
{title}
{publish}
{head}
QTO - Ở Việt Nam, hoạt động bầu cử được coi là một định chế quan trọng để thực thi dân chủ, là nền tảng hợp pháp để hình thành các chức danh, cơ quan lãnh đạo của các tổ chức thành viên trong hệ thống chính trị từ trung ương tới địa phương. Theo Nghị quyết số 133/2020/QH14 ngày 17/11/2020 của Quốc hội, ngày bầu cử đại biểu Quốc hội (QH) khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 sẽ tiến hành vào Chủ nhật, ngày 23/5/2021. Đây là sự kiện chính trị quan trọng của đất nước nhằm lựa chọn, bầu ra những đại biểu tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân trong QH và HĐND các cấp nhiệm kỳ mới, góp phần tích cực vào việc xây dựng, củng cố và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Để lãnh đạo cuộc bầu cử thành công, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 20/6/2020 về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu QH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026, trong đó đặt ra yêu cầu cuộc bầu cử phải đảm bảo được tiến hành “dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm và thực sự là ngày hội của toàn dân”. Với yêu cầu đặt ra như thế, chúng ta thấy rằng thông qua hoạt động bầu cử đại biểu QH và đại biểu HĐND các cấp, người dân cả nước sẽ phát huy quyền làm chủ của mình, thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ công dân thông qua việc đi bầu để chọn ra những đại biểu thực sự có đủ năng lực, phẩm chất đạo đức theo luật định, xứng đáng đại diện cho mình làm đại biểu dân cử. Mặt khác chúng ta cũng thấy rằng, không chỉ là trách nhiệm, nghĩa vụ, tham gia hoạt động bầu cử cũng thể hiện quyền của mỗi công dân. Trong thực tế quyền bầu cử và ứng cử là những quyền chính trị cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp. Ngày 23/5/2021 tới đây, cử tri cả nước sẽ đi bỏ phiếu bầu đại biểu QH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Mỗi lá phiếu thể hiện cho quyền công dân của một nước độc lập, tự do và dân chủ, thông qua đó gửi gắm lòng tin của cử tri đối với những người được bầu, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ngày càng vững mạnh, như lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong dịp Tổng tuyển cử đầu tiên năm 1946: “Mỗi lá phiếu như viên gạch đặt nền móng xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh”.
Như chúng ta đã biết, ngay sau khi giành được độc lập, Nhà nước ta đã sớm tổ chức tổng tuyển cử năm 1946 trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn do nhà nước còn non trẻ, lại ở thế “thù trong giặc ngoài”. Thắng lợi của cuộc tổng tuyển cử 1946 đã thể hiện quyền độc lập, tự do của đất nước, người dân Việt Nam từ thân phận nô lệ, mất nước trở thành người làm chủ đất nước, được cầm trên tay lá phiếu bầu chọn ra chính quyền từ trung ương đến địa phương để đảm nhiệm trọng trách kháng chiến, kiến quốc. Từ đó đến nay, trải qua các kỳ bầu cử đại biểu QH và đại biểu HĐND các cấp, Đảng và Nhà nước ta luôn đề cao việc phát huy tinh thần, ý chí làm chủ của Nhân dân. Luật pháp nước ta đã nhất quán, quy định đi bầu cử không những là quyền mà còn là nghĩa vụ của công dân. Thông qua lá phiếu, cử tri thể hiện quyền được bầu ra những người đại diện cho mình trong các cơ quan quyền lực nhà nước. Đó cũng chính là nghĩa vụ của cử tri khi phải tìm hiểu, lựa chọn cho được người thực sự xứng đáng, tiêu biểu bầu vào cơ quan quyền lực nhà nước để thay mặt cho mình quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, của địa phương.
Hiện nay, UBMTTQVN các cấp đang tiến hành các hội nghị hiệp thương và sắp tới sẽ lập, công bố danh sách chính thức những người ứng cử; tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri, vận động bầu cử… Qua trình tự pháp luật quy định về bầu cử, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan, đơn vị, địa phương, cử tri phải đặc biệt quan tâm nghiên cứu tiểu sử, những vấn đề liên quan đến những người ứng cử hết sức chu đáo, kỹ lưỡng để có thể lựa chọn chính xác người mà mình sẽ bầu vào cơ quan quyền lực nhà nước. Cử tri phải dành sự quan tâm đặc biệt đến chương trình hành động của các ứng cử viên trình bày trong quá trình tiếp xúc cử tri vận động bầu cử. Quá trình hiệp thương vừa bảo đảm được sự lãnh đạo của Đảng vừa đạt được sự đồng thuận của các thành viên mặt trận về cơ cấu, thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giới thiệu để cử tri lựa chọn. Như vậy, những ứng cử viên trong danh sách chính thức để bầu là những đại biểu đã được chọn lựa qua nhiều cấp với những hình thức dân chủ nhất để cho cử tri lựa chọn, quyết định sau cùng qua lá phiếu vào ngày 23/5/2021.
