạ/ha. Doanh nghiệp thu mua lúa tươi ngay tại ruộng hoặc lúa khô với giá thỏa thuận từ đầu vụ, người sản xuất thu nhập 65 - 78 triệu đồng/ha, sau khi trừ chi phí lãi gần 30 triệu đồng/ha, cao hơn canh tác thông thường 7-10 triệu đồng/ha. Trong sản xuất hồ tiêu, toàn tỉnh có gần 100 ha hồ tiêu hữu cơ có liên kết đầu ra ổn định, giá bán cao hơn giá thị trường 10-12 ngàn đồng/kg, chi phí đầu tư thấp nên người dân có lãi cao hơn sản xuất thông thường từ 10-15 triệu đồng/ha.
Việc sản xuất cà phê theo hướng hữu cơ, có liên kết tiêu thụ ổn định, lâu dài, giá thu mua cao hơn giá thị trường 5 ngàn đồng/kg giúp người dân trên địa bàn xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa thu được lợi nhuận từ 48-50 triệu đồng/ha (cao hơn sản xuất truyền thống từ 15-20 triệu đồng/ha). Trong chăn nuôi lợn an toàn sinh học theo hướng hữu cơ, mô hình sử dụng chế phẩm vi sinh ủ thức ăn phối trộn từ những nguyên liệu có sẵn tại địa phương giúp nâng cao giá trị dinh dưỡng của thức ăn, làm thức ăn có mùi thơm nhẹ kích thích lợn ăn vào tốt hơn.
Đặc biệt, nền đệm lót sinh học phù hợp với bản năng, tập tính của đàn lợn, giúp lợn phát triển tốt, tăng trọng bình quân từ 775 - 800 gam/con/ngày. Mô hình chăn nuôi lợn an toàn sinh học theo hướng hữu cơ triển khai đã tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho các hộ chăn nuôi.
Nông nghiệp hữu cơ, canh tác tự nhiên đang là xu hướng phát triển mạnh hiện nay trước nhu cầu sử dụng sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe của người tiêu dùng.
Đây cũng là một trong những giải pháp giúp nông nghiệp gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường, nâng cao giá trị sản phẩm, góp phần tích cực cùng các địa phương duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng NTM, NTM nâng cao.
Thanh Lê
QTO - Năm 2024 được xác định là năm “tăng tốc, bứt phá và về đích” để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Hải...
QTO - Nhờ chủ động vượt khó trong sản xuất, ở khu vực miền núi huyện Vĩnh Linh ngày càng nhiều hộ dân thử nghiệm thành công những cây trồng, vật nuôi mới,...
QTO - Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn được Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc phát động trên phạm vi toàn cầu từ năm 1993 và được tổ chức định kỳ...
QTO - Hạng mục kè, hàng rào trụ sở UBND xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa vừa xây xong đã bị nứt toác, dịch chuyển khỏi vị trí ban đầu và có nguy cơ bị đổ...
QTO - Trong số các tiêu chí của sản phẩm OCOP, “câu chuyện sản phẩm” được đánh giá là tiêu chí quan trọng, là nét văn hóa đặc trưng của từng địa phương, là...
QTO - Bên cạnh chương trình OCOP, chương trình bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu (CNNTTB) là một kênh đánh giá quan trọng đối với các sản...
QTO - Hơn 15 năm gắn bó với nghề trồng hoa, cây cảnh, ông Hoàng Nhật Trinh (sinh năm 1959), ở Khu phố 1, phường Đông Giang, TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị...
QTO - Ngày 1/10, Ban Chỉ đạo diễn tập tỉnh Quảng Trị tổ chức diễn tập phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn năm 2024 tại xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ. Cuộc...
QTO - 10 năm trôi qua, anh Hồ Văn Hư, ở bản A La, xã A Ngo, huyện Đakrông vẫn nhớ như in ngày mình xuống thị trấn Krông Klang cách bản làng hơn 70 cây số...
QTO - Thời gian qua, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn tỉnh đã triển khai hợp tác với doanh nghiệp (DN) góp phần nâng cao chất lượng đào...
QTO - Những năm qua, các tổ chức chính trị - xã hội (CT-XH) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị thực hiện tốt công tác quản lý vốn vay ủy thác từ Chi nhánh Ngân...
QTO - Du lịch sinh thái, khám phá thiên nhiên trong các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đang là xu hướng mới được giới trẻ quan tâm, trải nghiệm. Với tiềm...