Ngày nay, trình độ và nhận thức của người dân về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội đã được nâng lên rất nhiều. Cử tri nhận thức được rằng các đại biểu QH, đại biểu HĐND là những người đại diện cho tiếng nói của mình, thực sự truyền tải được những tâm tư, nguyện vọng của mình tới diễn đàn QH, HĐND các cấp, từ những vấn đề quan trọng của quốc gia đến những vấn đề thiết thực gắn với sinh kế hằng ngày của mỗi gia đình. Bởi vậy mỗi cử tri phải phát huy tối đa quyền làm chủ của mình, thông qua lá phiếu để bầu chọn được người xứng đáng đại diện cho quyền lợi, ý chí của mình. Để cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 phát huy cao nhất tính dân chủ, ngoài việc niêm yết công khai danh sách các ứng cử viên, tổ chức các cuộc tiếp xúc cử tri vận động bầu cử đúng luật, các ứng cử viên và cử tri cũng có quyền giám sát công tác bầu cử, kiểm phiếu để đảm bảo tính công khai, dân chủ, khách quan.
Thực hiện dân chủ trong hoạt động bầu cử là phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, nâng cao ý thức, trách nhiệm của công dân trong việc đóng góp xây dựng cơ quan quyền lực nhà nước ở các cấp. Chính vì vậy, mỗi một cử tri cần phải nhận thức sâu sắc, thấu đáo về nghĩa vụ và quyền lợi của mình để chủ động hơn nữa trong việc tìm hiểu và vận động các thành viên trong gia đình tìm hiểu kỹ càng các mặt liên quan đến các ứng cử viên cũng như cách thức, thể lệ bầu cử, để ngày bầu cử thực sự trở thành ngày hội của toàn dân và đạt được mục đích cao nhất của công tác bầu cử đó là bầu ra được những đại biểu thật sự xứng đáng đại diện cho Nhân dân, đóng góp vào sự phát triển của đất nước.
Minh Phương
Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) đang vượt trội so với các đối thủ khác trước cuộc bầu cử quốc hội sắp diễn ra vào ngày 23/7.
(Tin Tức) - Ngày 1/11, trên 6,8 triệu cử tri Israel sẽ đi bỏ phiếu bầu cử quốc hội (Knesset), cuộc bỏ phiếu lần thứ năm trong vòng chưa đầy 4 năm. Tuy nhiên, ...
Ngày 5/11, cử tri Mỹ chính thức bước vào Ngày bầu cử để quyết định ai sẽ là tổng thống tiếp theo giữa Phó Tổng thống Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald ...
(Công Lý) - Liệu ông Donald Trump có thể trở lại? Liệu có ai ở Nga thách thức Tổng thống Vladimir Putin? Với một nửa thế giới sắp tham gia các cuộc bầu cử vào ...
Quốc hội quyết nghị Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031 là Chủ nhật, ngày 15/3/2026.
Quyết định số 244-QĐ/TW, ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “về ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng” (gọi tắt là Quy chế 244) được đánh giá ...
Hơn 50 quốc gia, chiếm đến một nửa dân số hành tinh, sẽ tổ chức bầu cử trong năm nay. Từ Mỹ, Nga, Ấn Độ đến El Salvador và Nam Phi, các cuộc tranh cử tổng ...
Chiều nay 20/8, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý Đề án bổ sung, sửa đổi Quy chế bầu cử trong Đảng. Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy ...
QTO - Tại hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tạo dấu ấn đậm nét với tinh thần “5 cùng” - cùng đi, cùng đến,...
Vội - Đó là nhận xét của nhiều du khách nước ngoài khi tham gia giao thông ở Việt Nam. Cứ ra đường là ai cũng muốn đi nhanh, vượt lên trước. Chính vì vậy mà tình hình giao...
QTO - Mấy chục năm trước, mỗi lần có công chuyện phải đi ô tô ra Hà Nội, nhiều người ngán nhất cảnh phải ngồi chờ xe qua phà Gianh. Quãng thời gian chờ đợi...
QTO - Sáng nay 30/6, tại hội trường Trung tâm Văn hóa và Điện ảnh tỉnh Quảng Bình diễn ra sự kiện đặc biệt quan trọng: Lễ công bố nghị quyết, quyết định...
QTO - Hoang phí, xa xỉ là tiêu dùng một cách không cần thiết, lãng phí, vượt quá mức nhu cầu thực tế. Trong thực tiễn, không chỉ những người giàu có mới có...
QTO - Tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã thông qua nhiều nội dung quan trọng, gồm: Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; Luật...
QTO - Tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 thực sự là ngày hội của toàn dân, toàn xã hội, của đất nước, của mỗi gia đình, mỗi thí sinh, tạo thuận lợi,...
QTO - Tại cuộc họp trực tuyến báo cáo viên do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức mới đây, sau khi thông tin khái quát về công tác phòng, chống COVID-19 của...